Thông tin tài liệu:
Biến chứng. Có nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai xương chũm, viêm tai trong, viêm màng não, viêm não và liệt dây VII ngoại vi...2.6. Điều trị. Tuỳ từng giai đoạn mà có thái độ điều trị phù hợp:2.6.1.Giai đoạn khởi phát: Chủ yếu điều trị mũi họng.Chống nghạt tắc mũi: tái lập lại sự thông thoáng của mũi và các lỗ thông xoang để đảm bảo dẫn lưu cho các xoang viêm, giảm sự chênh lệch về áp lực giữa trong xoang và hốc mũi.-Làm bớt chảy mũi Điều trị viêm nhiễm--Đề phòng tái phát...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm tai giữa (Kỳ 3) Viêm tai giữa (Kỳ 3) 2.5. Biến chứng. Có nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai xương chũm, viêm tai trong,viêm màng não, viêm não và liệt dây VII ngoại vi... 2.6. Điều trị. Tuỳ từng giai đoạn mà có thái độ điều trị phù hợp: 2.6.1.Giai đoạn khởi phát: Chủ yếu điều trị mũi họng. Chống nghạt tắc mũi: tái lập lại sự thông thoáng của mũi và các lỗ thôngxoang để đảm bảo dẫn lưu cho các xoang viêm, giảm sự chênh lệch về áp lực giữatrong xoang và hốc mũi. - Làm bớt chảy mũi - Điều trị viêm nhiễm - Đề phòng tái phát viêm xoang Cụ thể: - Nhỏ mũi: bằng các thuốc co mạch làm cho mũi thông thoáng. Trướckhi rỏ mũi cần xì mũi để tống các chất xuất tiết ứ đọng trong mũi (Êphêdrin,Naphasolin, dầu Gômênon) ngày rỏ từ 5-10 lần. - Xông thuốc: bằng cách hit hơi nước nóng có mang thuốc, hơi nóngcó tác dụng giảm xung huyết niêm mạc mũi, tạo điều kiện cho thuốc có thể thấmvào các khe kẽ của mũi và có thể thấm vào xoang qua các lỗ thông mũi xoang.Các thuốc dùng để xông là dầu khuynh diệp, dầu gômênon, dầu gió thời gian xôngtừ 5-10 phút. - Khí dung mũi: phải có máy khí dung. Máy tác động phân tán dungdịch thuốc thành những hạt nhỏ (từ 1-10mm) hoà tan trong không khí. Thuốc đưavào cơ thể theo đường khí dung có tác dụng gấp 5 lần so với đường uống hoặcđường tiêm, do đó dùng liều lượng có thể giảm xuống, khố lượng dùng là 5ml. - Lý liệu pháp: bằng tia hồng ngoại và sóng ngắn Toàn thân. - Kháng sinh thường được sử dụng là loại gram (+): Amoxilin, co-trimazole hoặc Erytromycin. - Chống viêm, giảm đau. - Nâng dỡ cơ thể bằng các loại sinh tố Tại chỗ tai: rỏ Glyxerin borate 3%, Otipax... 2.6.2. Giai đoạn toàn phát. - Luôn theo dõi và trích màng nhĩ đúng lúc: Nếu bệnh nhân đến dã vỡmủ thì phải làm thuốc tai hàng ngày: lau sạch mủ và rỏ thuốc kháng sinh kết hợpvới điều trị mũi họng. - Kháng sinh toàn thân. - Chống viêm. - Nâng đỡ cơ thể. 3. Viêm tai giữa mạn tính. 3.1. Đại cương. - Gặp ở mọi lứa tuổi. - Thời gian chảy mủ tai trên 1 tháng. - Ảnh hưởng nhiều đến sức nghe (điêc dẫn truyền). - Biến chứng nguy hiểm. 3.2. Phân loại. Hiện nay chia làm 2 loại: - Viêm tai giữa mủ nhầy. - Viêm tai giữa mủ (viêm tai giữa có tổn thương xương). 3.3. Viêm tai giữa mãn tính mủ nhầy. 3.3.1. Nguyên nhân: - Viêm tai giữa cấp tính chuyển thành: viêm mũi, họng là nguyênnhân làm cho quá trình viêm tai giữa cấp tính ® viêm tai giữa mạn tính. - Trẻ em: viêm V.A Người lớn: viêm xoang, khối u đè ép vòi nhĩ. 3.3.2. Giải phẫu bệnh lý: - Tổn thương niêm mạc: vòi nhĩ, hòm nhĩ, màng nhĩ. Niêm mạc trởnên dày (gấp 5-10 lần bình thường), đặc biệt vùng thượng nhĩ, cả niêm mạc vùnghang chũm ® ngừng trệ lưu thông tế bào xương chũm về hang chũm. - Các tuyến nhầy quá phát và tăng tiết. Tạo nên sản phẩm là các chấtmủ nhầy không thối. 3.3.3. Triệu chứng. Triệu chứng cơ năng: Duy nhất có chảy mủ ở tai và chảy tăng lên mỗi đợtviêm mũi, họng. Mủ đặc trong hoặc vàng kéo dài thành sợi, không tan trong nước,không thối. Triệu chứng thực thể: - Lau sạch mủ quan sát thấy một lỗ thủng tồn tại 2 dạng hình quả đậuhoặc hình tròn ở màng căng, bờ nhẵn, không sát khung xương. Dùng que đầu tùmóc vào không bị mắc vào xương. - Quan sát hòm nhĩ qua lỗ thủng: nhìn thấy màu hồng, đôi khi thấypolype chui qua lỗ thủng. Dùng que thăm dò qua lỗ thủng không chạm xương(không bao giờ có cholesteatome). Xét nghiêm. Thính lực đồ: Điếc dẫn truyền. X-quang: Chụp tư thế Schuller: hình ảnh kém thông bào, không có hình ảnhviêm xương. ...