Danh mục

Viêm tiểu phế quản có nguy hiểm?

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 132.61 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viêm tiểu phế quản có nguy hiểm?Trong các bệnh đường hô hấp ở trẻ em thì viêm tiểu phế quản là bệnh thường gặp quanh năm và dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Môi trường sống bị ô nhiễm khói bụi như khói bếp, khói thuốc lá, thậm chí sự thay đổi thời tiết nóng lạnh đột ngột trong mùa hè cũng như việc sử dụng máy điều hoà nhiệt độ không đúng cách đối với trẻ cũng là nguyên nhân quan trọng khiến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm tiểu phế quản có nguy hiểm? Viêm tiểu phế quản có nguy hiểm? Trong các bệnh đường hô hấp ở trẻ em thì viêm tiểu phế quản là bệnhthường gặp quanh năm và dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tửvong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Môi trường sống bị ô nhiễmkhói bụi như khói bếp, khói thuốc lá, thậm chí sự thay đổi thời tiết nóng lạnh độtngột trong mùa hè cũng như việc sử dụng máy điều hoà nhiệt độ không đúng cáchđối với trẻ cũng là nguyên nhân quan trọng khiến trẻ mắc bệnh. Nguyên nhân của bệnh viêm tiểu phế quản Tại nước ta, số trẻ mắc viêm tiểu phế quản (VTPQ) có tần suất nhập việncao, chiếm khoảng 40% bệnh nhi nhập viện tại các khoa hô hấp nhi. Tác nhân làmcho trẻ bị VTPQ thường là do các virut như virut hợp bào hô hấp (VRS), có khảnăng lây lan rất mạnh nên bệnh có nguy cơ xảy ra thành dịch, virut này chiếm 30 -50% các trường hợp mắc bệnh. Virut cúm và á cúm cũng gây bệnh cho khoảng25% số trẻ bị VTPQ. Ngoài ra phải kể đến Adenovirus với 10% số mắc. VTPQ làbệnh viêm nhiễm cấp tính của các phế quản (PQ) kích thước nhỏ, có đường kínhdưới 2 mm hay còn gọi là các tiểu phế quản. Thành của các TPQ này không có sụnchỉ có cơ trơn nên dễ bị co thắt, xẹp lại khi bị viêm. Bệnh chỉ xảy ra ở trẻ dưới 2tuổi, thường gặp nhất là 3-6 tháng tuổi. Khi mắc bệnh, các PQ nhỏ này bị viêm,sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp thậm chí tắc nghẽn.Vì vậy, trẻ sẽ bị khò khè, khó thở và nặng hơn nữa trẻ sẽ bị thiếu ôxy để thở.Người lớn, trẻ lớn cũng có thể bị nhiễm VRS nhưng biểu hiện thường nhẹ, chỉ nhưcảm ho thông thường. Nếu trẻ sống trong vùng có dịch cúm hay viêm đường hô hấp trên (do viruthợp bào) thì tỷ lệ bị lây nhiễm rất cao do sức đề kháng ở cơ thể trẻ còn quá yếu,nhất là trẻ tuổi bú mẹ mà không được bú đầy đủ sữa mẹ. Những trẻ từng bị ốm donhiễm virut trước đó như viêm mũi họng, viêm amydal, viêm VA... đều có nguycơ dễ nhiễm bệnh nếu không được chăm sóc tốt. Các trường hợp trẻ bị bệnh timbẩm sinh, sống trong môi trường hút thuốc lá thụ động, bị bệnh phổi bẩm sinh nhưloạn sản phổi, mucoviscidose hay bị suy giảm miễn dịch đều có nguy cơ cao mắcphải VTPQ. Những biểu hiện khi trẻ bị VTPQ Triệu chứng ban đầu thường thấy nhất là tình trạng trẻ ho, chảy nước mũitrong, sốt vừa hoặc cao. Sau từ 3 - 5 ngày thì trẻ ho ngày một nhiều, xuất hiện thởkhó, thở rít. Những trường hợp nặng thì tím tái, thậm chí ngừng thở. Khám thấynhịp thở của trẻ nhanh, sốt vừa, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp, lồng ngực bị rútlõm, trẻ thở rên. Tiếng thở có thể nghe ran rít, ran ngáy, thông khí phổi kém. Các tiêu chuẩn lâm sàng khác cho thấy trong khí máu PaO2 giảm, PaCO2tăng, có nhiễm toan hô hấp kèm theo, đây là những chỉ số đánh giá mức độ nặngcủa bệnh. Để phát hiện chính xác loại virut gây bệnh cần phải phân lập hoặc nuôicấy virut, bằng cách lấy dịch tiết khí phế quản hoặc trong tổ chức phổi hoặc phảnứng huyết thanh. Cần lưu ý: Khi chẩn đoán bệnh cần phân biệt với các triệu chứng của viêmphế quản, viêm phổi do vi khuẩn hoặc virut, bệnh mềm sụn thanh khí quản, bệnhmạch máu, các khối u (chèn ép khí phế quản từ ngoài vào) hoặc tình trạng u mạchmáu, hẹp khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp ở trong. Các bệnh như trào ngượcdạ dày thực quản, dị vật đường thở, khó thở thứ phát sau nhiễm virut... cũng cầnđược phân biệt với VTPQ ở trẻ em. Tất cả các trường hợp VTPQ ở trẻ nếu không được chẩn đoán bệnh và điềutrị tốt sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Rối loạn chức năng hô hấp,xuất hiện từng cơn khó thở ra tái phát, VTPQ lan toả. Nghiêm trọng hơn sẽ làm trẻbị suy hô hấp cấp, tràn khí màng phổi, viêm phổi- trung thất, xẹp phổi và thậm chítử vong. Gần đây nhiều nghiên cứu còn cho rằng sự tái diễn nhiều lần của VTPQcòn là nguyên nhân gây ra hen ở trẻ em. Xử trí và phòng bệnh thế nào? Đối với các thể thông thường, không có suy hô hấp thì ngay khi vào việncác bác sĩ sẽ tiến hành hút thông đường thở, giải phóng các chất xuất tiết. Dùngkhí dung ẩm thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh như ventolin, bricanyl,salbutamol kết hợp với lý liệu pháp hô hấp, vỗ rung, hút đờm. Những trẻ sốt cao,nôn, thở nhanh phải bù đủ nước và điện giải theo nhu cầu cơ thể trẻ. Cần cho trẻdinh dưỡng đủ chất và cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng kháng sinh. Đối với những trường hợp nặng có suy hô hấp thì phải sử dụng liệu phápoxygen, hút thông đường hô hấp trên, dùng thuốc giãn phế quản đường khí dungẩm, truyền nước, điện giải theo nhu cầu cơ thể bù lượng thiếu hụt. Nếu những biệnpháp trên không cải thiện tình trạng suy hô hấp thì phải tiến hành đặt nội khí quảnvà các biện pháp hô hấp hỗ trợ khác. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có biểu hiệnviêm nhiễm thứ phát, không nên dùng steroid cho trẻ. Muốn phòng bệnh hiệu quả, các bà mẹ hãy cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi,không để tr ...

Tài liệu được xem nhiều: