Danh mục

Vị thế lịch sử của phong trào dân chủ yêu nước ở Nam Kì (1919-1926)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phong trào dân chủ yêu nước ở Nam Kì giai đoạn 1919 -1926 chính là dấu gạch nối giữa phong trào dân tộc, dân chủ đầu thế kỉ XX với đại diện tiêu biểu là hai cụ Phan và phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam sau năm 1926. Đây là một phong trào đã có bước phát triển mới về nội dung tư tưởng dân chủ và các hình thức đấu tranh so với phong trào dân tộc, dân chủ đầu thế kỉ XX.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vị thế lịch sử của phong trào dân chủ yêu nước ở Nam Kì (1919-1926)JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0068Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 112-118This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn VỊ THẾ LỊCH SỬ CỦA PHONG TRÀO DÂN CHỦ YÊU NƯỚC Ở NAM KÌ (1919 - 1926) Nguyễn Thị Thanh Thủy Khoa Lịch sử, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt. Phong trào dân chủ yêu nước ở Nam Kì giai đoạn 1919 -1926 chính là dấu gạch nối giữa phong trào dân tộc, dân chủ đầu thế kỉ XX với đại diện tiêu biểu là hai cụ Phan và phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam sau năm 1926. Đây là một phong trào đã có bước phát triển mới về nội dung tư tưởng dân chủ và các hình thức đấu tranh so với phong trào dân tộc, dân chủ đầu thế kỉ XX. Đồng thời phong trào này cũng là bước chuẩn bị cho sự hoàn thiện về tư tưởng và tổ chức cách mạng trong phong trào dân tộc dân chủ từ sau năm 1926 để qui tụ vào con đường cách mạng vô sản do Nguyễn Ái Quốc lựa chọn. Từ khóa: Phong trào yêu nước dân chủ, dấu gạch nối, bước phát triển, bước chuẩn bị.1. Mở đầu Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các cuộc vận động dân chủ yêu nước ở Việt Nam tiếptục phát triển với nhiều hình thức và nội dung mới, trong đó nổi bật là ở địa bàn Nam Kì từ 1919đến 1926 với nhiều cuộc đấu tranh sôi nổi nổ ra tại các đô thị lớn mà trung tâm là Sài Gòn. Phong trào dân chủ yêu nước ở Nam Kì giai đoạn 1919 - 1926 đã được các nhà nghiên cứuđề cập đến về hoàn cảnh lịch sử, diễn biến nội dung trong một số công trình như: Tác phẩm Nguyễn An Ninh [7] gồm các nghiên cứu, đánh giá về tư tưởng và các hoạt độngyêu nước và đấu tranh cho dân chủ của chí sĩ Nguyễn An Ninh do tác giả Nguyễn An Tịnh xuấtbản năm 1996. Tác phẩm Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỉ XIX đến Cách mạngtháng Tám, tập 2, của tác giả Trần Văn Giàu đã nêu một số nét mới về hình thức nội dung của cácphong trào yêu nước dân chủ tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX [2]. Các công trình thông sử cũng đã dành một số trang nhất định để viết về phong trào yêunước dân chủ Việt Nam từ 1919-1926 như: Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 3) do Đinh Xuân Lâmchủ biên [4], Tiến trình lịch sử Việt Nam do Nguyễn Quang Ngọc chủ biên [5]. Các tác phẩm nàychỉ trình bày những nét chính yếu về hoàn cảnh lịch sử và diễn biến của các cuộc vận động yêunước dân chủ giai đoạn 1919-1926 ở Việt Nam chứ chưa có điều kiện đi sâu phân tích kĩ lưỡng vềvị thế lịch sử của một số phong trào yêu nước dân chủ tiêu biểu tại Nam Kì giai đoạn 1919 -1926.Tuy nhiên, đây cũng là những nội dung để bài viết tham khảo, từ đó nghiên cứu về vị thế lịch sửcủa phong trào yêu nước dân chủ Nam Kì.Ngày nhận bài: 15/4/2015 Ngày nhận đăng: 10/5/2016Liên hệ: Nguyễn Thị Thanh Thủy e-mail: thuyhistory@gmail.com112 Vị thế lịch sử của phong trào dân chủ yêu nước ở Nam Kì (1919 - 1926) Để khẳng định vị thế lịch sử của phong trào yêu nước dân chủ Nam Kì (1919-1926), cầnkiến giải rõ những nội dung và những hình thức mới của phong trào này so với cuộc vận động dântộc, dân chủ đầu thế kỉ XX cũng như bài học kinh nghiệm mà phong trào để lại cho các cuộc vậnđộng cách mạng ở giai đoạn kế tiếp. Đây cũng chính là nội dung mà bài viết này muốn quan tâmgiải quyết.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Những nội dung và hình thức mới của phong trào dân chủ yêu nước ở Nam Kì giai đoạn 1919 – 1926 trong đối sánh với các cuộc vận động dân chủ đầu thế kỉ XX Phong trào yêu nước dân chủ ở Nam Kì (1919 -1926) gồm những cuộc vận động dân chủtiêu biểu ở Nam Kì mà nội dung mới chính là cuộc đấu tranh giành các quyền tự do dân chủ chonhân dân làm nền tảng để tiến tới vận động cho quyền độc lập của dân tộc Việt Nam. Có thể kểtên những cuộc vận động như: Hoạt động của Đảng Lập Hiến gây tiếng vang trong dư luận xã hộilà các yêu sách đòi quyền tự do dân chủ cho người dân dựa trên khuôn khổ của chế độ thuộc địado Bùi Quang Chiêu đề nghị. Hoạt động của Nguyễn An Ninh đã trên các lĩnh vực là diễn thuyết và làm báo “La clochefêlée” (Tiếng chuông rè) tuyên truyền những nội dung dân chủ mới theo tư tưởng của cuộc cáchmạng dân chủ tư sản Pháp thế kỉ XVIII – Tự do - Bình đẳng - Bác ái, lập ra “Đảng Thanh niên Caovọng” chuẩn bị làm cách mạng giải phóng dân tộc đã gióng lên tiếng chuông thức tỉnh thanh niênvà đồng bào Nam Bộ. Hoạt động của Đảng Thanh Niên do Trần Huy Liệu lãnh đạo trong cuộc đấu tranh nâng caoquyền tự do dân chủ, đòi thả Phan Bội Châu và cuộc để tang Phan Châu Trinh đã thổi bùng tinhthần yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân. Đặc điểm nổi bật mới của phong trào yêu nước dân chủ Nam Kì là các thanh niên trí thứcTây học đã trở thành lực lượng khởi xướng và lãnh đạo chủ yếu ...

Tài liệu được xem nhiều: