Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề ở xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 183.73 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của bài viết nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp để tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn (LĐNT) đã qua đào tạo nghề theo Quyết định 1956 ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề ở xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐÃ QUA ĐÀO TẠO NGHỀ Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ EMPLOYMENT AND INCOME OF RURAL LABOR TRAINED IN HUONG THUY TOWN, THUA THIEN HUE PROVINCE PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà CN. Phạm Thị Trang Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Tóm tắt Trong giai đoạn 2011 – 2014, thị xã Hương Thủy đã triển khai thực hiện Quyết định 1956 QĐ/TTG ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đã có 19 lớp đào tạo nghề và 842 nông dân được đào tạo tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng và ngành nghề dịch vụ. Kết quả điều tra 90 học viên từ các lớp đào tạo nghề cho thấy: 56,67% số người học đã tìm được việc làm mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất, tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc tăng từ 52,77% lên 59%, thu nhập của những người tìm được việc làm tăng 5,2 triệu đồng/người/năm. Có 3 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm việc làm và tăng thu nhập của những lao động đã qua đào tạo nghề. Đó là (1) Công tác đào tạo nghề; (2) Năng lực của bản thân người lao động và (3) Các yếu tố bên ngoài. Trên cơ sở đó, bài viết đã đưa ra 04 nhóm giải pháp để tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề. Từ khóa: thu nhập lao động, việc làm, giải pháp, đào tạo nghề Abstract In the period of 2011 – 2014, Huong Thuy town has implemented Decision No 1956 QD/TTg dated 27/11/2009 of the Prime Minister on vocational training for rural workers. There have been 19 vocational training courses and 842 trained farmers focusing on the fields of agriculture, industry and construction and handicraft and service. The results of the survey of 90 trainees from the vocational training classes show that 56,67% of learners have found new jobs or expanded their production scale, their working time utilization rate increased from 52,77% to 59%, income of people finding jobs increased by 5,2 million VND/person/year. There are three main groups of factors that affect the ability to find jobs and increase the income of trained workers. It is (1) vocational training; (2) capacity of workers themselves and (3) economic environment. On that basis, the article has proposed four groups of solutions to create jobs, increase income for trained rural workers. Key words: Income from employment, employment, solutions, training 749 1. Đặt vấn đề Quyết định 1956/QĐ– TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 1956) về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến nay đã được thị xã Hương Thủy thực hiện 6 năm. Theo số liệu thống kê của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, trong giai đoạn 2010 đến 2014, số lao động được đào tạo nghề theo đề án là 842 người [2], nhiều lao động sau khi học nghề đã tìm được việc làm mới hoặc cải thiện thu nhập. Bên cạnh những kết quả trên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng bộc lộ nhiều hạn chế như: ngành nghề lựa chọn để đào tạo còn mang tính truyền thống, chưa có tính đột phá; thời gian đào tạo chưa hợp lý; ý thức của người học chưa cao... những vấn đề trên đã hạn chế khả năng tìm kiếm việc làm và cải thiện thu nhập của lao dộng sau đào tạo nghề. Thực trạng trên đặt ra sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề:“Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Mục tiêu của bài viết nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp để tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn (LĐNT) đã qua đào tạo nghề theo Quyết định 1956 ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đối tượng nghiên cứu của bài viết tập trung vào các đối tượng là lao động nông thôn đã tham gia các lớp đào tạo nghề theo Quyết định 1956. Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong bài viết bao gồm: phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp 90 lao động đã qua đào tạo nghề theo Quyết định 1956 ở 7 xã/phường của thị xã Hương Thủy (Thủy Phương (10), Thủy Vân (11), Thủy Châu (20), Thủy Phù 10), Thủy Lương (12), Thủy Bằng (19) và Phú Sơn (8)); Phương pháp so sánh dùng để so sánh sự thay đổi của các chỉ tiêu trước và sau đào tạo nghề; phương pháp hạch toán dùng để hạch toán công lao động và thu nhập của lao động; phương pháp phân tích ANOVA để nghiên cứu sự khác biệt trong cách đánh giá của người phỏng vấn về các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người lao động sau đào tạo nghề. 2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 2.1. Khái quát về công tác đào tạo nghề cho LĐNT theo Quyết định 1956 ở thị xã Hương Thủy giai đoạn 2010-2014 Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề cho LĐNT được thị xã Hương Thủy xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp người dân xóa đói, giảm nghèo [2]. Sau khi có Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020, Quyết định số 2453/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2020, UBND thị xã Hương Thủy đã xây dựng Đề án 01 ngày 18 tháng 10 năm 2011 về đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020 và ban hành Quyết định về giao chỉ tiêu đào tạo nghề hàng năm cho các xã, phường. Đồng thời, UBND thị xã đã có Quyết định số 1749/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2012 về việc thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) thực hiện Quyết định số 750 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020 [6]. UBND thị xã đã chỉ đạo cho Phòng Lao động, Thư ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề ở xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐÃ QUA ĐÀO TẠO NGHỀ Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ EMPLOYMENT AND INCOME OF RURAL LABOR TRAINED IN HUONG THUY TOWN, THUA THIEN HUE PROVINCE PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà CN. Phạm Thị Trang Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Tóm tắt Trong giai đoạn 2011 – 2014, thị xã Hương Thủy đã triển khai thực hiện Quyết định 1956 QĐ/TTG ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đã có 19 lớp đào tạo nghề và 842 nông dân được đào tạo tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng và ngành nghề dịch vụ. Kết quả điều tra 90 học viên từ các lớp đào tạo nghề cho thấy: 56,67% số người học đã tìm được việc làm mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất, tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc tăng từ 52,77% lên 59%, thu nhập của những người tìm được việc làm tăng 5,2 triệu đồng/người/năm. Có 3 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm việc làm và tăng thu nhập của những lao động đã qua đào tạo nghề. Đó là (1) Công tác đào tạo nghề; (2) Năng lực của bản thân người lao động và (3) Các yếu tố bên ngoài. Trên cơ sở đó, bài viết đã đưa ra 04 nhóm giải pháp để tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề. Từ khóa: thu nhập lao động, việc làm, giải pháp, đào tạo nghề Abstract In the period of 2011 – 2014, Huong Thuy town has implemented Decision No 1956 QD/TTg dated 27/11/2009 of the Prime Minister on vocational training for rural workers. There have been 19 vocational training courses and 842 trained farmers focusing on the fields of agriculture, industry and construction and handicraft and service. The results of the survey of 90 trainees from the vocational training classes show that 56,67% of learners have found new jobs or expanded their production scale, their working time utilization rate increased from 52,77% to 59%, income of people finding jobs increased by 5,2 million VND/person/year. There are three main groups of factors that affect the ability to find jobs and increase the income of trained workers. It is (1) vocational training; (2) capacity of workers themselves and (3) economic environment. On that basis, the article has proposed four groups of solutions to create jobs, increase income for trained rural workers. Key words: Income from employment, employment, solutions, training 749 1. Đặt vấn đề Quyết định 1956/QĐ– TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 1956) về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến nay đã được thị xã Hương Thủy thực hiện 6 năm. Theo số liệu thống kê của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, trong giai đoạn 2010 đến 2014, số lao động được đào tạo nghề theo đề án là 842 người [2], nhiều lao động sau khi học nghề đã tìm được việc làm mới hoặc cải thiện thu nhập. Bên cạnh những kết quả trên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng bộc lộ nhiều hạn chế như: ngành nghề lựa chọn để đào tạo còn mang tính truyền thống, chưa có tính đột phá; thời gian đào tạo chưa hợp lý; ý thức của người học chưa cao... những vấn đề trên đã hạn chế khả năng tìm kiếm việc làm và cải thiện thu nhập của lao dộng sau đào tạo nghề. Thực trạng trên đặt ra sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề:“Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Mục tiêu của bài viết nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp để tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn (LĐNT) đã qua đào tạo nghề theo Quyết định 1956 ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đối tượng nghiên cứu của bài viết tập trung vào các đối tượng là lao động nông thôn đã tham gia các lớp đào tạo nghề theo Quyết định 1956. Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong bài viết bao gồm: phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp 90 lao động đã qua đào tạo nghề theo Quyết định 1956 ở 7 xã/phường của thị xã Hương Thủy (Thủy Phương (10), Thủy Vân (11), Thủy Châu (20), Thủy Phù 10), Thủy Lương (12), Thủy Bằng (19) và Phú Sơn (8)); Phương pháp so sánh dùng để so sánh sự thay đổi của các chỉ tiêu trước và sau đào tạo nghề; phương pháp hạch toán dùng để hạch toán công lao động và thu nhập của lao động; phương pháp phân tích ANOVA để nghiên cứu sự khác biệt trong cách đánh giá của người phỏng vấn về các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người lao động sau đào tạo nghề. 2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 2.1. Khái quát về công tác đào tạo nghề cho LĐNT theo Quyết định 1956 ở thị xã Hương Thủy giai đoạn 2010-2014 Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề cho LĐNT được thị xã Hương Thủy xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp người dân xóa đói, giảm nghèo [2]. Sau khi có Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020, Quyết định số 2453/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2020, UBND thị xã Hương Thủy đã xây dựng Đề án 01 ngày 18 tháng 10 năm 2011 về đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020 và ban hành Quyết định về giao chỉ tiêu đào tạo nghề hàng năm cho các xã, phường. Đồng thời, UBND thị xã đã có Quyết định số 1749/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2012 về việc thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) thực hiện Quyết định số 750 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020 [6]. UBND thị xã đã chỉ đạo cho Phòng Lao động, Thư ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế Việt Nam Thu nhập của lao động nông thôn Tạo việc làm cho lao động Công tác đào tạo nghề Quản trị nguồn nhân lựcTài liệu liên quan:
-
BÀI THU HOẠCH NHÓM MÔN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
18 trang 223 0 0 -
QUY CHẾ THU THẬP, CẬP NHẬT SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU DANH MỤC HÀNG HÓA BIỂU THUẾ
15 trang 214 1 0 -
12 trang 193 0 0
-
11 trang 175 0 0
-
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 174 0 0 -
88 trang 162 0 0
-
19 trang 158 0 0
-
Tiểu luận: Nguyên nhân và phương pháp quản lý xung đột trong tổ chức
17 trang 158 0 0 -
Tổng quan về quản trị nguồn nhân lực part 4
17 trang 156 0 0 -
2 trang 134 0 0