VIÊM DẠ DÀY – PHẦN 2
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 198.76 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Viêm dạ dày thiếu máu ác tính là một bệnh tự miễn gây tổn thương các tuyến vùng đáy dạ dày, dẫn tới vô toan và kém hấp thu B12, ở bệnh nhân thiếu B12 dưới phân nửa bị thiếu máu ác tính. Chủ yếu là kém hấp thu thứ phát do tuổi hoặc nhiễm H. pylori mãn tính gây viêm teo niêm mạc dạ dày, giảm toan và tổn thương sự phóng thích B12 từ thức ăn. Khảo sát mô học vùng đáy dạ dày ở bệnh nhân thiếu máu ác tính cho thấy có tình trạng teo tuyến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VIÊM DẠ DÀY – PHẦN 2 VIÊM DẠ DÀY – PHẦN 2 2.2. VIÊM DẠ DÀY THIẾU MÁU ÁC TÍNH Viêm dạ dày thiếu máu ác tính là một bệnh tự miễn gây tổn thương các tuyến vùng đáy dạ dày, dẫn tới vô toan và kém hấp thu B12, ở bệnh nhân thiếu B12 dưới phân nửa bị thiếu máu ác tính. Chủ yếu là kém hấp thu thứ phát do tuổi hoặc nhiễm H. pylori mãn tính gây viêm teo niêm mạc dạ dày, giảm toan và tổn thương sự phóng thích B12 từ thức ăn. Khảo sát mô học vùng đáy dạ dày ở bệnh nhân thiếu máu ác tính cho thấy có t ình trạng teo tuyến nặng, chuyển sản ruột gây ra bởi sự phá huỷ tự miễn trên niêm mạc vùng đáy dạ dày. Kháng thể chống tế bào thành tác động trực tiếp trên bơm H+-K+-ATPase hiện diện ở 90% bệnh nhân. T ình trạng viêm và phá huỷ miễn dịch trên tế bào thành tiết acid dẫn tới mất thứ phát các tế bào vùng đáy mà bình thường chúng tiết ra yếu tố nội tại. Vô toan dẫn tới tăng gastrin máu dử dội (>1000pg/ml) do mất sự ức chế của acid đối với các tế bào G tiết gastrin. Tăng gastrin máu có thể gây ra tăng sản các tế bào giống tế bào ưa sắc của ruột tại dạ dày dẫn tới sự phát triển của các khối u carcinoid ruột non ở 5% bệnh nhân. Nguy cơ ung thư biểu mô gia tăng gấp 3 lần, với tần suất từ 1-3%. Nội soi cùng với sinh thiết nên chỉ định cho bệnh nhân thiếu máu ác tính ngay khi có chẩn đoán, bệnh nhân có loạn sản hoặc các carcinoid ruột non cần được tầm soát thường kỳ bằng nội soi. 3. VIÊM DẠ DÀY LOẠI CHUYÊN BIỆT Một số tổn thương dạ dày có hình ảnh mô học niêm mạc khá chuyên biệt. 3.1. Nhiễm trùng Nhiễm trùng cấp vùng dưới niêm mạc và cơ dạ dày do các sinh vật yếm và kỵ khí khác nhau là hiếm nhưng thường gây viêm tấy dạ dày hoặc hoại tử nặng, tiến triển nhanh, thường đòi hỏi cắt dạ dày cấp cứu và dùng kháng sinh. Nhiễm CMV thấy khá phổ biến ở bệnh nhân AIDS và sau khi ghép tuỷ xương hay tạng đặc. Những hình ảnh nội soi bao gồm phì đại niêm mạc dạ dày và loét. Nhiễm nấm Candida có thể xảy ra ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch. 3.2. Viêm dạ dày u hạt Viêm dạ dày u hạt mãn tính có thể bị gây ra bởi nhiều bệnh hệ thống khác nhau, bao gồm lao, giang mai, nhiễm nấm, sarcoidosis, hoặc bệnh Crohn’s. Chúng có thể không có triệu chứng hoặc có nhiều triệu chứng tiêu hoá khác nhau. 3.3. Viêm dạ dày có bạch cầu đa nhân ái toan Loại này hiếm với sự thâm nhập bạch cầu đa nhân ái toan vào vùng hang vị và đôi khi vào đoạn đầu của ruột non. Sự thâm nhập có thể bao gồm lớp niêm mạc, cơ hoặc lớp thanh mạc. Bạch cầu đa nhân ái toan ở ngoại vi là nổi bật. Triệu chứng bao gồm thiếu máu do mất máu niêm mạc, đau bụng, mau no và nôn ngay sau ăn. Điều trị bằng corticosteroids là tốt cho bệnh nhân. 3.4. Viêm dạ dày lympho bào Bệnh tự phát với đau bụng thay đổi bất thường, nôn ói. Hình ảnh nội soi bao gồm các vết trợt niêm mạc và các tổn thương đa dạng khác. Sinh thiết cho thấy hình ảnh viêm dạ dày lympho bào lan toả. Chưa có điều trị hiệu quả. 3.5. Bệnh Ménétrier (Bệnh phì đại niêm mạc dạ dày) Bệnh tự phát với đặc điểm phì đại niêm mạc ở vùng thân dạ dày. Bệnh nhân thường nôn ói, đau thượng vị, sụt cân và tiêu chảy. Do mất protein mạn tính, bệnh nhân bị giảm protein máu nặng và phù toàn thân. Nguyên nhân không rõ. Điều trị triệu chứng. Cắt dạ dày trong những trường hợp nặng. Có nhiều trường hợp báo cáo triệu chứng phục hồi và cải thiện hình ảnh mô học sau khi diệt H. pylori. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Gastritis. Harrison’ s principles of internal medicine .16 edition 2. Gastritis. Current diagnosis and treatment 2004-2005 ----------------------------------- NGỘ ĐỘC THỨC ĂN Ths. Kha Hữu Nhân MỤC TIÊU Nắm vững các triệu chứng lâm sàng ngộ độc thức ăn. 1. Xử trí được một trường hợp ngộ độc thức ăn cụ thể. 2. NỘI DUNG 1. CHẨN ĐOÁN NGỘ ĐỘC THỨC ĂN 1.1. Các triệu chứng của ngộ độc thức ăn 1.1.1. Các triệu chứng cấp tính xảy ra sau vài phút, hoặc vài giờ có khi tới 1 ngày tùy thuộc nguyên nhân gây ngộ độc: Buồn nôn và nôn. Đau bụng Tiêu chảy nhiều nước, có khi có máu. Có thể sốt hay không. Thiểu niệu hoặc vô niệu Rối loạn nước - điện giải. Thần kinh cơ: đau cơ lan tỏa (thường gặp do Listeria). Thần kinh: yếu hoặc liệt chi (độc tố Botulium), đau đầu (Listeria). 1.1.2. Các triệu chứng nặng nguy hiểm: đặc biệt ở người lớn tuổi và trẻ nhỏ Tiểu rất ít, nước tiểu vàng sậm. Khô miệng, khô môi, khát nước (nhưng ở người bị nặng lại không thấy khát). Da nhăn nheo, véo da (+). Mắt trũng sâu. Mạch nhanh nhỏ, thở nhanh sâu, sốt, mệt lả, co giật. 1.2. Nguyên nhân ngộ độc Thức ăn và nước uống bị nhiễm chất độc: kẽm, đồng, chì, chất phóng xạ, thủy ngân, thuốc diệt côn trùng… Virus, vi khuẩn hay nấm mốc có trong thực phẩm: tụ cầu, t rực khuẩn, adeno virus, rotavirus… Các chất độc có trong tự nhiên trong thực phẩm: nấm độc, ca nóc, mật cá trám, trứng cóc… Sự đáp ứng của cơ thể thay đổi với các ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VIÊM DẠ DÀY – PHẦN 2 VIÊM DẠ DÀY – PHẦN 2 2.2. VIÊM DẠ DÀY THIẾU MÁU ÁC TÍNH Viêm dạ dày thiếu máu ác tính là một bệnh tự miễn gây tổn thương các tuyến vùng đáy dạ dày, dẫn tới vô toan và kém hấp thu B12, ở bệnh nhân thiếu B12 dưới phân nửa bị thiếu máu ác tính. Chủ yếu là kém hấp thu thứ phát do tuổi hoặc nhiễm H. pylori mãn tính gây viêm teo niêm mạc dạ dày, giảm toan và tổn thương sự phóng thích B12 từ thức ăn. Khảo sát mô học vùng đáy dạ dày ở bệnh nhân thiếu máu ác tính cho thấy có t ình trạng teo tuyến nặng, chuyển sản ruột gây ra bởi sự phá huỷ tự miễn trên niêm mạc vùng đáy dạ dày. Kháng thể chống tế bào thành tác động trực tiếp trên bơm H+-K+-ATPase hiện diện ở 90% bệnh nhân. T ình trạng viêm và phá huỷ miễn dịch trên tế bào thành tiết acid dẫn tới mất thứ phát các tế bào vùng đáy mà bình thường chúng tiết ra yếu tố nội tại. Vô toan dẫn tới tăng gastrin máu dử dội (>1000pg/ml) do mất sự ức chế của acid đối với các tế bào G tiết gastrin. Tăng gastrin máu có thể gây ra tăng sản các tế bào giống tế bào ưa sắc của ruột tại dạ dày dẫn tới sự phát triển của các khối u carcinoid ruột non ở 5% bệnh nhân. Nguy cơ ung thư biểu mô gia tăng gấp 3 lần, với tần suất từ 1-3%. Nội soi cùng với sinh thiết nên chỉ định cho bệnh nhân thiếu máu ác tính ngay khi có chẩn đoán, bệnh nhân có loạn sản hoặc các carcinoid ruột non cần được tầm soát thường kỳ bằng nội soi. 3. VIÊM DẠ DÀY LOẠI CHUYÊN BIỆT Một số tổn thương dạ dày có hình ảnh mô học niêm mạc khá chuyên biệt. 3.1. Nhiễm trùng Nhiễm trùng cấp vùng dưới niêm mạc và cơ dạ dày do các sinh vật yếm và kỵ khí khác nhau là hiếm nhưng thường gây viêm tấy dạ dày hoặc hoại tử nặng, tiến triển nhanh, thường đòi hỏi cắt dạ dày cấp cứu và dùng kháng sinh. Nhiễm CMV thấy khá phổ biến ở bệnh nhân AIDS và sau khi ghép tuỷ xương hay tạng đặc. Những hình ảnh nội soi bao gồm phì đại niêm mạc dạ dày và loét. Nhiễm nấm Candida có thể xảy ra ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch. 3.2. Viêm dạ dày u hạt Viêm dạ dày u hạt mãn tính có thể bị gây ra bởi nhiều bệnh hệ thống khác nhau, bao gồm lao, giang mai, nhiễm nấm, sarcoidosis, hoặc bệnh Crohn’s. Chúng có thể không có triệu chứng hoặc có nhiều triệu chứng tiêu hoá khác nhau. 3.3. Viêm dạ dày có bạch cầu đa nhân ái toan Loại này hiếm với sự thâm nhập bạch cầu đa nhân ái toan vào vùng hang vị và đôi khi vào đoạn đầu của ruột non. Sự thâm nhập có thể bao gồm lớp niêm mạc, cơ hoặc lớp thanh mạc. Bạch cầu đa nhân ái toan ở ngoại vi là nổi bật. Triệu chứng bao gồm thiếu máu do mất máu niêm mạc, đau bụng, mau no và nôn ngay sau ăn. Điều trị bằng corticosteroids là tốt cho bệnh nhân. 3.4. Viêm dạ dày lympho bào Bệnh tự phát với đau bụng thay đổi bất thường, nôn ói. Hình ảnh nội soi bao gồm các vết trợt niêm mạc và các tổn thương đa dạng khác. Sinh thiết cho thấy hình ảnh viêm dạ dày lympho bào lan toả. Chưa có điều trị hiệu quả. 3.5. Bệnh Ménétrier (Bệnh phì đại niêm mạc dạ dày) Bệnh tự phát với đặc điểm phì đại niêm mạc ở vùng thân dạ dày. Bệnh nhân thường nôn ói, đau thượng vị, sụt cân và tiêu chảy. Do mất protein mạn tính, bệnh nhân bị giảm protein máu nặng và phù toàn thân. Nguyên nhân không rõ. Điều trị triệu chứng. Cắt dạ dày trong những trường hợp nặng. Có nhiều trường hợp báo cáo triệu chứng phục hồi và cải thiện hình ảnh mô học sau khi diệt H. pylori. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Gastritis. Harrison’ s principles of internal medicine .16 edition 2. Gastritis. Current diagnosis and treatment 2004-2005 ----------------------------------- NGỘ ĐỘC THỨC ĂN Ths. Kha Hữu Nhân MỤC TIÊU Nắm vững các triệu chứng lâm sàng ngộ độc thức ăn. 1. Xử trí được một trường hợp ngộ độc thức ăn cụ thể. 2. NỘI DUNG 1. CHẨN ĐOÁN NGỘ ĐỘC THỨC ĂN 1.1. Các triệu chứng của ngộ độc thức ăn 1.1.1. Các triệu chứng cấp tính xảy ra sau vài phút, hoặc vài giờ có khi tới 1 ngày tùy thuộc nguyên nhân gây ngộ độc: Buồn nôn và nôn. Đau bụng Tiêu chảy nhiều nước, có khi có máu. Có thể sốt hay không. Thiểu niệu hoặc vô niệu Rối loạn nước - điện giải. Thần kinh cơ: đau cơ lan tỏa (thường gặp do Listeria). Thần kinh: yếu hoặc liệt chi (độc tố Botulium), đau đầu (Listeria). 1.1.2. Các triệu chứng nặng nguy hiểm: đặc biệt ở người lớn tuổi và trẻ nhỏ Tiểu rất ít, nước tiểu vàng sậm. Khô miệng, khô môi, khát nước (nhưng ở người bị nặng lại không thấy khát). Da nhăn nheo, véo da (+). Mắt trũng sâu. Mạch nhanh nhỏ, thở nhanh sâu, sốt, mệt lả, co giật. 1.2. Nguyên nhân ngộ độc Thức ăn và nước uống bị nhiễm chất độc: kẽm, đồng, chì, chất phóng xạ, thủy ngân, thuốc diệt côn trùng… Virus, vi khuẩn hay nấm mốc có trong thực phẩm: tụ cầu, t rực khuẩn, adeno virus, rotavirus… Các chất độc có trong tự nhiên trong thực phẩm: nấm độc, ca nóc, mật cá trám, trứng cóc… Sự đáp ứng của cơ thể thay đổi với các ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chuyên ngành y khoa tài liệu y khoa lý thuyết y học giáo trình y học bài giảng y học bệnh lâm sàng chuẩn đoán bệnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
38 trang 151 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 149 0 0 -
Bài giảng Tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu - TS. Nguyễn Viết Kình
93 trang 146 0 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 144 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật IUI – cập nhật y học chứng cứ - ThS. BS. Giang Huỳnh Như
21 trang 143 1 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 117 0 0 -
40 trang 94 0 0
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị tắc động mạch ngoại biên mạn tính - TS. Đỗ Kim Quế
74 trang 88 0 0 -
Bài giảng Thoát vị hoành bẩm sinh phát hiện qua siêu âm và thái độ xử trí
19 trang 85 0 0 -
40 trang 63 0 0