Được hướng dẫn rửa mũi hàng ngày vì bị viêm xoang nhưng anh Phong (Thanh Sơn, Phú Thọ) chưa thấy đỡ bệnh thì đã ù, nhức, tai chảy nước. Khi khám lại, anh mới biết vì anh không tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, xịt rửa mũi sai gây viêm tai giữa.ThS Lê Anh Tuấn, phòng Cấp cứu, BV Tai mũi họng TƯ cho biết, trường hợp viêm tai do xịt rửa mũikhông đúng cách như bệnh nhân Phong không phải là cá biệt.Bệnh nhân Nguyễn Hữu Ngọc (Đống Đa, Hà Nội) đang điều trị viêm thanh quản...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm tai, viêm họng vì xịt rửa mũi không đúng cách Viêm tai, viêm họng vì xịt rửa mũi không đúng cách Được hướng dẫn rửa mũi hàng ngày vì bị viêm xoang nhưng anh Phong (Thanh Sơn, Phú Thọ) chưa thấy đỡ bệnh thì đã ù, nhức, tai chảy nước. Khi khám lại, anh mới biết vì anh không tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, xịt rửa mũi sai gây viêm tai giữa.ThS Lê Anh Tuấn, phòng Cấp cứu, BV Tai mũi họngTƯ cho biết, trường hợp viêm tai do xịt rửa mũikhông đúng cách như bệnh nhân Phong không phảilà cá biệt.Bệnh nhân Nguyễn Hữu Ngọc (Đống Đa, Hà Nội)đang điều trị viêm thanh quản do vệ sinh mũi khôngđúng cách kể: “Khi bác sĩ dặn, một hai lần đầu, anhcòn nói “ê ê” khi xịt rửa mũi. Nhưng tôi không ý thứcđược, cách đó là để ngăn nước từ mũi chảy vàohọng. Vì thế, chủ quan không thực hiện theo. Màđược vài lần xịt may mắn không sao, lần này, tôi vừadùng xi lanh to bơm nước muối vào mũi, vừa nóichuyện. Ai dè, ho sặc sụa, rồi cứ thấy giọng khản đi,mãi không khỏi. Ai ngờ bị sặc nước gây viêm thanhquản”.Nguyên nhân là vì giữa tai và mũi, họng đều thôngnhau. Nếu bệnh nhân xịt rửa một lượng lớn nướcmuối mà không điều tiết tốt khi hút vào rất dễ gây sặcdo nước muối tràn vào thanh quản.Theo ThS Tuấn, những trường hợp viêm tai, viêmhọng do xịt rửa mũi không đúng cách thường gặp ởngười lớn do họ không đủ kiên nhẫn hoặc ở quá xađể đến bác sĩ hằng ngày (trong giai đoạn biểu hiệncủa bệnh viêm xoang, bệnh nhân thường được bác sĩchỉ định đến để hút dịch, rửa mũi, đẩy dịch mủ từvùng xoang ra ngoài).Ngoài ra, sau khi dùng xi lanh bơm muối sinh lý vàomũi, nhiều người lại không biết “xì” ra đúng cách cũnggây hiệu quả ngược.“Đa số bệnh nhân đều có thói quen, cứ khi nào xì mũithì đều dùng tay bịt chặt phía trên cánh mũi hoặc bịtchặt một mũi. Khi bịt như vậy, họ có cảm giác “xì” rấtmạnh nhưng thực tế không phải vậy. Vì khi xì mũinhư vậy sẽ khiến dịch mũi, mủ bị đẩy ngược lên tai,gây bệnh viêm tai giữa.. Vì thế, rất nhiều người bịnước từ mũi chảy xuống họng, gây sặc”, Ths Tuấnnói.ThS Tuấn đưa ra lời khuyên, khi xịt rửa mũi, bệnhnhân cần bơm nước vào mũi theo đúng hướng dẫncủa bác sĩ, đó là bơm nước muối sinh lý vào mũibằng xi lanh và trong khi bơm nước muối vào thì phảimở miệng ra và nói “ê ê” để màng hầu che kín giúpnước từ mũi không chảy vào họng. Còn khi xì mũi ra,nhất định phải để cải hai mũi thông thoáng, rồi dùnghơi xì mạnh ra ngoài.Nếu cha mẹ tự rửa mũi cho con, không nên dùng xilanh bơm nước vì lượng nước lớn sẽ rất dễ làm trẻsặc. Hơn nữa, khi bị xịt như vậy trẻ sẽ rất sợ, thườngkhóc to, càng dễ sặc hơn. Với trẻ nhỏ, tốt nhất nêndùng bình có vòi xịt mạnh liên tiếp vài cái, vào từngbên mũi một.Sau khi xịt mũi cho trẻ, do trẻ chưa biết xì mũi, nêncha mẹ phải dùng dụng cụ ống hút hai đầu, một đầucho vào mũi trẻ, một đầu dùng miệng hút mạnh ra.Hoặc có thể dùng miệng hút nhanh từng bên mũi đểdịch mũi chảy ra ngoài. Nếu không hút dịch sau khinhỏ mũi thì tác dụng vệ sinh, rửa mũi hầu như khôngcòn.ThS Tuấn cũng lưu ý, nhiều người rất hay lạm dụngmuối biển, kể cả không bị viêm mũi vẫn xịt thườngngày, nhất là với trẻ nhỏ. Điều này không nên vì xịtrửa nhiều bằng muối biển trẻ thường thấy rát mũi,kích thích mũi khó chịu. Vì thế, hàng ngày khi đi bụi,đi bơi… về chỉ nên dùng muối sinh lý rửa. Còn muốibiển chỉ nên sử dụng khi phải xịt rửa do bé viêm mũi,chảy nước mũi.