VICTOR TARDIEU (1867-1937) NGƯỜI NỐI NHỊP CẦU HAI NỀN MỸ THUẬT VIỆT-PHÁP
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VICTOR TARDIEU (1867-1937) NGƯỜI NỐI NHỊP CẦU HAI NỀN MỸ THUẬT VIỆT-PHÁPVICTOR TARDIEU (1867-1937) NGƯỜI NỐI NHỊP CẦU HAINỀN MỸ THUẬT VIỆT-PHÁP Họa sĩ Victor TardieuNhân xem tập sách của tiến sĩ James P.Moras người Mỹ viết về MTVN vàT/L tranh họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp (1918-1999), cựu sinh viên Trường Caođẳng Mỹ Thuật Đông Dương (1925-1945).Tiến sĩ, nhà sưu tập nghệ thuật người Mỹ, James P.Moras, tác giả hai tậpxuất bản phẩm mỹ thuật, tạm dịch Trường phái Dã thú và nghệ thuật HàNội: Tầm nhìn (thấu thị) phối cảnh hiện đại (Fauvism and the Art of Hanoi:A contemporary Perspective)2. Công trình gồm 11 phần, kể cả phần dẫnluận mở đầu và kết thúc. Tác giả dành một chương trang trọng nói về cố họasĩ V. Tardieu, người sáng lập trường Mỹ thuật Đông Dương; Người nối nhịpcầu nghệ thuật giữa hai dân tộc Việt - Pháp. James P. Moras nhấn mạnh vềmĩ thuật sơn dầu với hai trường phái Dã thú và ấn tượng đã có sự gặp gỡ vàtác động qua lại theo chiều dài lịch sử, đầy tâm đắc với mỹ thuật Việt Nam.Cụ thể là với tranh sơn mài những màu sắc lộng lẫy, rực rỡ của chợ hoa ViệtNam ngày Tết; những màu sắc giàu chất trang trí lộng lẫy của đồ Hàng Mãcổ truyền Hà thành. Ngoài phần khảo cứu, sách còn in nhiều tranh hoa rựcrỡ, hiện đại, của họa sĩ Trịnh Khoa và tranh chân dung bóp méo, cách điệucao, màu sắc mạnh, chói chang của họa sĩ Văn Thơ làm dẫn chứng. Cùngvới tranh, là hai tác phẩm sơn dầu giầu chất ấn tượng của V.Tardieu: Chiếcdù đỏ, Mẹ con sáng tác năm 1912. Tiếp theo là một loạt ảnh Chân dung V.Tardieu, V. Tardieu với xưởng họa, V. Tardieu với hội nghệ thuật - kỹ nghệAnnam, V. Tardieu với sinh viên mỹ thuật khoá đầu, Phòng triển lãm mĩthuật đầu tiên của trường, Chân dung cựu sinh viên - họa sĩ Tô Ngọc Vân vàbằng danh dự của Hội Nghệ sĩ Pháp trao tặng (1932); Chân dung NguyễnGia Trí thời sinh viên; Hai tác phẩm Chợ Gạo bên sông Hồng và Chân dungnhà sư của cố họa sĩ, trợ giáo Nam Sơn (năm 1930, 1943); Ký họa ngườinông dân đang quẩy gánh của Giáo sư khoa Sơn Dầu Inguimberty (1940)...Tiếp đến là ảnh hai danh họa Tô Ngọc Vân và Trần Văn Cẩn với học sinhkhoá đầu tại trường mỹ thuật Việt Nam của Nhà nước mới Việt Nam Dânchủ Cộng hòa ở chiến khu Việt Bắc, cho tới thời Việt Nam Đổi mới. Rõràng, V.Tardieu đã giữ một vai trò lịch sử của người khởi đầu, đặt nền móngcho nền mỹ thuật Việt Nam cận - hiện đại trong cuộc giao lưu, tiếp biến giữahai nền văn hoá Việt - Pháp... Năm 1923, V. Tardieu đến Hà Nội bằng vé dulịch hạng sang của giải thưởng Đông Dương, Hội thuộc địa các nghệ sĩ Phápdo phòng triển lãm Paris trao tặng. Thăm thú, quan sát say sưa “Hà Nội 36phố phường”, không phải chờ lâu mầu sắc, âm thanh, “văn hoá, con ngườixứ An Nam nhiệt đới” đã có sức hấp dẫn mê hồn với người nghệ sĩ Pháp,bạn đồng môn với danh họa H. Matisse. Nhờ thân quen một số nhân vật cóthế lực trong chính quyền thuộc địa, V.Tardieu được hưởng nhiều điều kiệnrộng rãi của giải thưởng trong chuyến du khảo - kéo dài thời gian lưu tạiViệt Nam; tiếp xúc với giới cầm quyền cao cấp như: Baudouin, Robin,Merlin; và với giám đốc nha học chính Đông Pháp. V.Tardieu đã nhận đượcsự ưu tiên, trợ giúp từ nhiều phía. Được lưu lại dài ngày trong chuyến đi, V.Tardieu được mời ký hợp đồng vẽ cho trường Đại học Tổng hợp Hà Nội mộtbức tranh tường lớn trang trí cho sảnh đường nhà trường. Đề tài được ôngthực hiện là Sỹ - Nông - Công - Thương nói về xứ An Nam đang trên đườngcanh tân hoá thời tiền tư bản bản xứ. Hoàn thành bức tranh tốt đẹp, vì tìnhyêu văn hoá Việt Nam, ngay từ buổi đầu ông đã không ngần ngại đề xuất vớichính quyền bảo hộ cho ông được mở một ngôi trường Mỹ thuật ĐôngDương tại Hà Nội, với lý do: “Xứ Đông Dương có nhiều nghệ nhân tài năng,họ không bị lệ thuộc vào Trung Hoa nên nếu mở được trường mỹ thuật, thìkhông những giúp cho mỹ thuật xứ này có nhiều tiềm năng, mà còn có thểsản xuất ra nhiều sản phẩm mỹ thuật đưa về chính quốc nữa.” 3 Ngoài việcvận động chính quyền thuộc địa, ông còn vận động với người anh em thânquyến là André Tardieu đang là Thủ tướng nước Pháp. Kết quả nguyện vọngcủa ông đã được đáp ứng tốt đẹp. Nghị định thành lập trường Cao đẳng Mỹthuật Đông Dương ký ngày 27/10/1924. Ngay năm sau, 1925 trường tuyểnsinh khai giảng khoá đầu, V.Tardieu giữ quyền giám đốc. Trường được mở,nhưng không phải đã “xuôi chèo mát mái” như các trường cao đẳng, đại họckhác - như Đại học Luật, Đại học Y Dược, Đại học Canh Nông, Đại học CầuĐường, Cao đẳng Sư phạm. Chỉ mới sau 3 năm hoạt động, đến năm 1928 -1931 trường đã bị đặt trong tình trạng lo âu, dễ dàng bị đóng cửa. Lý do màđại hội nghị kinh tế (grand conseil économique) đưa ra là: “Trường Mỹ thuậtchỉ làm tốn tiền ngân sách, chẳng mang lại cho Chính phủ một lợi ích gìthiết thực.” 4 Nhưng với nghị lực, lòng kiên nhẫn, đức hy sinh, tận tụy vànhất là với tình yêu cái đẹp. V.Tardieu đã vững vàng vượt qua mọi khókhăn, thử thách, giữ vững hoạt động bình thường của trường để không bịảnh hưởng, dao động tới các sinh viên, n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Họa sĩ Victor Tardieu mỹ thuật đương đại kiến thức mỹ thuật danh họa tác phẩm hội họa mỹ thuật truyền thôngTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Mĩ thuật cơ bản: Phần 1 - Ngô Bá Công
195 trang 356 5 0 -
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 333 0 0 -
7 trang 238 0 0
-
Kiến trúc Hà Nội qua các thời kỳ - Direction D'etat des archives du Viet Nam
94 trang 229 0 0 -
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 207 0 0 -
Khám phá những pho tượng độc, dị nhất Việt Nam
17 trang 195 1 0 -
6 trang 187 0 0
-
Hiệu quả mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các trường đào tạo mỹ thuật ứng dụng ở nước ta hiện nay
10 trang 172 0 0 -
Giáo trình Vẽ hình họa khối cơ bản và biến dạng - Trường Cao đẳng Lào Cai
36 trang 166 4 0 -
Tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
20 trang 161 4 0
Tài liệu mới:
-
Bài giảng Mạng máy tính - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
155 trang 0 0 0 -
Bài giảng Kiến trúc máy tính nâng cao - Tăng Cẩm Nhung
102 trang 1 0 0 -
Quyết định số 3198/2019/QĐ-BCT
13 trang 1 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Thanh tra ngân sách huyện của Sở tài chính tỉnh Lào Cai
99 trang 0 0 0 -
Bài giảng Đại cương về kỹ thuật - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
190 trang 0 0 0 -
Giáo trình chuyên đề thực tế Công nghệ chế tạo máy 2 - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
48 trang 0 0 0 -
Giáo trình Hệ thống phun nhiên liệu - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
102 trang 0 0 0 -
38 trang 0 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2024-2025 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa
3 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên
3 trang 0 0 0