Danh mục

VIÊM PHỔI

Số trang: 9      Loại file: doc      Dung lượng: 78.00 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viêm phổi là viêm nhu mô phổi. Hầu hết các trường hợp gây ra do vi sinh vật, những nguyên nhân không do nhiễm khuẩn có thể gặp như: hít, dặc thức ăn, dịch dạ dày, dị vật đường thở, hít chất hydrocarbon, chất dầu, phản ứng quá mẫn cảm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VIÊM PHỔI VIÊM PHỔIMỤC TIÊU: 1. Kể được các nguyên nhân gây viêm phổi trẻ em theo lứa tuổi. 2. Nêu được các yếu tố thuận lợi và yếu tố nguy cơ gây viêm phổi. 3. Mô tả được các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của viêm phổi. 4. Trình bày được các thể lâm sàng của viêm phổi. 5. Nêu được các loại kháng sinh thích hợp cho các nguyên nhân gây bệnh.NỘI DUNG :1. Định nghĩa và phân loại:1.1. Định nghĩa: Viêm phổi là viêm nhu mô phổi. Hầu hết các trường hợp gây ra do vi sinhvật, những nguyên nhân không do nhiễm khuẩn có thể gặp như: hít sặc thức ăn,dịch dạ dày; dị vật đường thở, hít chất hydrocarbon, chất dầu, phản ứng quá mẫn1.2. Phân loại: Theo giải phẫu: Viêm phế quản phổi, Viêm phổi thùy, Viêm phổi kẽ,Abcese phổi. Theo mức độ nặng nhẹ (ARI hoặc IMCI): Viêm phổi, Viêm phổi nặng.2. Dịch tễ học: Tại Bắc Mỹ, hằng năm trẻ lớn hơn 9 tuổi tỉ lệ mắc bệnh viêm phổi từ 6 –12‰, trẻ dưới 5 tuổi tỉ lệ từ 30 – 45‰. Tại Châu Âu, ước chừng 2,5 triệu trườnghợp viêm phổi ở trẻ em hằng năm. Tại các nước đang phát triển tỉ lệ mắc bệnhviêm phổi ở trẻ em hằng năm cao gấp 10 lần các nước phát triển, tỉ lệ tử vong ởtrẻ dưới 5 tuổi do bệnh viêm phổi 5 triệu trẻ/năm. Tại Việt Nam, theo Nguyễn Đình Hường, tử vong do viêm phổi là 2‰,chiếm 33% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân. Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, viêmphổi có tỉ lệ nhập viện cao đứng thứ 2 sau tiêu chảy.3. Nguyên nhân: 3.1. Do virus: Là nguyên nhân ưu thế gây viêm phổi ở trẻ em mọi lứa tuổi, lây truyền dotiếp xúc trực tiếp hoặc qua các hạt chất tiết đường hô hấp. Các virus thường gặplà virus hợp bào hô hấp (RSV), cúm, á cúm, adenovirus… 3.2. Do vi khuẩn: Tùy theo lứa tuổi: - Sơ sinh: Liên cầu khuẩn nhóm B, Trực khuẩn đường ruột gram âm. - Từ 1 tháng đến 3 tháng: Chlamydia trachomatis, Ureaplasma urealyticum, Bordetella pertussis. - Từ 1 tháng đến 12 tháng: Phế cầu trùng, Haemophilus influenzae, Tụ cầu trùng, Moraxella catarrhalis. - Từ 1 - 5 tuổi: Phế cầu, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia trachomatis. - Trên 5 tuổi: Phế cầu, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae. 3.3. Những yếu tố thuận lợi - Hoàn cảnh kinh tế - xã hội thấp. 158 - Môi trường sống đông đúc, kém vệ sinh. - Khói thuốc lá, khói bụi trong nhà. - Sinh non tháng, nhẹ cân, suy dinh dưỡng. - Thời tiết lạnh. - Không biết cách chăm sóc trẻ. 3.4. Yếu tố nguy cơ gây viêm phổi tái phát - Bất thường sản xuất kháng thể. - Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải. - Bệnh xơ nang. - Dị tật bẩm sinh đường hô hấp. - Dị vật bỏ quên. - Dãn phế quản bẩm sinh. - Dò khí quản – thực quản. - Trào ngược dạ dày – thực quản. - Tăng lưu lượng máu lên phổi. 4. Bệnh sinh 4.1. Cơ chế đề kháng của đường hô hấp Bình thường đường hô hấp dưới được bảo vệ vô khuẩn bởi các cơ chế: - Phản xạ đóng nắp thanh quản khi nuốt, hít. - Phản xạ ho đẩy các chất dịch ra khỏi khí phế quản. - Lớp lông chuyển đẩy chất lạ ra ngoài. - IgA tại đường hô hấp chống virus và ngưng kết vi khuẩn. - IgG trong huyết thanh và đường hô hấp dưới. - Đại thực bào trong phế nang. - Bạch cầu đa nhân trung tính huy động giết vi khuẩn. 4.2. Đường xâm nhập của vi khuẩn vào phổi: Theo 2 đường: - Đường hô hấp: thường gặp nhất - Đường máu: ít gặp hơn, sau ổ nhiễm trùng nơi khác.5. Lâm sàng Viêm phổi trẻ em thường diễn tiến qua 2 giai đoạn. Tùy theo nguyên nhângây bệnh, lứa tuổi, bệnh cảnh lâm sàng có những đặc điễm khác nhau. Mô tả một trường hợp viêm phổi do vi trùng. 5.1. Giai đoạn khởi phát - Triệu chứng viêm hô hấp trên: sốt nhẹ, ho, đau họng, nhức đầu. - Một số trường hợp trẻ sốt cao kèm theo rối loạn tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu lỏng, chướng bụng… (thường gặp ở trẻ nhỏ). - Có thể gặp trẻ kích thích, bứt rứt, quấy khóc. - Triệu chứng thực thể tại phổi chưa phát hiện. 5.2. Giai đoạn toàn phát Biểu hiện đầy đủ các triệu chứng cơ năng và thực thể của viêm phổi. - Sốt vừa hoặc sốt cao tùy nguyên nhân gây bệnh, đôi khi hạ thân nhiệt. - Mệt mỏi, quấy khóc, nhức đầu, ớn lạnh. - Rối loạn tiêu hóa như: nôn, tiêu chảy, chướng bụng, đau bụng. 159 - Các dấu hiệu và triệu chứng tại hô hấp: Ho: ho khan hoặc ho có đàm, có thể không ho ở trẻ nhỏ. Khó thở, thở nhanh, co kéo các cơ hô hấp phụ. Cánh mũi phập phồng, rên rỉ, tím tái - Khám phổi: Nghe: ran nổ, ran ẩm nhỏ hạt một hoặc hai bên phổi. Trẻ nhỏ có thểnghe được ran ngáy, ran rít. Gõ: giai đoạn đầu ứ khí gõ trong, về sau độ trong giả ...

Tài liệu được xem nhiều: