Viêm quầng là nhiễm khuẩn da nông. Dịch tễ học Tần số: tỷ lệ mắc bệnh viêm quầng giảm từ giữa thế kỷ 20 do sự phát triển của hệ thống y tế và kháng sinh. Tử vong do viêm quầng là hiếm. Chủng tộc: viêm quầng gặp ở tất cả các chủng tộc. Giới: thường gặp ở nữ. Tuổi: bệnh gặp ở tất cả các lứa tuổi, tuổi thường gặp nhất là trẻ em và người cao tuổi. Nguyên nhân: do liên cầu (Streptococci). Ở mặt thường do liên cầu nhóm A, ở chi dưới thường do liên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VIÊM QUẦNG (Erysipelas)
VIÊM QUẦNG
(Erysipelas)
Viêm quầng là nhiễm khuẩn da nông.
Dịch tễ học
Tần số: tỷ lệ mắc bệnh viêm quầng giảm từ giữa thế kỷ 20 do sự phát triển
của hệ thống y tế và kháng sinh.
Tử vong do viêm quầng là hiếm.
Chủng tộc: viêm quầng gặp ở tất cả các chủng tộc.
Giới: thường gặp ở nữ.
Tuổi: bệnh gặp ở tất cả các lứa tuổi, tuổi thường gặp nhất là trẻ em và
người cao tuổi.
Nguyên nhân: do liên cầu (Streptococci). Ở mặt thường do liên cầu nhóm
A, ở chi dưới thường do liên cầu khác. Gần đây, người ta thấy các thể viêm quầng
không điển hình, đáp ứng kém với liệu pháp kháng sinh chuẩn do Streptococcus
pneumoniae, Klebsiella pneumoniae, Haemophilus influenzae, Yersinia
enterocolitica và Moraxella.
Lâm sàng
Có thể có tiền sử tổn thương hoặc viêm họng.
Tiền triệu: khó chịu, sốt cao, gai rét, thường biểu hiện trước khi có tổn
thương da.
Tổn thương da ban đầu là mảng đỏ sau trở thành mảng phù, đỏ, nóng, căng,
cứng. Tổn thương điển hình có bờ nổi cao, rõ. Trường hợp nặng còn biểu hiện
mụn nước, bọng nước, hoại tử. Khi điều trị, tổn thương thường bong vảy.
Hạch lân cận to đau
Cận lâm sàng
Bệnh thường chẩn đoán dựa vào lâm sàng. Khi lâm sàng không kkiển hình
thì phải nuôi cấy vi khuẩn.
Mô bệnh học: phù da, giãn mạch, thâm nhiễm tế bào viêm; liên cầu tại mô.
Điều trị
Kê cao chân, nghỉ ngơi.
Penicillin uống hoặc tiêm bắp 10-20 ngày.
Bệnh nhân dị ứng Penicillin: cephalosporin hoặc macrolid (erythromycin,
azithromycin...). Cephalosporin có thể phản ứng chéo với penicillin, không nên
dùng cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng nặng với penicillin, mày đay, phản vệ.
Trường hợp nặng: nằm viện theo dõi sát, dùng kháng sinh đường tĩnh
mạch; nhất là những bệnh nhân nhũ nhi, người cao tuổi, suy giảm miễn dịch.
Viêm quầng tái phát: hướng dẫn cho bệnh nhân cách vệ sinh vết thương;
điều trị những tổn thương da trước đó (nấm, loét chân do tư thế...); benzathine
penicillin2,4 MU tiêm bắp 3 tuần/lần trong vòng 2 năm.
Khi có tổn thương hoại tử thì phải phẫu thuật.
PHẪU THUẬT MOHS
Mohs surgery
Phẫu thuật Mohs, được sáng tạo bởi nhà phẫu thuật Fredrick E. Mohs, là
phẫu thuật có sự kiểm soát của kính hiển vi, rất hiệu quả trong điều trị các bệnh
ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào vảy, ung thư hắc tố tại chỗ (melanoma-in-situ).
Phẫu thuật này có giá thành cao hơn các phẫu thuật khác. Tuy nhiên, khi bị bệnh
tại những vùng da quan trọng về mặt giải phẫu (mi mắt, mũi, môi), cần phải tiết
kiệm mô, tránh tái phát thì nhiều nhà phẫu thuật chọn phương pháp này để điều trị.
Việc thực hiện phẫu thuật Mohs có 4 bước:
- Phẫu thuật loại bỏ tổn thương.
- Xử lý mảnh cắt bằng phương pháp cắt lạnh: các lát cắt cách nhau 5-
10micromet, nhuộm HE.
- Phân tích dưới kính hiển vi.
- Phẫu thuật lại khi còn tổn thương ung thư.
Sau mỗi lần phẫu thuật, mảnh cắt sẽ được xử lý bằng phương pháp cắt lạnh,
nhuộm và phân tích dưới kính hiển vi, nếu vẫn còn tế bào ung thư thì lại tiến hành
phẫu thuật để cắt tổn thương.