Danh mục

VIÊM PHỔI DO VI KHUẨN

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 237.85 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (23 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo Tổ chức Y tế thế giới, viêm phổi (VP) ở trẻ em được chẩn đoán nhờ vào tần số thở tăng và dấu rút lõm lồng ngực. - Ở trẻ em viêm phổi thường thứ phát sau một bệnh nhiễm virus đường hô hấp. - Nhiễm virus đường hô hấp có một mối liên hệ hữu cơ với viêm phổi: Tình trạng nhiễm virus đường hô hấp làm rối loạn các cơ chế phòng vệ của đường hô hấp dưới thông qua các cơ chế: + Làm biến đổi bản chất các chất tiết bình thường của đường...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VIÊM PHỔI DO VI KHUẨN VIÊM PHỔI DO VI KHUẨNMục tiêu được dịch tễ học của bệnh1. Trình bày viêmphổi.2. Chẩn đoán và điều trị một số bệnh viêm phổi do vi khuẩn hay gặp.3. Hướng dẫn được cho bà mẹ cách phòng bệnh viêm phổi do vi khuẩn.1. Một số khái niệm- Theo Tổ chức Y tế thế giới, viêm phổi (VP) ở trẻ em được chẩn đoán nhờ vàotần số thở tăng và dấu rút lõm lồng ngực.- Ở trẻ em viêm phổi thường thứ phát sau một bệnh nhiễm virus đường hô hấp.- Nhiễm virus đường hô hấp có một mối liên hệ hữu cơ với viêm phổi: Tình trạngnhiễm virus đường hô hấp làm rối loạn các cơ chế phòng vệ của đường hô hấpdưới thông qua các cơ chế:+ Làm biến đổi bản chất các chất tiết bình thường của đường hô hấp.+ Ngăn cản sự thực bào.+ Biến đổi khuẩn giới đường hô hấp.+ Làm tổn thương tạm thời hệ biểu mô có lông chuyển ở niêm mạc khí đạo.Do đó, tình trạng nhiễm virus đường hô hấp thường đi trước viêm phổi độ vàingày.- Viêm phổi tái diễn thường liên quan đến các tình trạng sau:+ Khiếm khuyết miến dịch (giảm gamma globuline máu..)+ Các dị dạng đường hô hấp ( hở hàm ếch, dãn phế quản bẩm sinh, hội chứnggiảm hoạt động hệ biểu mô có lông chuyển, dò khí thực quản v.v...)2. Dịch tễ học2.1.Tình hình viêm phổi2.1.1. Trên thế giới- Tỉ lệ mới mắc viêm phổi : Theo hội nghị quốc tế của TCYTTG (1997), tỉ lệ mớimắc viêm phổi ở trẻ - Viêm phổi chiếm khoảng 33% trong tổng số tử vong ở trẻ nhỏ do mọi nguy ênnhân.- Khoảng 2,8/1000 số trẻ chết là do viêm phổi.- Với 7 triệu trẻ dưới 5 tuổi trong cả nước, ước tính số chết do viêm phổi khôngdưới 20.000/ năm.2.2. Vai trò của vi khuẩn trong nguyên nhân gây VP ở trẻ em- Ở các nước đã phát triển, nguyên nhân phổ biến gây VP là virus.- Ở các nước đang phát triển , vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây VP.- Tỷ lệ tìm được vi khuẩn qua 13 công trình nghiên cứu ở trẻ em bị VP trước đóchưa dùng kháng sinh là 55%.3. Một số viêm phổi do vi khuẩn hay gặp3.1. Viêm phổi do phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae)Hiện nay, phế cầu khuẩn (PCK) vẫn là vi khuẩn hàng đầu gây viêm phổi ở trẻ em(chiếm khoảng 90% các trường hợp viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ em).3.1.1. Dịch tễ họcXảy ra chủ yếu vào cuối đông đầu xuân, dưới dạng tản phát.- Các type hay gặp: 1, 4, 6, 14, 18 và 19.- Nguồn lây chủ yếu từ người lành mang mầm bệnh.- Ở trẻ em, bệnh xảy ra nhiều nhất trong 4 năm đầu của đời sống.- Trong điều kiện sống tập thể (nhà trẻ, mẫu giáo), có tỷ lệ mang mầm bệnh cao,kết hợp với tình trạng nhiễm virus phổ biến, bệnh có thể xảy ra thành dịch.- Sau khi lành bệnh trẻ được miễn dịch đặc hiệu với type huyết thanh đã mắc, kểcả không trở thành người lành mang mầm bệnh với type đó.3.1.2. Lâm sàng- Ở trẻ bú mẹ+ Giai đoạn khởi phát: Trẻ có biểu hiện viêm hô hấp trên do virus với: Sổ mũi,mệt mỏi, chán ăn, sốt, kéo dài trong vài ngày.+ Giai đoạn toàn phát* Dấu nhiễm trùng: Sốt cao >390C, vẻ mặt nhiễm trùng.* Dấu suy hô hấp : Kích thích vật vã, khó thở ở những mức độ khác nhau, có thểnặng đến mức thiếu oxy, tím tái. Trẻ có thể thở rên, phập phồng cánh mũi, rút lõmlồng ngực, tần số thở nhanh, mạch nhanh. Ho lúc đầu ít về sau tăng dần lên.* Dấu thực thể: Khám phổi có thể phát hiện các ran ẩm nhỏ hạt kín đáo rãi rác 2phế trường hoặc một vùng có hội chứng đặc phổi không điển hình.Ở giai đoạn luibệnh, ran ẩm vừa và to hạt xuất hiện. Tuy nhiên trong giai đoạn sớm của thời kỳtoàn phát các triệu chứng thực thể có thể khó phát hiện. Nếu gõ phổi đục ở phầnthấp cần cảnh giác tràn dịch màng phổi.* Các dấu khác: Trẻ thường chướng bụng do nuốt hơi hoặc liệt ruột. Gan có thểlớn do bị sa (do bị cơ hoành đẩy xuống thấp) hay do suy tim. Đôi khi trẻ co giật,nôn mữa.- Ở trẻ lớn và thiếu niên: Bệnh cảnh giống người lớn.+ Giai đoạn khởi phát: Trẻ có một giai đoạn viêm hô hấp trên ngắn.+ Giai đoạn toàn phát: Sốt cao 400C hoặc hơn, rét run, mệt mõi, lờ đờ xen kẻ từnglúc kích thích, thở nhanh nông, ho khan, vẻ mặt lo lắng, nói sảng. Trẻ thường nằmnghiên về phía bệnh để giảm đau và dễ thở. Đôi khi khởi đầu trẻ đau bụng độtngột, thường khu trú ở vùng quanh rốn, có khi ở hố chậu phải khiến nhầm vớibệnh ngoại khoa. Ngoài ra, trẻ cũng có thể có biểu hiện của màng não như đauđầu, nôn mữa, kích thích, cứng cổ. Có thể kèm theo herpes ở môi và quanh mũi.Khám phổi thấy có hội chứng đặc phổi điển hình ở vùng phổi viêm. Vào ngày đầucủa giai đoạn toàn phát hội chứng đặc phổi chưa rõ, rõ nhất là vào ngày thứ 2 vàthứ 3 với rung thanh tăng, âm thổi ống, ran nổ khô, gõ đục. Trẻ thường ho ít, hokhan, sau đó ho ra đàm nhầy có thể có màu rỉ sắt (hiếm gặp). Tràn dịch có thể xảyra. Ở trên mức tràn dịch thường nghe âm thổi ống rất rõ. Sang giai đoạn lui bệnh,các ran ẩm xuất hiện và hội chứng đặc phổi biến mất.3.1.3. Cận lâm sàng- Bạch cầu tăng khá cao 14.000-40.000 /mm3 với đa nhân ...

Tài liệu được xem nhiều: