Danh mục

Vết thương ngực hở

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 113.84 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vết thương ngực hở là những vết thương làm thủng lá thành màng phổi, làm cho khoang màng phổi thông với môi trường bên ngoài.2. Vết thương ngực hở là loại vết thương thường gặp trong cấp cứu cả ở thời bình và thời chiến và là vết thương có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vết thương ngực hở Vết thương ngực hở Đại cươngI. 1. Vết thương ngực hở là những vết thương làm thủng lá thành màng phổi, làm cho khoang màng phổi thông với môi trường bên ngoài. 2. Vết thương ngực hở là loại vết thương thường gặp trong cấp cứu cả ở thời bình và thời chiến và là vết thương có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. 3. Vết thương ngực hở là 1 cấp cứu nặng đòi hỏi phải xử trí kịp thời mới mong cứu sống được bệnh nhân, trong đó sơ cứu đóng vai trò quan trọng. 4. Cần phục hồi nhanh chóng thăng bằng sinh lí hô hấp và tuần hoàn sau đó mới đặt vấn đề phục hồi giải phẫu. Chỉ định mở ngực là rất hạn chế và cần phải có điều kiện và kinh nghiệm nhất định. 5. Phân loại: 1) Theo nguyên nhân: Vết thương do hoả khí. - Vết thương do vật sắc nhọn đâm vào. - 2) Theo vị trí: Tại thành ngực. - Từ bụng, cổ, nách lên. - 3) Vết thương chột, vết thương xuyên. 4) Vết thương đã bít, vết thương còn đang hở. 6. Trong vết thương ngực hở, phổi là tạng hay bị tổn thương nhất, ngoài ra còn tổn thương các mạch máu lớn, tim, thực quản. Các hình thái lâm sàng của vết thương ngực hở:II. 1. Vết thương ngực hở đơn thuần (vết thương phổi – màng phổi). 1) Vết thương còn đang hở: Khoang màng phổi còn thông với môi trường bên ngoài. Đây là loại vết thương rộng, mất nhiều tổ chức và thường do hoả khí. Thường bệnh nhân đến ngay, chưa kịp sơ cứu. a. Lâm sàng: Nổi bật lên là những triệu chứng khó thở và shock (do rối loạn hô hấp, mất máu, đau phản xạ) có thể tử vong nếu không kịp cấp cứu. - Toàn thân:+ Tím tái, hốt hoảng, thở nhanh nông, cánh mũi phập phồng, co kéo c ơ hôhấp phụ, khó thở dữ dội.+ Vã mồ hôi, chi lạnh, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt. Cơ năng:-+ Đau chói ngực.+ Ho khạc đờm lẫn máu. Thực thể:-+ Lỗ vết thương toác rộng, có tiếng phì phò, bọt khí máu bắn ra mỗi khithở.cổ bạnh, tràn khí dưới da.+ Nghe phổi: rì rào phế nang giảm, mất, rung thanh giảm, gõ vang. dấuhiệu ứ đọng: khò khè, ral ẩm, nổ. Có thể có biến chứng:-+ Tắc nghẽn hô hấp do hô hấp đảo ngược và trung thất lắc lư dẫn đến suyhô hấp cấp, truỵ mạch, thiếu O2, tử vong.+ Mủ màng phổi: 39%.b. Sinh lí bệnh: Vết thương ngực hở  Mất áp lực âm trong khoang màngphổi  Hô hấp đảo ngược và trung thất lắc lư. Khi thở ra, không khí mộtphần ra ngoài, một phần sang bên phổi bị thương, trung thất sang bên bịthương làm cho không khí từ khoang màng phổi qua vết thương ra ngoài.Lúc thở vào, hiện tượng ngược lại. Hai hội chứng này gây thiếu oxynghiêm trọng vì không khí hít vào lại có một phần là không khí cặn của lầnthở trước từ phổi bên bị thương sang, phổi đáng lẽ phải nở lên thì do trungthất bị hút sang làm cho nở kém, quả tim lắc lư làm cho máu từ tĩnh mạchchủ khó về tim. Do thiếu oxy mà bệnh nhân thở nhanh hơn, càng nhanh thìrối loạn càng nhiều. Vì thế nếu không sơ cứu kịp thời, bệnh nhân rất dễchết.c. Cận lâm sàng sau khi đã sơ cứu: Xquang: hình ảnh tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi: Nhu mô-phổi co rúm lại, ở trên sáng mất vân phổi, ở dưới mờ do có máu. Đôi khi cóthể thấy dị vật (vết thương hoả khí). Xét nghiệm: Hồng cầu, hematocrit, hemoglobin, pO2, pCO2, pH.-2) Vết thương đã được bịt kín: Do: vết thương nhỏ + thành ngực dày, hoặc do bệnh nhân đã được sơ-cứu.- Lâm sàng:+ Toàn thân: nhìn chung nhẹ hơn thể trên. bệnh nhân thường không chóngnặng và các dấu hiệu cũng ít cấp cứu hơn. Bệnh nhân có 2 hội chứng trànkhí màng phổi và tràn máu màng phổi, có thể có thiếu máu.+ Cơ năng: Đau ngực, khó thở, ho ra máu, tràn khí dưới da.+ Thực thể: vết thương đã được bịt kín (khâu kín), không thấy phì phò. Cóhội chứng tràn khí màng phổi,tràn máu màng phổi. Cận lâm sàng: Xquang, Xét nghiệm- Biến chứng:-+ Tắc nghẽn đường hô hấp, gây suy hô hấp cấp, thiếu O2 máu.+ Máu màng phổi đông làm hình thành ổ cặn màng phổi, dày dính màngphổi, mủ màng phổi, phải mổ tách lớp vỏ màng phổi.3) Vết thương tràn khí màng phổi van: tràn khí màng phổi dưới áp lực. Đây là 1 trường hợp tối cấp phải xử trí kịp thời mới tránh được tử vong.- Đặc điểm của loại này là có hiện tượng tạo van tại vết thương, không-khí vào màng phổi được mà không ra được. Vì vậy không khí vào khoangmàng phổi ngày càng nhiều làm cho phổi co rúm lại không nở lên được, trung thất bị đẩy sang bên đối diện gây nguy cơ xẹp phổi cho cả bên lành, suy hô hấp rất nhanh. - Lâm sàng: + Tình trạng rất nặng, dấu hiệu nổi bật là tình trạng khó thở dữ dội ngày càng tăng lên nhanh chóng. + Tím tái, choáng, cánh mũi phập phồng. + Ngực căng to, gõ vang, tim bị lệch hẳn sang bên đối diện, rì rào phế nang giảm, mất. + Có thể: tràn khí dưới da, tràn khí trung thất: tĩnh mạch cổ nổi to, sờ lép bép ở mỏm trên xương ức. ...

Tài liệu được xem nhiều: