Vị thế đồng USD và những nỗ lực tái định hình hệ thống tài chính toàn cầu
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 415.40 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đánh giá chi tiết các số liệu thống kê hiện tại liên quan đến vị thế “tiền tệ quốc tế” của đồng USD, đồng thời xem xét những nỗ lực mạnh mẽ từ cả các quốc gia đối thủ như Trung Quốc, Nga, và cả các đồng minh của Mỹ như Châu Âu nhằm đa dạng hóa tiền tệ sử dụng trong giao dịch và dự trữ quốc tế, làm cơ sở hướng tới tái định hình hệ thống tài chính toàn cầu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vị thế đồng USD và những nỗ lực tái định hình hệ thống tài chính toàn cầu HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 4. 1Nguyễn Ngọc Định* Nguyễn Thị Diễm Kiều* Tóm tắt Cuộc tranh luận về vị thế thống trị của đồng USD với vai trò là “tiền tệ quốc tế” trong hệ thống tài chính toàn cầu đã được dấy lên mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008, nay tiếp tục được nung nóng trước sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ trong đại dịch COVID-19 và hàng loạt biến động của môi trường tài chính quốc tế. Nghiên cứu này đánh giá chi tiết các số liệu thống kê hiện tại liên quan đến vị thế “tiền tệ quốc tế” của đồng USD, đồng thời xem xét những nỗ lực mạnh mẽ từ cả các quốc gia đối thủ như Trung Quốc, Nga, và cả các đồng minh của Mỹ như Châu Âu nhằm đa dạng hóa tiền tệ sử dụng trong giao dịch và dự trữ quốc tế, làm cơ sở hướng tới tái định hình hệ thống tài chính toàn cầu. Từ khóa: Vị thế đồng đô la Mỹ, hệ thống tiền tệ quốc tế, đa dạng hóa tiền tệ quốc tế. 1. Giới thiệu Đồng USD đã đóng vai trò tiền tệ quốc tế thống trị trong suốt thời kỳ sau Thế chiến hai. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ gần đây, đặc biệt từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008–2009 và hiện nay là đại dịch Covid-19, sự không chắc chắn về tương lai của đồng USD ngày càng gia tăng. Một cuộc tranh luận cả về lý thuyết và thực nghiệm về tương lai của đồng USD và hệ thống tiền tệ thế giới đã được mở ra trên diện rộng. Tập trung vào các điều kiện để một đồng tiền định danh được chấp nhận trong các giao dịch và dự trữ quốc tế, nhiều nghiên cứu cho rằng đồng USD sẽ tiếp tục duy trì vị thế tiền tệ quốc tế trong tương lai do các yêu cầu về niềm tin và chất lượng thể chế bảo vệ người nắm giữ (Gopinath và Stein, 2021; Seghezza và Morelli, 2018). Trong chế độ * Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ: kieutc@ueh.edu.vn 57 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM tiền định danh – tiền tệ có giá trị danh nghĩa cao hơn rất nhiều so với giá trị nội tại – để được chấp nhận với vai trò “tiền tệ quốc tế”, đồng tiền cần có được sự tin tưởng trên bình diện quốc tế với một hệ thống pháp quyền và thể chế vững mạnh từ quốc gia phát hành, nhằm bảo vệ những người nắm giữ (Giannini, 2011). Khi xem xét khía cạnh này, cả đồng Euro và Nhân dân tệ đều có những vấn đề riêng. Đồng Euro chưa có một nhà nước hay cơ quan quyền lực thống nhất và ổn định có thể đảm bảo tuân thủ các quy định và thể chế của hệ thống tiền tệ quốc tế dựa trên tiền định danh. Với Nhân dân tệ, mức độ thấp của pháp quyền và chất lượng thể chế tại Trung Quốc cùng các quy định về kiểm soát vốn là lực cản lớn cho việc trở thành đồng tiền quốc tế trong tương lai gần của đồng tiền này. Vị trí thống trị của đồng USD trong vai trò tiền tệ quốc tế trong tương lai cũng được ủng hộ khi xem xét Hiệu ứng quán tính (inertia effect). Theo hiệu ứng quán tính, khi một đồng tiền được thiết lập như một phương tiện trao đổi quốc tế, nó sẽ tiếp tục giữ vai trò này, ngay cả khi quốc gia phát hành đã suy giảm mạnh vị thế trong cấu trúc được sử dụng để xây dựng vị thế ban đầu (Krugman, 1984; Rey, 2001). Điển hình, đồng bảng Anh vẫn giữ vai trò quan trọng trong thanh toán quốc tế rất lâu sau khi Vương quốc Anh không còn giữ vị thế kinh tế và chính trị hàng đầu. Trái ngược với quan điểm trên, nhiều nhà kinh tế coi nguồn gốc của tiền là một quá trình được dẫn dắt bởi thị trường. “Quan điểm thị trường” cho rằng Mỹ hoàn toàn có thể sẽ sớm mất đi ưu thế kinh tế và chính trị của mình. Theo đó, đồng USD cũng sẽ phải chia sẻ vị thế tiền tệ quốc tế của mình với các đồng tiền khác hoặc bị thay thế.. Trong các năm tiếp theo, Trung Quốc được dự báo hoàn toàn có khả năng vượt qua Mỹ cả về tỷ trọng thương mại thế giới lẫn quy mô GDP (năm 2020, GDP của Mỹ đạt 20,9 nghìn tỷ USD trong khi Trung quốc đạt 15,41 nghìn tỷ USD) . Do đó, đồng USD có khả năng bị thay thế bởi đồng Nhân dân tệ của trong vai trò tiền tệ quốc tế (Dorrucci và McKay, 2011; Eichengreen, 2011b; Ignazio và cộng sự, 2011). Một quan điểm khác về khả năng suy giảm vị thế của đồng USD là “quan điểm cưỡng chế”, được đưa ra bởi các học giả tin rằng sự thành công của đồng USD với vai trò tiền tệ quốc tế là nhờ sức mạnh chính trị của Nhà nước Mỹ (Calleo, 2011). Theo quan điểm này, sự suy giảm của đồng USD là do sự suy giảm của Mỹ từ góc nhìn địa chính trị. Tuy nhiên, sự suy giảm này chậm hơn so với sự suy giảm kinh tế, do đó, tốc độ suy giảm vai trò của đồng USD cũng sẽ chậm tương ứng (Cohen, 2015a; Cohen, 2015b). Trong nghiên cứu này, chúng t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vị thế đồng USD và những nỗ lực tái định hình hệ thống tài chính toàn cầu HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 4. 1Nguyễn Ngọc Định* Nguyễn Thị Diễm Kiều* Tóm tắt Cuộc tranh luận về vị thế thống trị của đồng USD với vai trò là “tiền tệ quốc tế” trong hệ thống tài chính toàn cầu đã được dấy lên mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008, nay tiếp tục được nung nóng trước sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ trong đại dịch COVID-19 và hàng loạt biến động của môi trường tài chính quốc tế. Nghiên cứu này đánh giá chi tiết các số liệu thống kê hiện tại liên quan đến vị thế “tiền tệ quốc tế” của đồng USD, đồng thời xem xét những nỗ lực mạnh mẽ từ cả các quốc gia đối thủ như Trung Quốc, Nga, và cả các đồng minh của Mỹ như Châu Âu nhằm đa dạng hóa tiền tệ sử dụng trong giao dịch và dự trữ quốc tế, làm cơ sở hướng tới tái định hình hệ thống tài chính toàn cầu. Từ khóa: Vị thế đồng đô la Mỹ, hệ thống tiền tệ quốc tế, đa dạng hóa tiền tệ quốc tế. 1. Giới thiệu Đồng USD đã đóng vai trò tiền tệ quốc tế thống trị trong suốt thời kỳ sau Thế chiến hai. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ gần đây, đặc biệt từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008–2009 và hiện nay là đại dịch Covid-19, sự không chắc chắn về tương lai của đồng USD ngày càng gia tăng. Một cuộc tranh luận cả về lý thuyết và thực nghiệm về tương lai của đồng USD và hệ thống tiền tệ thế giới đã được mở ra trên diện rộng. Tập trung vào các điều kiện để một đồng tiền định danh được chấp nhận trong các giao dịch và dự trữ quốc tế, nhiều nghiên cứu cho rằng đồng USD sẽ tiếp tục duy trì vị thế tiền tệ quốc tế trong tương lai do các yêu cầu về niềm tin và chất lượng thể chế bảo vệ người nắm giữ (Gopinath và Stein, 2021; Seghezza và Morelli, 2018). Trong chế độ * Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ: kieutc@ueh.edu.vn 57 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM tiền định danh – tiền tệ có giá trị danh nghĩa cao hơn rất nhiều so với giá trị nội tại – để được chấp nhận với vai trò “tiền tệ quốc tế”, đồng tiền cần có được sự tin tưởng trên bình diện quốc tế với một hệ thống pháp quyền và thể chế vững mạnh từ quốc gia phát hành, nhằm bảo vệ những người nắm giữ (Giannini, 2011). Khi xem xét khía cạnh này, cả đồng Euro và Nhân dân tệ đều có những vấn đề riêng. Đồng Euro chưa có một nhà nước hay cơ quan quyền lực thống nhất và ổn định có thể đảm bảo tuân thủ các quy định và thể chế của hệ thống tiền tệ quốc tế dựa trên tiền định danh. Với Nhân dân tệ, mức độ thấp của pháp quyền và chất lượng thể chế tại Trung Quốc cùng các quy định về kiểm soát vốn là lực cản lớn cho việc trở thành đồng tiền quốc tế trong tương lai gần của đồng tiền này. Vị trí thống trị của đồng USD trong vai trò tiền tệ quốc tế trong tương lai cũng được ủng hộ khi xem xét Hiệu ứng quán tính (inertia effect). Theo hiệu ứng quán tính, khi một đồng tiền được thiết lập như một phương tiện trao đổi quốc tế, nó sẽ tiếp tục giữ vai trò này, ngay cả khi quốc gia phát hành đã suy giảm mạnh vị thế trong cấu trúc được sử dụng để xây dựng vị thế ban đầu (Krugman, 1984; Rey, 2001). Điển hình, đồng bảng Anh vẫn giữ vai trò quan trọng trong thanh toán quốc tế rất lâu sau khi Vương quốc Anh không còn giữ vị thế kinh tế và chính trị hàng đầu. Trái ngược với quan điểm trên, nhiều nhà kinh tế coi nguồn gốc của tiền là một quá trình được dẫn dắt bởi thị trường. “Quan điểm thị trường” cho rằng Mỹ hoàn toàn có thể sẽ sớm mất đi ưu thế kinh tế và chính trị của mình. Theo đó, đồng USD cũng sẽ phải chia sẻ vị thế tiền tệ quốc tế của mình với các đồng tiền khác hoặc bị thay thế.. Trong các năm tiếp theo, Trung Quốc được dự báo hoàn toàn có khả năng vượt qua Mỹ cả về tỷ trọng thương mại thế giới lẫn quy mô GDP (năm 2020, GDP của Mỹ đạt 20,9 nghìn tỷ USD trong khi Trung quốc đạt 15,41 nghìn tỷ USD) . Do đó, đồng USD có khả năng bị thay thế bởi đồng Nhân dân tệ của trong vai trò tiền tệ quốc tế (Dorrucci và McKay, 2011; Eichengreen, 2011b; Ignazio và cộng sự, 2011). Một quan điểm khác về khả năng suy giảm vị thế của đồng USD là “quan điểm cưỡng chế”, được đưa ra bởi các học giả tin rằng sự thành công của đồng USD với vai trò tiền tệ quốc tế là nhờ sức mạnh chính trị của Nhà nước Mỹ (Calleo, 2011). Theo quan điểm này, sự suy giảm của đồng USD là do sự suy giảm của Mỹ từ góc nhìn địa chính trị. Tuy nhiên, sự suy giảm này chậm hơn so với sự suy giảm kinh tế, do đó, tốc độ suy giảm vai trò của đồng USD cũng sẽ chậm tương ứng (Cohen, 2015a; Cohen, 2015b). Trong nghiên cứu này, chúng t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vị thế đồng đô la Mỹ Hệ thống tài chính toàn cầu Hệ thống tiền tệ quốc tế Đa dạng hóa tiền tệ quốc tế Phương tiện thanh toán quốc tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài 1 TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
16 trang 99 0 0 -
Giáo trình Thanh toán tín dụng quốc tế (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
77 trang 94 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần môn Thanh toán quốc tế
trang 58 0 0 -
Tìm hiểu nghiệp vụ ngân hàng hiện đại: Phần 2
230 trang 39 0 0 -
Bài giảng môn học Thanh toán quốc tế (Chương 2)
20 trang 35 0 0 -
Bài giảng Thanh toán quốc tế - Chương 2: Các phương tiện thanh toán quốc tế
62 trang 33 0 0 -
Giáo trình Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu: Phần 1
226 trang 33 0 0 -
Bài giảng Tài chính quốc tế - Trường ĐH Võ Trường Toản
42 trang 31 0 0 -
Phương thức Thanh toán quốc tế
330 trang 31 0 0 -
77 trang 31 0 0