Danh mục

VIÊM CẦU THÂN CẤP TÍNH – Phần 2

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 148.46 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tăng huyết áp (THA): Tăng huyết áp là một triệu chứng lâm sàng thường gặp. Tăng huyết áp là dấu hiệu gián tiếp về tình trạng viêm, phù nề, xuất tiết, tăng sinh tế bào trong cầu thân gây tăng tiết renin, hoạt hoá hệ thống co mạch dẫn đến tăng huyết áp. Tăng huyết áp giao động: ở trẻ em 140/90 mmHg, ở người lớn 160/90 mmHg. Một số trường hợp THA kịch phát và tương đối hằng định kéo dài trong nhiều ngày với huyết áp »180/100 mmHg, bệnh nhân cảm giác đau đầu dữ dội, choáng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VIÊM CẦU THÂN CẤP TÍNH – Phần 2 VIÊM CẦU THÂN CẤP TÍNH – Phần 2 5.3. Tăng huyết áp (THA): Tăng huyết áp là một triệu chứng lâm sàng thường gặp. Tăng huyết áp là dấu hiệu gián tiếp về tình trạng viêm, phù nề, xuất tiết, tăng sinh tế b ào trong cầu thân gây tăng tiết renin, hoạt hoá hệ thống co mạch dẫn đến tăng huyết áp. Tăng huyết áp giao động: ở trẻ em 140/90 mmHg, ở người lớn 160/90 mmHg. Một số trường hợp THA kịch phát và tương đối hằng định kéo dài trong nhiều ngày với huyết áp »180/100 mmHg, bệnh nhân cảm giác đau đầu dữ dội, choáng váng, co giật, hôn mê do phù não dẫn đến tử vong. 5.4. Suy tim: Suy tim thường kèm với THA kịch phát, mặt khác do tăng khối lượng tuần hoàn đột ngột và cũng có thể do bệnh lý cơ tim trong viêm cầu thân cấp tính. Suy tim cấp tính với biểu hiện khó thở, không nằm được và có thể dẫn đến phù phổi: bệnh nhân khó thở dữ dội, toát mồi hôi, thở nhanh và nông; co rút hố trên ức, hố trên đòn, co rút khoang gian sườn; ho và khạc ra bọt màu hồng; nghe phổi có nhiều ran ẩm, nhịp tim nhanh, huyết áp giảm. Nếu không được cấp cứu kịp thời thì bệnh nhân sẽ tử vong. Hiện nay, tình trạng THA dẫn đến co giật, hôn m ê, suy tim cấp tính, phù phổi ngày một ít dần do điều kiện phục vụ y tế tốt hơn và dân trí đã được nâng cao. 5.5. Đái ít (thiểu niệu, vô niệu): Tình trạng thiểu niệu bao giờ cũng có, khối lượng nước tiểu dưới 500ml/ngày, thường gặp trong tuần đầu của bệnh và kéo dài 3-4 ngày; không có tăng urê và creatinin máu hoặc là tăng không đáng kể. Tình trạng thiểu niệu có thể tái phát trở lại trong 2-3 tuần đầu. Một số trường hợp xuất hiện suy thân cấp tính: thiểu niệu, vô niệu kéo dài, tăng urê máu, tăng creatinin máu. Nếu suy thân cấp tái diễn nhiều đợt là một dấu hiệu xấu, nguy cơ có thể dẫn đến viêm cầu thân tiến triển nhanh, viêm cầu thân tăng sinh ngoài mao mạch. 5.6. Một số triệu chứng khác: - Sốt nhẹ 37,5oC - 38,5oC. - Đau tức vùng thân, có thể có cơn đau quặn thân. - Đau bụng, bụng chướng nhẹ, buồn nôn, đi lỏng; không ít trường hợp viêm cầu thân cấp mở đầu bằng cơn đau bụng cấp tính. 5.7. Biến đổi ở nước tiểu: - Nước tiểu màu vàng, số lượng ít. - Protein niệu 0,5-2g/ngày. Lượng protein không nhiều và có thể thải cách hồi nên phải làm protein niệu 24h hoặc xét nghiệm protein niệu vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Thời gian tồn tại của protein có ý nghĩa về tiên lượng của bệnh và là một yếu tố quan trọng để đánh giá kết quả điều trị. Bệnh được phục hồi khi và chỉ khi protein niệu (-). - Hồng cầu niệu vi thể bao giờ cũng có, có thể kéo d ài vài tháng. Trụ hồng cầu là một dấu hiệu đái máu ở nhu mô thân. - Ngoài ra, có thể gặp một số trụ niệu khác như: trụ trong, trụ sáp là dấu hiệu protein niệu. Trụ trong cấu tạo bởi protein chưa thoái hoá hoàn toàn, ho ặc được cấu tạo bởi mucoprotein. Trụ sáp được cấu tạo bởi protein đã thoái hoá, kết tủa dưới tác dụng của môi trường toan trong ống thân. 6. Tiến triển và tiên lượng (sơ đồ 3). 6.1. Tiên lượng gần: 6.1.1. Hồi phục hoàn toàn: Tuy lâm sàng biểu hiện trầm trọng nhưng đại bộ phận bệnh nhân hồi phục ho àn toàn: hết các triệu chứng lâm sàng, protein niệu (-); tỷ lệ hồi phục đạt tới 95%. 6.1.2. Tử vong: Hiếm gặp, nguyên nhân tử vong do: - Tăng huyết áp dẫn đến co giật, hôn mê rồi tử vong. - Suy tim cấp tính. - Phù phổi cấp. - Suy thân cấp tính không được cấp cứu kịp thời, tử vong do nhiễm toan chuyển hoá. - Tăng kali máu, ngừng tim đột ngột. 6.1.3. Tiến triển mạn tính: Protein niệu kéo dài trên 6 tháng, bệnh không còn khả năng tự hồi phục, viêm cầu thân cấp tính trở thành viêm cầu thân mạn tính với các hình thái lâm sàng sau: - Viêm cầu thân mạn tính tiềm tàng: protein niệu và hồng cầu niệu không có triệu chứng lâm sàng. - Viêm cầu thân mạn với biểu hiện: phù, protein niệu, hồng cầu niệu. Tiến triển thành từng đợt kéo dài trong nhiều năm. - Hội chứng thân hư: phù to, protein niệu, giảm protein máu và giảm albumin máu, tăng lipit máu. Hội chứng thân hư không đơn thuần thường kèm theo hồng cầu niệu, thể bệnh thường gặp là viêm cầu thân màng tăng sinh. - Viêm thân tiến triển nhanh hay còn gọi là viêm cầu thân tăng sinh ngoài mao mạch, viêm cầu thân bán cấp, viêm cầu thân ác tính. Bệnh tiến triển liên tục với những đợt suy thân cấp tính, dần dần xuất hiện suy thân mạn tính không hồi phục: tăng urê máu, tăng creatinin máu tu ần tiễn, tăng huyết áp, thiếu máu; bệnh nhân tử vong trong vòng 2 năm. 6.2. Tiên lượng xa: Một số VCTC hồi phục ho àn toàn nhưng sau từ 15-30 năm lại xuất hiện suy thân mạn giai đoạn cuối và mở đầu bằng cơn THA kịch phát với biểu hiện đau đầu dữ dội, choáng váng, tai ù, nẩy đom đóm, buồn nôn và nôn. Sau một vài tháng xuất hiện suy thân giai đoạn mất bù, đòi hỏi phải chạy thân nhân tạo. 7. Các thể bệnh. 7.1. Thể tiềm tàng: Triệu chứng duy nhất là protein niệu và hồng cầu niệu. Hầu như không có triệu chứng lâm sàng, không phù, không đái máu, không tăng huyết áp. Bệnh chỉ tình cờ ...

Tài liệu được xem nhiều: