Danh mục

VIÊM TỦY CẤP (Myelitis acute)

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 104.41 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viêm tủy cấp là những tổn thương cấp tính ở tủy sống, các triệu chứng lâm sàng xuất hiện nhanh và đạt tối đa trong vòng một vài ngày. 2. Nguyên nhân. Viêm tủy cấp có thể tiên phát hay thứ phát do vi khuẩn hoặc virus gây nên. - Nhiễm khuẩn: tiên phát có thể do virus dại, poliovirus, arbovirus. Thứ phát có thể do virus bạch hầu, cúm, sởi hay vi khuẩn nh lỵ, phế cầu, tụ cầu, liên cầu... - Nhiễm độc: arsen, chì, thủy ngân và các kim loại nặng khác. 3. Các thể lâm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VIÊM TỦY CẤP (Myelitis acute) VIÊM TỦY CẤP (Myelitis acute) 1. Khái niệm. Viêm tủy cấp là những tổn thương cấp tính ở tủy sống, các triệu chứng lâmsàng xuất hiện nhanh và đạt tối đa trong vòng một vài ngày. 2. Nguyên nhân. Viêm tủy cấp có thể tiên phát hay thứ phát do vi khuẩn hoặc virus gây nên. - Nhiễm khuẩn: tiên phát có thể do virus dại, poliovirus, arbovirus. Thứ phátcó thể do virus bạch hầu, cúm, sởi hay vi khuẩn nh lỵ, phế cầu, tụ cầu, liên cầu... - Nhiễm độc: arsen, chì, thủy ngân và các kim loại nặng khác. 3. Các thể lâm sàng. - Viêm tủy ngang cấp. - Viêm tủy leo cấp (hội chứng Landry). - Viêm tủy - thị thần kinh (hội chứng Devic). - Viêm tủy xám cấp, mạn tính. - Viêm não tủy do tiêm vacxin. 4. Lâm sàng viêm tủy ngang cấp. Mỗi thể có 1 bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, trong đó thể viêm tủy ngang cấplà thể bệnh hay gặp, triệu chứng lâm sàng điển hình nhưng điều trị còn gặp rất nhiều khókhăn. - Tổn thương hay gặp ở đoạn tủy phình thắt lưng, tủy ngực, ít khi gặp ở đoạn tủycổ. - Hội chứng nhiễm trùng: sốt, sốt nhẹ hoặc không sốt. - Hội chứng thần kinh khu trú: + Giai đoạn choáng tủy (liệt mềm): mất các chức năng tủy sống d ưới mức tổnthương như liệt vận động, mất phản xạ gân x ương, phản xạ da niêm mạc, cảm giác2 chi dưới, rối loạn cơ vòng, rối loạn thần kinh thực vật như loét mục, phù, teo cơnhanh. + Giai đoạn tự động tủy: thường xuất hiện sau 4-6 tuần, phản xạ bệnh lý bótháp dương tính, phản xạ gân xương nhạy lan tỏa, co cứng cơ, rối loạn cơ vòng. 5. Cận lâm sàng. - Xét nghiệm máu thường quy có thể thấy máu lắng tăng, bạch cầu và côngthức bạch cầu thay đổi ít. - Dịch não tủy có thể thấy albumin tăng nhẹ, bạch cầu N, L thay đổi tùy nguyênnhân. - Cấy dịch não tủy, máu ít khi phân lập được virus, vi khuẩn. - Chụp cộng hưởng từ thấy tăng tín hiệu T2 ở vùng tủy bị tổn thương. 6. Chẩn đoán. - Chẩn đoán viêm tủy ngang cấp chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng đã nêu ở trên. - Cần chẩn đoán phân biệt với rối loạn tuần hoàn tủy, u tủy... 7. Điều trị. Viêm tủy ngang cấp hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếuđiều trị triệu chứng, chống nhiễm khuẩn thứ phát và phục hồi chức năng tủy sống làchính. - Corticoide: Solumedrol 40 mg  2 lọ tiêm tĩnh mạch chậm hay pha dịchtruyền, hoặc depersolon 30 mg  2 ống pha dịch truyền. - Kháng sinh: dùng 1 trong các thuốc thuộc nhóm cephalosporine nh ưcephotaxim 1 gam  2 lọ truyền tĩnh mạch + gentamycine 80 mg  2 ống tiêm bắp1 lần/ngày (thử phản ứng). - Bổ sung dịch truyền và nuôi dưỡng cơ thể: Ringerlactat  1000 ml + dextrose10%  1000 ml truyền tĩnh mạch 50-60 giọt/phút, cứ 3 ngày bổ sung 1 lọ alvesin500 ml truyền tĩnh mạch 40 giọt/phút. - Vitamin C: 0,5  2 ống tiêm tĩnh mạch. - Vitamin nhóm B: Nevramin hoặc ancopir  1 ống tiêm bắp. - Tăng dẫn truyền xung động thần kinh: Nivalin 5 mg  1 ống tiêm bắp. - Tăng cường miễn dịch: Interferon. - Chăm sóc rối loạn cơ vòng: nếu bí đái phải đặt sonde bàng quang theo đườngdẫn niệu kín, sau 2-3 ngày phải rửa bàng quang để chống nhiễm khuẩn bằng dungdịch nước muối sinh lý ấm 1-2 lần/ngày. Sau 5-7 ngày nên rút thử sonde bàngquang để tập cho chức năng sinh lý của bàng quang hồi phục trở lại. Nếu táo bónphải thụt hậu môn bằng microlax  1-2 tuýp. - Chống loét: viêm tủy ngang rất dễ loét mục, đây là yếu tố tiên lượng xấu đốivới bệnh nhân nên cần trở mình 2 giờ 1 lần, vệ sinh sạch sẽ, nằm gi ường đệmnước, chú ý những chỗ tỳ đè hay gây loét phải kê lên gối nước và xoa bột tan.- Chống teo cơ cứng khớp: tập vận động sớm các cơ khớp hàng ngày.

Tài liệu được xem nhiều: