Danh mục

VIÊM NÃO NHẬT BẢN B

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 183.82 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Danh từ Viêm não là một thuật ngữ kinh điển thường được sử dụng để nói lên một phần phản ứng của hệ thần kinh trung ương ( chủ yếu là não bộ ) đối với những tác động bất thường . Vài chục năm trở lại đây người ta nhận thấy rằng hệ thần kinh trung ương thường đáp ứng bằng những phản ứng diễn ra chủ yếu ở não, màng não, tuỷ sống hoặc cókhi cả rễ thần kinh dù cho tác động bởi nguyên nhân nào. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VIÊM NÃO NHẬT BẢN B VIÊM NÃO NHẬT BẢN BMục tiêu Trình bày nguyên nhân và đặc điểm dịch tễ của bệnh viêm não Nhật Bản B. 1. Trình bày các triệu chứng lâm sàng và diễn tiến của bệnh viêm não Nhật 2. Bản B. Nêu lên nguyên tắc điều trị viêm não Nhật bản B thể cấp tính 3. Hướng dẫn cách phòng bệnh trong cộng đồng . 4.Nội dung1. Đại cương về viêm não Nhật bản BDanh từ Viêm não là một thuật ngữ kinh điển thường được sử dụng để nói lên mộtphần phản ứng của hệ thần kinh trung ương ( chủ yếu là não bộ ) đối với những tácđộng bất thường .Vài chục năm trở lại đây người ta nhận thấy rằng hệ thần kinh trung ương thườngđáp ứng bằng những phản ứng diễn ra chủ yếu ở não, màng não, tuỷ sống hoặc cókhi cả rễ thần kinh dù cho tác động bởi nguyên nhân nào. Khi có 2 hoặc nhiều hơntrong số những phản ứng xảy ra đồng thời thì những thuật ngữ như: Viêm não –màng não (Meningoencephalite ) hoặc Viêm não – màng não – tuỷ ( Meningoencephalo myelite ) hoặc Viêm não – màng não – tuỷ – rễ thần kinh ( Meningoencephalo myelo radiculite ) sẽ được sử dụng . Khi quá trình bệnh lý viêm nhiễmở não xảy ra một cách nhanh chóng , thể hiện trên lâm sàng các triệu chứng thầnkinh rất đột ngột và nặng nề thì được gọi là viêm não cấp. Trong viêm não NhậtBản B, bệnh được lây truyền giữa loài tiết túc với người .Bệnh viêm não Nhật Bản được nói tới ở Nhật từ năm 1871 , nh ưng đến năm 1924mới biết rõ về lâm sàng khi có vụ dịch lớn xảy ra với hơn 6.000 trường hợp bị mắc. Năm 1934 , Nayashi gây được bệnh thực nghiệm cho khỉ bằng cách tiêm vào nãokhỉ bệnh phẩm não của một bệnh nhân tử vong . Năm 1935 , Kashara , Kawamura, Taniguchi đã phân lập được vi rut từ những trường hợp tử vong và đã chứngminh có kháng thể trung hòa trong những trường hợp nặng . Những trường hợpmắc bệnh thể ẩn chiếm tỷ lệ khá cao ; hình thái lâm sàng rất thay đổi và khi có đầyđủ các triệu chứng thì tổn thương ở thần kinh thường là nặng .Ở miền Bắc ViệtNam trong vụ dịch viêm não năm 1959 , nhờ có phương pháp huyết thanh chẩnđoán nên sơ bộ thấy có bệnh viêm não Nhật Bản B . Và năm 1964 đã phân lập 4chủng vi rut thuộc nhóm viêm não Nhật Bản B từ não , máu của bệnh nhân tửvong .2. Dịch tễ học2.1. Sự phân bố địa dưTrong những năm vừa qua , bệnh VNNB đang có khuynh hướng giảm ở Trungquốc , Nhật bản . Nhưng bệnh lại gia tăng ở Bangladesh , India , Nepal , Thái lanvà Việt Nam . Những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của nguồn bệnh có thể do :-Trong nông nghiệp , người ta đã sử dụng nhiều thuốc diệt sâu , chuột và phát triểncác trại chăn nuôi heo .-Khí hậu , tác dụng của nhiệt độ và lượng mưa .-Vùng Đông Nam châu Á hiện diện nhiều loại muỗi .Ở các nước nhiệt đới bệnh xuất hiện rải rác quanh năm . Ở Thái Lan có nhiều vectơ truyền bệnh ; trong khi đó ở miền Bắc nước ta tỷ lệ mắc bệnh VNNBB nhiềuhơn miền Nam .2.2.Trung gian truyền bệnhVi rut VNNBB chủ yếu gây bệnh cho súc vật , người chỉ bị lây nhiễm tình cờ chứkhông phải là vật chủ quan trọng . Hầu hết các trường hợp lây truyền bệnh là domuỗi hoặc côn trùng đốt các loài chim ; chim là ký chủ mang mầm bệnh , nhưngbản thân chim thường không biểu hiện bệnh . Ngoài ra còn có các vật chủ khácmang mầm bệnh như loài động vật có vú , nhất là heo .Ở Việt Nam có hai nhóm chim có khả năng truyền bệnh :-Nhóm chim sống trong làng mạc , lủy tre , ở các loài cây ăn quả như : chim bônglau , chim rẻ quạt , chim sẻ nhà , chim liếu điếu , chim chích chòe .-Nhóm chim ăn ngoài đồng : cò , sáo , quạ ,cu gáy , chim chèo bẻo .Có một số loài súc vật khác bị nhiễm trùng tiềm tàng như gà , dê , bò , ngựa , heovà loài bò sát ( rắn , rùa ) .Các loài muỗi Culex truyền bệnh chủ yếu là :Culex tritaeniorhyncus : là muỗi thường gặp ở châu Á . : thường gặp ở Malaysia và Singapore .Culex gelidus : ở Ấn Độ .Culex vishnui : ở Ấn Độ .Culex pseudovishnui : ở Guam .Culex annulirostris : ở phía đông Liên Xô cũ .Culex pipiensMuỗi cái có thể truyền bệnh từ đời mẹ sang đời con , muỗi Culex tritaeniorhyncussinh sản phát triển nhiều nhất ở đồng ruộng ; nó đốt chim , gia súc , và người . Ởnước ta loài muỗi nầy có nhiều ở miền Bắc vào các tháng nóng . Ban ngày sốngtrong các bụi cây ngoài vườn , ban đêm bay vào nhà cắn hút máu gia súc và người; chúng thích đẻ trứng trong ruộnglúa và mương máng . Chim rất dễ bị nhiễmtrùng maú với nồng độ cao và dài ngày nhưng không mắc bệnh . Heo tham gia dâytruyền bệnh thường ở dưới dạng nhiễm trùng thể ẩn . Muỗi thích hoạt động trongvà quanh nhà ; chúng hút máu về đêm từ 18 giờ đến 22 giờ , giảm dần và ngừnghoạt động lúc 8 giờ sáng .2.3. Tuổi và giớiViệt Nam VNNBB thường xảy ra ở trẻ em vào độ tuổi 2 đến 7 , nông thôn nhiềuhơn thành thị , đồng bằng nhiều hơn rừng núi . Thể ẩn mhiều hơn gấp 500 - 1.0 ...

Tài liệu được xem nhiều: