Danh mục

VIÊM ÂM ĐẠO KHÔNG ĐẶC HIỆU DO VI TRÙNG

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 180.48 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ viêm âm đạo không đặc hiệu do vi trùng (VÂĐKĐHDVT) và các yếu tố liên quan ở các phụ nữ có thai không có biểu hiện hiện triệu chứng cơ năng. Phương pháp: thai phụ không có biểu hiện bất cứ triệu chứng cơ năng nào về viêm nhiễm đường sinh dục được chọn tham gia nghiên cứu khi đến khám thai. Đối tượng tham gia nghiên cứu được khám lâm sàng, lấy mẫu dịch tiết âm đạo - cổ tử cung để xét nghiệm soi tươi và nhuộm Gram. Tiêu chuẩn Nugent...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VIÊM ÂM ĐẠO KHÔNG ĐẶC HIỆU DO VI TRÙNG VIÊM ÂM ĐẠO KHÔNG ĐẶC HIỆU DO VI TRÙNG TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ viêm âm đạo không đặc hiệu do vi trùng (VÂĐKĐHDVT) và các yếu tố liên quan ở các phụ nữ có thai không có biểu hiện hiện triệu chứng cơ năng. Phương pháp: thai phụ không có biểu hiện bất cứ triệu chứng cơ năng nào về viêm nhiễm đường sinh dục được chọn tham gia nghiên cứu khi đến khám thai. Đối tượng tham gia nghiên cứu được khám lâm sàng, lấy mẫu dịch tiết âm đạo - cổ tử cung để xét nghiệm soi tươi và nhuộm Gram. Tiêu chuẩn Nugent được sử dụng để xác định VÂĐKĐHDVT. Số liệu thu thập gồm: nhân khẩu học, tình trạng kinh tế, hành vi sức khỏe, tiền sử y khoa và xét nghiệm soi nhuộm dịch âm đạo. Phân tích đơn biến và đa biến được sử dụng để tính tỉ số chênh (OR) cho từng yếu tố liên quan nói riêng và gộp chung, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p< 0,05. Lợi ích của việc sàng lọc bệnh ở phụ nữ mang thai được ước tính dựa trên nguy cơ sinh non do VÂĐKĐHDVT từ các nghiên cứu trước. Kết quả: Có 100 phụ nữ mang thai thỏa tiêu chuẩn và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tỉ lệ viêm âm đạo không đặc hiệu do vi trùng là 3% (90% KTC= 0,2-5,8%). Tuy không có triệu chứng cơ năng, nhưng có dấu hiệu lâm sàng tính chất dịch âm đạo bất thường ở tất cả các trường hợp VÂĐKĐHDVT (p and gram stain evaluation at their antenatal clinic visit. Subjects were classified by Nugent criteria for BV diagnosis. Data were collected by interviewing women with the questionnaire including demographic, social economic, and behavioral factors, medical and obstetrical history. Univariate, multivariate analysis were used for calculating odds ratio (OR), statistical significance differences were determined when p< 0.05. Benefit of BV screening for pregnant women was estimated based on the results of previous studies about spontaneous preterm delivery risk of BV infection. Results: There were 100 asymptomatic pregnant women reported in this study. The prevalence of bacterial vaginosis in asymptomatic women was 3% (90% C.I. = 0.2 - 5.8%). All of BV positive cases had clinical sign of abnormal vaginal discharge in compared with the negative cases (p< 0.05). In addition, 26% and 3% of the participants had been infected with yeast and gram positive streptococci, respectively. Streptococci gram positive rate among pregnant women with BV was significantly higher than those without BV infection. Multiple logistic regression determined the relationship between Streptococci gram positive infection and BV (OR= 35.95% C.I. = 1.56 – 78.01). There was no significant difference of social demographic factors including educational level, religion, economic factor, and ob-gyn history, sexual habit during pregnancy between BV positive and BV negative group. Conclusion:The prevalence of BV in asymptomatic women was 3%. Screening BV infection and giving treatment early for pregnant women by microscopic examination should recommended to reduce its harmful influences in pregnancy and fetal health. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, sinh non là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong lĩnh vực sản khoa và là nguyên nhân đưa đến 70% tử vong chu sinh(Error! Reference source not found.) . Tỉ lệ sinh non vào khoảng 5-10% và không tăng trong những năm gần đây nhưng tỉ lệ trẻ sinh non sống sót ngày càng tăng do các tiến bộ trong lĩnh vực chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng. Tuy nhiên, số lượng trẻ non tháng sống sót phát triển không bình thường lại có xu hướng gia tăng(Error! Reference source not found.) . Vì vậy, việc xác định các yếu tố tiên đoán khả năng sinh non có ý nghĩa quan trọng, làm giảm sinh non và các hậu quả do sinh non. Trong các yếu tố này, viêm âm đạo không đặc hiệu do vi trùng (VÂĐKĐHDVT) có mối liên quan mật thiết với với các trường hợp sinh non, vỡ ối non, sinh con nhẹ cân, nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ sơ sinh(Error! Reference source not found.) . Do đó, sàng lọc VÂĐKĐHDVT cho các thai phụ không có biểu hiện triệu chứng để điều trị sớm giúp làm giảm tỉ lệ sinh non và các tác hại trên thai nhi và sơ sinh(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . Để xây dựng chiến lược phát hiện, điều trị VÂĐKĐHDVT trong thai kỳ có hiệu quả cần dựa trên số liệu thực tế. Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định tỉ lệ VÂĐKĐHDVT và các yếu tố liên quan ở các phụ nữ có thai không có biểu hiện triệu chứng cơ năng. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phụ nữ đến khám thai, từ tháng 7/2004 dến tháng 5/2006, đ ược kiểm tra qua bảng câu hỏi chọn bệnh để loại ra các thai phụ có bất cứ triệu chứng nào về viêm nhiễ m đường sinh dục như ngứa, rát bộ phận sinh dục, đau khi giao hợp, tiểu buốt, dịch âm đạo có màu, mùi bất thường, sử dụng t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: