Danh mục

VỊ TRÍ, CẤU TẠO, HÌNH DẠNG CỦA NẤM

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 517.13 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vị trí của nấm trong thế giới sinh vật: Nấm (Fungi hoặc Mycetes) là những sinh vật, cơ thể được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào. Trong cấu tạo tế bào nấm có nhân thực, đặc điểm này khác với vi khuẩn (Schizomycetes hay bacteria). Nhưng ngược lại nấm không có diệp lục tố (chlorophyll), vì thế nấm không phải là sinh vật tự dưỡng vì không tự tổng hợp ra cacbonhydrat và protit từ các chất đơn giản. Nấm là sinh vật dị dưỡng (heterotroph). Nấm sống theo kiểu hoại sinh (saprophyte) trên những cơ thể...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VỊ TRÍ, CẤU TẠO, HÌNH DẠNG CỦA NẤM VỊ TRÍ, CẤU TẠO, HÌNH DẠNG CỦA NẤM 1.1. Vị trí của nấm trong thế giới sinh vật: Nấm (Fungi hoặc Mycetes) là những sinh vật, cơ thể được cấu tạo bởi mộthoặc nhiều tế bào. Trong cấu tạo tế bào nấm có nhân thực, đặc điểm này khác vớivi khuẩn (Schizomycetes hay bacteria). Nhưng ngược lại nấm không có diệp lục tố(chlorophyll), vì thế nấm không phải là sinh vật tự dưỡng vì không tự tổng hợp racacbonhydrat và protit từ các chất đơn giản. Nấm là sinh vật dị dưỡng(heterotroph). Nấm sống theo kiểu hoại sinh (saprophyte) trên những cơ thể độngvật hay thực vật đã chết hoặc nấm sống theo kiểu ký sinh (parasite) trên nhữngphần cơ thể sống khác. Một số loài nấm có thể sống theo cả hai cách sống trên.Phương thức sống của thực vật là tự dưỡng (autotroph) còn của động vật là theophương thức nhai (holozoikus). Trong khi đó nấm nhận các chất dinh d ưỡng cầnthiết từ những môi trường bên ngoài bằng cách hấp thụ (chylotroph). Nấm gần gũi với thực vật hơn vì cấu tạo của nấm cũng có thành tế bào, nấmcũng không có khả năng di động như thực vật. Do những đặc điểm này nên trướcđây người ta xếp nấm là một thành viên của giới thực vật. Nhưng theo quan niệmmới thì nấm không phải là thực vật, cũng không phải là động vật mà nó được coinhư một giới riêng. Dựa trên những nghiên cứu người ta thấy cấu tạo của tế bàonấm khác với cấu tạo của tế bào thực vật như sau: + Thành tế bào của nấm có chứa hemicelluloza và kitin (trừ một vài loài tronglớp Oomycetes thành tế bào chứa celluloza), ngược lại thành tế bào thực vật caocấp chứa celluloza. + Trong tế bào thực vật thường có thể lưới nội tương (reticulum endoplasmatic)còn trong tế bào nấm ít thấy. Trong tế bào nấm thấy ribôsôm và những ribôsômnày thường không kết hợp với lưới nội tương mà ở dạng phân tán trong nguyênsinh chất. + Trong tế bào nấm hình dạng của ti lạp thể (mitochondria) không đều, ít cứnghơn so với ti lạp thể của tế bào thực vật. + Lomasom: là cơ quan được cấu tạo bởi chất không đồng nhất, nó nằm giữamàng nguyên sinh chất và thành tế bào. Cơ quan này chỉ có ở trong tế bào nấmcòn trong tế bào thực vật và động vật thì không thấy. + Quá trình phân chia nhân ở nấm đơn giản hơn quá trình phân chia nhân ởthực vật. Trong quá trình phân chia nhân ở nấm ít hình thành thoi phân bào còn ởthực vật hay động vật thì thường thấy hơn. + Thành tế bào thực vật có cấu trúc cacbonhydrat thường ở dạng liên kết -1,4-amiloza hoặc liên kết  -1,4 ngược lại ở trong thành tế bào nấm thường xuấthiện những liên kết sau: glucan -1,3;  -1,3;  -1,6 hoặc mannan hình thành domanoza liên kết với protid ở dạng  (1-3);  (1-6). Theo phân loại hiện nay, thế giới sinh vật gồm có 5 giới là Monera,Protoctista, Plantae, Fungi, Animalia, mối quan hệ được tóm tắt trong hình 1.1. GIỚI NẤM Lớp nấm tiếp hợp Zygomycota Lớp nấm có 1 roi (Chrytridiomycota) Lớp nấm nhầy Myxomycota NHÓM NGUYÊN SINH GIỚI KHỞI SINH (Monera)Lớp nấm đảm BasidiomycotaLớp nấm bất toàn DeuteromycotaLớp nấm có 2 roi OomycotaVi khuẩn bacteriaTảo Lam Cyanophyta Hình 1.1: Thế giới sinh vật. 1.2. Hình dạng đại thể của nấm: Tế bào nấm phát triển rồi phân nhánh tạo nên sợi nấm, từ sợi nấm này tiếp tụcphát triển phân nhánh tạo nên hệ sợi nấm chằng chịt ở trên môi trường. Trong sợinấm có vách ngăn phân chia các tế bào nấm với nhau. Những hệ sợi nấm tạo nênkhuẩn lạc mà mắt người ta có thể quan sát được. Theo chức năng đặc điểm của từng hệ sợi nấm mà người ta thường chia ra làmhai loại hệ sợi: + Hệ sợi nấm cơ chất: phát triển ăn sâu vào cơ chất (môi trường), nhiệm vụcủa hệ sợi nấm này là lấy thức ăn từ môi trường xung quanh để dinh dưỡng vàphát triển. + Hệ sợi nấm không khí: phát triển trên bề mặt môi trường và thường nhô lên.Hệ sợi nấm này gồm những sợi nấm không có cơ quan sinh sản (vegetative) vànhững loại sợi nấm “không khí” (aerial hyphae), những sợi nấm n ày mang nhữngcơ quan sinh sản vô tính hay hữu tính (hình 1.2). 4 3 2 1 Hình 1.2: Hình dạng đại thể của nấm. 1. Hệ sợi nấm cơ chất. 3. Hệ sợi nấm. 2. Khuẩn lạc phía trên môi trường. 4. Cơ quan sinh sản mang bào tử. 1.3. Cấu tạo của tế bào nấm: Tế bào nấm thường có các thành phần chủ yếu sau: vỏ tế bào, thành tế bào,lomasom, màng nguyên sinh chất, nguyên sinh chất, thể lưới nội mô, nhân tế bào,ty lạp thể, không bào, ribosom. + Vỏ tế bào: vỏ tế bào nấm là một màng được cấu tạo bởi po ...

Tài liệu được xem nhiều: