Vì sao người sống không còn thăm người chết được nữa
Số trang: 4
Loại file: doc
Dung lượng: 30.00 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tham khảo tài liệu vì sao người sống không còn thăm người chết được nữa, tài liệu phổ thông, ngữ văn - tiếng việt phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vì sao người sống không còn thăm người chết được nữa Vì sao người sống không còn thăm người chết được nữa (Truyện cổ dân tộc Bru)Ngày xưa có hai anh em mồ côi đều chết vợ. Người em phát rẫy cạnh bên mộ vợvà thường bị lợn rừng đến phá.Một hôm, anh ta đặt bẫy, đánh trúng lợn. Chú lợn bị thương vùng khỏi bẫy chạyhút về phía mộ vợ anh. Người em cầm giáo đuổi theo. Con lợn bị đuổi chui tọtvào một cái hang bên cạnh mộ vợ anh. Theo dấu chân mồi, anh đuổi theo lợn.Chạy theo một đoạn vào trong hang sâu, dấu chân lợn mất đi và hang bỗng rộngra. Đi thêm một đoạn nữa, anh lại bị ngáng trước một cửa hang chẹt. Từ cửahang nhìn vào, anh nhận ra nhiều người quen cũ (nay họ đã chết rồi). Anh thầmđoán vợ mình cũng ở trong đám người đó.Anh định vượt qua cửa hang thì có người chặn lại hỏi:- Anh đi đâu?Anh trả lời liền:- Tôi muốn đến thăm vợ.Người kia tỏ ý bằng lòng và dặn thêm:- Đây là xứ Mường Lộôc(1), anh vào đây nên tìm cách xin vợ về, không nên ăncơm, uống nước. Đã ăn cơm, uống nước xứ Mường Lộôc thì không còn lên mặtđất được nữa.Nói xong, người kia mở cửa cho anh vào.Suốt hai ngày, hai đêm, anh đi hết đường cao, lối thấp, qua những suối vàng,sông xanh để tìm vợ. Lúc cổ khát cháy, khi bụng đói cồn cào, lại qua nhiều nơilàm chay, làm hội, cỗ bày rượu thịt linh đình, có người rước đón, tiếp mời, anhvẫn một mực từ chối.Đến sáng ngày thứ ba, anh nhận ra vợ đang giã gạo dưới một sàn nhà cao. Vợanh cũng đã nhận ra anh, vội buông chày chạy ra niềm nở hỏi han:- Sao anh đi thăm em lại không đưa con cùng đi? Con ta có khỏe không? Nó lớnbằng nào rồi?Anh rưng rưng nước mắt bảo vợ:- Con ta đã khóc khản cả cổ, ngày đêm trông ngóng mẹ về.Chị đưa mắt lên sàn nhà bảo anh:- Anh xin cho em về thì em về.Cha của chị bây giờ là vua xứ Mường Lộôc có quyền to lắm, ít người dám bénchân đến thang sàn nhà ông. Anh vì thương vợ, thương con nên đánh liều leo lênsàn cao gặp vua.Ông vua đang ngồi bếp, thấy người lạ có nét mặt thật thà, dễ thương nên quaysang hỏi chuyện. Anh được dịp liền kể hết nỗi niềm tình cảm vợ chồng củamình cho vua nghe. Ông vua ra chiều xúc động, gật gật đầu, bảo:- Vợ chồng mày chung thủy như vậy là rất tốt, ta không nỡ gây cảnh phân li.Thôi được, ta cho vợ mày về Mường Lùm(2).Anh mừng quá xuống đón ngay vợ về. Đi được một buổi đường thì vợ chồnggặp một cây to chắn ngang đường. Người vợ vừa leo lên toan vượt qua thì trượtchân ngã, chết. Cùng lúc, tất cả đồ đạc, vật dụng chị ta mang theo đều biếnthành vỏ cây.Anh chồng khóc lóc, bỏ xác vợ vào gùi, quyết vượt qua thân cây to để trở về mặtđất. Leo đến một ngày, hai ngày vẫn chưa vượt qua được thân cây, xác vợ anhngày một thối rữa ra. Không quản gì thối tha, nặng nhọc, anh gùi xác vợ bênmình gắng qua nơi hiểm trở.Đến ngày thứ tư, khi vượt qua được thân cây to thì chợt vợ anh sống lại. Vợchồng lại mừng rỡ, dắt tay nhau cùng đi về hướng quê nhà.Đi thêm một ngày nữa, vợ chồng lại gặp một con sông rộng. Đang bơi giữa dòng,người vọ bỗng chới với rồi chìm nghỉm. Anh chồng lại ngụp lặn tìm xác vợ.Mãi đến chiều ngày hôm sau, anh mới vớt được xác vợ lên. Anh lại đặt xác vợvào gùi, mang đi. Xác chết phình nước nên chỉ đến chiều hôm sau là bắt đầu thốirữa. Mặc, anh vẫn gùi vợ đi. Được thêm một ngày nữa, người vợ sống trở lại,đúng lúc vợ chồng ra đến cửa hang. Họ nắm tay nhau chạy về nhà. Vợ chồngcon cái lại sum họp như xưa.Người chồng đi làm rẫy, người vợ lo nuôi con, sửa sang lại nhà, nương. Ngàyngày, tiếng chày giã gạo của chị lại âm vang rừng núi.Người anh cả côi cút trong cảnh gà trống nuôi con, bỗng nghe tiếng chày giã gạosuốt sáng đến tối từ phía nhà em dội sang thì lạ lắm. Anh cho con sang xem aiđang giã gạo.Biết vợ em trở về, người anh dắt con sang chơi nhà em, hỏi chuyện làm sao emdâu chết lâu rồi nay sống lại được.Người em kể lại sự tình cho anh nghe và bảo:- Anh ơi, nếu anh muốn tìm chị về thì em sẽ đi giúp…Người anh xua tay:- Để anh đi tìm lấy. Ai lại để em chồng đi tìm chị dâu.Anh cả ra đi đúng như lời em dặn, như đường em đã đi. Anh cũng gặp được vợ,cũng xin vua Mường Lộôc cho vợ được về với mình.Trên đường về, vợ anh cũng vượt qua cây gỗ và ngã chết, anh làm theo lời em,bỏ xác vợ vào gùi mang đi. Mùi thối của xác chết làm anh nhức óc. Có lần anhtoan ném cái xác ấy đi, nhưng nhớ lời em dặn, anh bịt mũi, chịu khó mang đi tiếp.Vượt qua được thân cây to, vợ anh sống lại.Vì sợ phải mang xác chết lần nữa, anh cả tách rừng rẽ sang một lối khác. Cuốicùng anh vẫn phải vượt qua bến sông như lời em đã báo trước.Người anh cố dìu chắc để vợ khỏi chết đuối, nhưng khi ra giữa dòng, bỗng dưnggiông tố nổi lên, người vợ bị tuột khỏi tay anh chìm nghỉm. Anh cố công lặn tìmsuốt một ngày, một đêm thâu. Khi vớt được thì xác của vợ đã rữa ra, mùi hôi thốixông lên nồng nặc. Anh cả không chịu được nữa, đành buông xác vợ xuống sông.Anh cả tiu nghỉu lên bờ tìm đường về, liền nghe tiếng gọi rất quen từ bên kia dộisang. Anh nhận ra bóng dáng vợ mình ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vì sao người sống không còn thăm người chết được nữa Vì sao người sống không còn thăm người chết được nữa (Truyện cổ dân tộc Bru)Ngày xưa có hai anh em mồ côi đều chết vợ. Người em phát rẫy cạnh bên mộ vợvà thường bị lợn rừng đến phá.Một hôm, anh ta đặt bẫy, đánh trúng lợn. Chú lợn bị thương vùng khỏi bẫy chạyhút về phía mộ vợ anh. Người em cầm giáo đuổi theo. Con lợn bị đuổi chui tọtvào một cái hang bên cạnh mộ vợ anh. Theo dấu chân mồi, anh đuổi theo lợn.Chạy theo một đoạn vào trong hang sâu, dấu chân lợn mất đi và hang bỗng rộngra. Đi thêm một đoạn nữa, anh lại bị ngáng trước một cửa hang chẹt. Từ cửahang nhìn vào, anh nhận ra nhiều người quen cũ (nay họ đã chết rồi). Anh thầmđoán vợ mình cũng ở trong đám người đó.Anh định vượt qua cửa hang thì có người chặn lại hỏi:- Anh đi đâu?Anh trả lời liền:- Tôi muốn đến thăm vợ.Người kia tỏ ý bằng lòng và dặn thêm:- Đây là xứ Mường Lộôc(1), anh vào đây nên tìm cách xin vợ về, không nên ăncơm, uống nước. Đã ăn cơm, uống nước xứ Mường Lộôc thì không còn lên mặtđất được nữa.Nói xong, người kia mở cửa cho anh vào.Suốt hai ngày, hai đêm, anh đi hết đường cao, lối thấp, qua những suối vàng,sông xanh để tìm vợ. Lúc cổ khát cháy, khi bụng đói cồn cào, lại qua nhiều nơilàm chay, làm hội, cỗ bày rượu thịt linh đình, có người rước đón, tiếp mời, anhvẫn một mực từ chối.Đến sáng ngày thứ ba, anh nhận ra vợ đang giã gạo dưới một sàn nhà cao. Vợanh cũng đã nhận ra anh, vội buông chày chạy ra niềm nở hỏi han:- Sao anh đi thăm em lại không đưa con cùng đi? Con ta có khỏe không? Nó lớnbằng nào rồi?Anh rưng rưng nước mắt bảo vợ:- Con ta đã khóc khản cả cổ, ngày đêm trông ngóng mẹ về.Chị đưa mắt lên sàn nhà bảo anh:- Anh xin cho em về thì em về.Cha của chị bây giờ là vua xứ Mường Lộôc có quyền to lắm, ít người dám bénchân đến thang sàn nhà ông. Anh vì thương vợ, thương con nên đánh liều leo lênsàn cao gặp vua.Ông vua đang ngồi bếp, thấy người lạ có nét mặt thật thà, dễ thương nên quaysang hỏi chuyện. Anh được dịp liền kể hết nỗi niềm tình cảm vợ chồng củamình cho vua nghe. Ông vua ra chiều xúc động, gật gật đầu, bảo:- Vợ chồng mày chung thủy như vậy là rất tốt, ta không nỡ gây cảnh phân li.Thôi được, ta cho vợ mày về Mường Lùm(2).Anh mừng quá xuống đón ngay vợ về. Đi được một buổi đường thì vợ chồnggặp một cây to chắn ngang đường. Người vợ vừa leo lên toan vượt qua thì trượtchân ngã, chết. Cùng lúc, tất cả đồ đạc, vật dụng chị ta mang theo đều biếnthành vỏ cây.Anh chồng khóc lóc, bỏ xác vợ vào gùi, quyết vượt qua thân cây to để trở về mặtđất. Leo đến một ngày, hai ngày vẫn chưa vượt qua được thân cây, xác vợ anhngày một thối rữa ra. Không quản gì thối tha, nặng nhọc, anh gùi xác vợ bênmình gắng qua nơi hiểm trở.Đến ngày thứ tư, khi vượt qua được thân cây to thì chợt vợ anh sống lại. Vợchồng lại mừng rỡ, dắt tay nhau cùng đi về hướng quê nhà.Đi thêm một ngày nữa, vợ chồng lại gặp một con sông rộng. Đang bơi giữa dòng,người vọ bỗng chới với rồi chìm nghỉm. Anh chồng lại ngụp lặn tìm xác vợ.Mãi đến chiều ngày hôm sau, anh mới vớt được xác vợ lên. Anh lại đặt xác vợvào gùi, mang đi. Xác chết phình nước nên chỉ đến chiều hôm sau là bắt đầu thốirữa. Mặc, anh vẫn gùi vợ đi. Được thêm một ngày nữa, người vợ sống trở lại,đúng lúc vợ chồng ra đến cửa hang. Họ nắm tay nhau chạy về nhà. Vợ chồngcon cái lại sum họp như xưa.Người chồng đi làm rẫy, người vợ lo nuôi con, sửa sang lại nhà, nương. Ngàyngày, tiếng chày giã gạo của chị lại âm vang rừng núi.Người anh cả côi cút trong cảnh gà trống nuôi con, bỗng nghe tiếng chày giã gạosuốt sáng đến tối từ phía nhà em dội sang thì lạ lắm. Anh cho con sang xem aiđang giã gạo.Biết vợ em trở về, người anh dắt con sang chơi nhà em, hỏi chuyện làm sao emdâu chết lâu rồi nay sống lại được.Người em kể lại sự tình cho anh nghe và bảo:- Anh ơi, nếu anh muốn tìm chị về thì em sẽ đi giúp…Người anh xua tay:- Để anh đi tìm lấy. Ai lại để em chồng đi tìm chị dâu.Anh cả ra đi đúng như lời em dặn, như đường em đã đi. Anh cũng gặp được vợ,cũng xin vua Mường Lộôc cho vợ được về với mình.Trên đường về, vợ anh cũng vượt qua cây gỗ và ngã chết, anh làm theo lời em,bỏ xác vợ vào gùi mang đi. Mùi thối của xác chết làm anh nhức óc. Có lần anhtoan ném cái xác ấy đi, nhưng nhớ lời em dặn, anh bịt mũi, chịu khó mang đi tiếp.Vượt qua được thân cây to, vợ anh sống lại.Vì sợ phải mang xác chết lần nữa, anh cả tách rừng rẽ sang một lối khác. Cuốicùng anh vẫn phải vượt qua bến sông như lời em đã báo trước.Người anh cố dìu chắc để vợ khỏi chết đuối, nhưng khi ra giữa dòng, bỗng dưnggiông tố nổi lên, người vợ bị tuột khỏi tay anh chìm nghỉm. Anh cố công lặn tìmsuốt một ngày, một đêm thâu. Khi vớt được thì xác của vợ đã rữa ra, mùi hôi thốixông lên nồng nặc. Anh cả không chịu được nữa, đành buông xác vợ xuống sông.Anh cả tiu nghỉu lên bờ tìm đường về, liền nghe tiếng gọi rất quen từ bên kia dộisang. Anh nhận ra bóng dáng vợ mình ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn học việt nam truyền thuyết & giai thoai truyện cổ andersen truyện ngụ ngôn truyện cổ thế giớiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 373 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 341 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 256 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 227 0 0 -
Truyện Quyền của người biểu diễn
35 trang 213 0 0 -
91 trang 180 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 166 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 149 6 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 138 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 130 0 0