Danh mục

Viêm họng và việc dùng kháng sinh

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 108.94 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần lớn các trường hợp là do nhiễm virut. ở trường hợp này, có ho khan 3-4 ngày, sau đó có ra đờm, ít gặp hơn nhưng có thể có đau vùng trước ngực, có tiếng thở khô và ran phế quản. Thường được chẩn đoán là viêm phế quản cấp. Nếu thuần túy do nhiễm virut thì không nặng, chỉ cần tăng cường sức đề kháng, chữa các triệu chứng bằng thuốc long đờm chứa dẫn chất cystein (biệt dược acemuc, exomuc, mucomyst, mitus), thuốc chống dị ứng (theralen, phenergan). Sau khoảng 4-5 ngày, theo chu trình phát triển,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm họng và việc dùng kháng sinhViêm họng và việcdùng kháng sinhCon tôi 4 tuổi rất hay bị viêm họng, tháng nào cháu cũng sốt, ho1-2 lần. Tôi cho cháu uống kháng sinh mua ngoài hiệu thuốc,nhưng cũng thuốc đó mà có khi khỏi ngay, có khi bệnh kéo dàirất lâu. Tôi nên cho cháu uống thuốc thế nào để không ảnhhưởng sức khỏe mà vẫn khỏi bệnh. (Lê Thị Nuôi - Sen Thủy - LệThủy - Quảng Bình)Viêm họng là lý do đầu tiên để người ta nghĩ đến việc đi khám bệnhhay tự mua thuốc dùng.Phần lớn các trường hợp là do nhiễm virut. ở trường hợp này, có hokhan 3-4 ngày, sau đó có ra đờm, ít gặp hơn nhưng có thể có đauvùng trước ngực, có tiếng thở khô và ran phế quản. Thường đượcchẩn đoán là viêm phế quản cấp. Nếu thuần túy do nhiễm virut thìkhông nặng, chỉ cần tăng cường sức đề kháng, chữa các triệu chứngbằng thuốc long đờm chứa dẫn chất cystein (biệt dược acemuc,exomuc, mucomyst, mitus), thuốc chống dị ứng (theralen,phenergan). Sau khoảng 4-5 ngày, theo chu trình phát triển, virutthoái lui, bệnh tự khỏi mà không cần phải dùng kháng sinh.Việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể có ý nghĩa quan trọng trongviệc chống lại virut và đề phòng bội nhiễm vi khuẩn. Người ta đã thửso sánh dùng kháng sinh azithromycin và dùng thuốc tăng cường sứcđề kháng vitamin C, nhận thấy rằng cả hai cách dùng đều đem lại mộtkết quả giống nhau. Ðiều này cũng có nghĩa rằng việc dùng khángsinh thực sự không có ý nghĩa mặc dù kháng sinh azithromycin vẫnđược kê đơn khá nhiều.Bệnh có thể kéo dài và chuyển sang nặng do bội nhiễm vi khuẩn. Vikhuẩn bội nhiễm thường là Haemophilus influenzae, Moraxellacatarrhalis. Khi đã bị bội nhiễm vi khuẩn thì nhất thiết phải dùngkháng sinh. Kháng sinh đầu tiên nên dùng là amoxicilin. Liều dùng:người lớn mỗi lần 500mg x mỗi ngày 3 lần; trẻ em mỗi ngày50mg/1kg thể trọng chia làm 3 lần. Nếu vi khuẩn kháng thuốc thìchọn dùng một trong 3 loại kháng sinh sau: augmentin (hỗn hợpamoxicilin + acid clavulanic), erythromycin hoặc cefuroxim acetil.Trong thực tế, khi có một trường hợp trẻ nhỏ bị viêm họng người tathường vội dùng kháng sinh ngay khi chưa có một dấu hiệu nàochứng tỏ có sự bội nhiễm vi khuẩn. Lẽ ra khi bệnh kéo dài quá 4-5ngày, chuyển nặng thì mới dùng kháng sinh. Kháng sinh thường dùngkhông đủ liều (người lớn chỉ dùng mỗi ngày 2 viên amoxicilin500mg, còn trẻ nhỏ thì chưa tính cẩn thận theo cân nặng), có nơi còntiếp tục dùng các kháng sinh đã bị kháng thuốc ở mức cao (xem dướiđây). Nếu có bội nhiễm thì cách dùng kháng sinh như thế không đưalại hiệu quả.Việc dùng kháng sinh dự phòng khi chưa cần thiết hoặc dùng khôngđủ liều, dùng các kháng sinh đã bị kháng ở mức cao sẽ làm xuất hiệnchủng vi khuẩn kháng thuốc. ở các nước, qua nghiên cứu, người tacho rằng những sai sót trong việc dùng thuốc chữa viêm đường hôhấp trên trong cộng đồng là nguyên nhân gây nên việc kháng thuốccủa các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp đối với nhóm kháng sinhbeta lactam (thông thường như amoxicilin, ampicilin và thế hệ saunhư cefuroxim).Ở nước ta chưa có nghiên cứu riêng biệt nào để xác định nguyên nhâncụ thể nhưng theo báo cáo của Chương trình giám sát quốc gia vềtính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp thì hầu như cácvi khuẩn đó cũng đã kháng lại các kháng sinh trên với một tỷ lệ tươngđối cao. Ví dụ Haemophilus influenzae kháng tetraciclin 79,1%,ampicilin 41,7%, chloramphenicol 38,3%, cefuroxim 14%,norfloxacin 3,2%. Moraxella catarrhalis kháng penicilin 55%,tetraciclin 44,6%, ampicilin 38,1%, ciprofloxacin 10%, norfloxacin9,1%, chloramphenicol 8% (số liệu 1999).Một điều đáng lưu ý là có không ít trường hợp viêm họng do nhiễmliên cầu khuẩn tán huyết nhóm A streptococcus hemolitique group A(viết tắt LCKA) dễ bị bỏ sót. Theo một nghiên cứu trước đây tại HàNội, tỷ lệ viêm họng do nguyên nhân này chiếm 0,15%.Viêm họng do LCKA thường có sốt cao đột ngột, đau họng, nhứcđầu, người mệt lả. Khám thấy họng đỏ. Hạch cổ và hạch dưới hàmsưng to. Những triệu chứng này khác với viêm họng do virut: bệnhdiễn biến từ từ, ngứa họng mà không đau.Tuy nhiên các triệu chứng viêm họng do LCKA không phải lúc nàocũng xuất hiện ngay và đầy đủ nên chẩn đoán phân biệt không dễdàng. Ngay ở các nước tiên tiến như Canada, theo công bố của tờJAMA (Journal of American Medical Association), các bác sĩ giađình ở Calary, Alberta đã chẩn đoán nhầm giữa viêm họng do vikhuẩn và do virut là 40%. Vì vậy muốn chẩn đoán chính xác cần làmtest nhanh hay xét nghiệm vi khuẩn.Khi nhiễm LCKA thì cơ thể tiết ra kháng thể chống lại LCKA nhưngkháng thể đó đồng thời gây hại cho các tế bào tim, khớp, não, môdưới da... của chính cơ thể. Riêng đối với tế bào tim, các kháng thểphối hợp với các tế bào limpho đã bị LCKA kích thích hoạt hóa cókhả năng gây độc cho tim, để lại di chứng là tổn thương van tim dẫnđến suy tim.Một yêu cầu đặt ra là phải điều trị dứt điểm, để khỏi bị các di chứng.Quy tắc ...

Tài liệu được xem nhiều: