Danh mục

VIÊM DA DỊ ỨNG DO PAEDERUS SP

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 168.47 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mở đầu: Tình trạng viêm da dị ứng do côn trùng tăng cao trong số các sinh viên lưu trú tại ký túc xá trường Công Nhân Bưu Điện III, Tiền Giang vào cuối quý 3/2005.Ca lâm sàng: Tác nhân gây bệnh được xác định có liên quan đến Paederus sp., loại bọ cánh cứng bị lôi cuốn bởi ánh sáng trắng của đèn huỳnh quang nhưng không bị tác động bởi ánh đèn vàng, nóng. Tổn thương là những bóng nước, ngứa, bỏng rát, xuất hiện trên vùng da viêm đỏ sau khi tiếp xúc với pederin, độc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VIÊM DA DỊ ỨNG DO PAEDERUS SP VIÊM DA DỊ ỨNG DO PAEDERUS SP TÓM TẮT Mở đầu: Tình trạng viêm da dị ứng do côn trùng tăng cao trong số các sinhviên lưu trú tại ký túc xá trường Công Nhân Bưu Điện III, Tiền Giang vào cuốiquý 3/2005. Ca lâm sàng: Tác nhân gây bệnh được xác định có liên quan đến Paederussp., loại bọ cánh cứng bị lôi cuốn bởi ánh sáng trắng của đèn huỳnh quang nhưngkhông bị tác động bởi ánh đèn vàng, nóng. Tổn thương là những bóng nước, ngứa,bỏng rát, xuất hiện trên vùng da viêm đỏ sau khi tiếp xúc với pederin, độc tố đượctiết ra như một phản ứng tự vệ của Paederus sp. khi bị đe dọa hoặc bị tấn công.Sau khi vỡ, vết loét tự lành trong vòng 7 – 10 ngày nếu không bị bội nhiễm vitrùng. Kết luận: Bệnh đáp ứng tốt với povidone iodine bôi tại chỗ, khánghistamine và kháng sinh nếu cần. Các biện pháp dự phòng bao gồm việc ngănchận không cho Paederus spp. bay vào phòng buổi tối, tránh bắt hoặc nghiềnchúng, tắm rửa kỹ nếu bị tiếp xúc với pederin ... Cần phổ biến các thông tin li ênquan đến Paederus spp. để người dân biết cách xử trí và phòng ngừa bệnh. ABSTRACT Introduction: The incidence of allergic dermatitis due to insects raisedsharply among students living in the dormitory of the School for Postal Worker IIIin Tien Giang province at the end of the third quarter of 2 005. Case presentation: The causal agent was related to Paederus sp., a beetlethat was attracted by fluorescent light but not by amber light. The skin wasinflamed with bullous, itching and burning lesions after contact with pederin, atoxin secreted by Paederus sp. by self-defence. When broken, the ulcers will healspontaneously within 7-10 days if no bacterial contamination occurred. Conclusions: The lesions responded well to local povidone iodine,antihistamines and antibiotic if needed. Protective measures included preventionof Paederus spp. to break-in in the evening, withholding their capture or crushingthem, carefully wash after contact with pederin. Information about Paederus spp.needed to be disseminated to manage and prevent the infection. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong vài năm gần đây, dịch viêm da dị ứng được báo cáo từ nhiều nơi,trong và ngoài thành phố Hồ Chí Minh với biểu hiện viêm da, ngứa, bóng nước.Vào đầu năm 2004, bệnh xuất hiện ở Long An(15), tháng 06/2004 nhiều trường hợptương tự liên tục đến khám tại Bệnh viện Da Liễu(15). Quý 3/2005, bệnh bộc pháttrên các học sinh nội trú trường Công nhân Bưu điện III, Mỹ Tho, Tiền Giang.Gần đây nhất, 3 tháng cuối năm 2006, dịch viêm da tiếp xúc lại xuất hiện tại kýtúc xá trường Cao Đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung Ương III (cơ sở 2, quận 9) vàký túc xá Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh (quận Thủ Đức)(16,17,18). Nguyênnhân dị ứng đều được xác định do Paederus spp. gây ra. Thông tin liên quan đến vụ dịch ở Tiền Giang Bộ Môn Ký Sinh – Vi Nấm Học (BM KS – VN), TT Đào Tạo BDCBYT tp.HCM đã trực tiếp khảo sát các trường hợp bệnh ở ký túc xá Công nhân Bưu Điện III,Tiền Giang. Tổn thương là những bóng nước, chứa chất dịch màu vàng, đục như mủ,nổi gồ trên vùng da viêm đỏ, ngứa; thường xuất hiện ở mặt, vùng ngang rốn, lưng(nhất là học viên nam), nếp dưới vú, vùng nách, bẹn, mặt trong đùi (hình 1). Một sốtrường hợp gây đau nhức, lan rộng thành mảng, sốt nhẹ. Bệnh kéo dài khoảng 7 – 10ngày tùy mức độ tổn thương và nếu không bị bội nhiễm vi trùng. Tỉ lệ bệnh ở tầng 2,3 và 4 cao hơn hẳn so với tầng trệt (tầng1). Đèn phía trước khu ký túc xá cũng nhưtrong các phòng đều phát ánh sáng trắng huỳnh quang. Buổi tối, côn trùng bay vàophòng rất nhiều, đậu trên tường, chung quanh nơi có ánh đèn. Tất cả học viên đều ngủmùng. Các đối tượng có thói quen treo quần áo trên mắc áo dễ mắc bệnh hơn nhữngngười cất vào tủ hoặc vali. Hình 1: Tổn thương trên bệnh nhân Hình 2: Tổn thương trên đối tượng tình nguyện Khu nhà tập thể nằm trong khuôn viên trường với nhiều bãi cỏ; chungquanh trường là cánh đồng lúa. Theo nhận xét của BS Phạm Văn Huân, phụ tráchtrạm Y Tế Cơ Quan, bệnh bắt đầu xuất hiện khi ký túc xá đ ược xây dựng lại (năm2000). Trước đó, phòng tập thể được lợp tranh phủ mái tôn, vách bằng đất. Tầnsuất bệnh gia tăng vào mùa mưa, đặc biệt sau các vụ thu hoạch lúa, bắp; tương ứngvới thời điểm mật độ côn trùng phát triển mạnh. Một số côn trùng xuất hiện vào buổi tối trong các phòng sinh viên mắc bệnh đãđược thu thập để khảo sát (hình 3). Trong số các loại được định danh, Paederus sp., mộtloại bọ cánh cứng (roove beetle, thuộc lớp phụ Pterygota, bộ Coleoptera, phụ bộPolyphaga, họ Staphylinidae)(6,7) được nghi ngờ có liên quan đến tình trạng viêm da dịứng này (hình 4). Để khẳng định vai trò gây bệnh của chúng, tác giả đã thử nghiệm trên 5người tình nguyện: chà sát Paederus lên da và theo dõi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện.Tron ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: