Danh mục

Viêm tuyến giáp (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 165.60 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viêm tuyến giáp bán cấp tính:A. Viêm tuyến giáp dạng u hạt bán cấp tính: Còn gọi là viêm tuyến giáp DeQuervain, viêm tuyến giáp tế bào khổng lồ, viêm tuyến giáp do Virut...1. Bệnh căn:+ Viêm tuyến giáp dạng u hạt bán cấp tính (Subacute granulomatous thyroiditis) có nhiều khả năng là do Virut. Tuy nhiên vẫn chưa xác định được rõ ràng mầm bệnh là Coxsackievirus, Adenovirus, Echovirus, virut Epstein-Barr, quai bị, hay cúm. + Triệu chứng làm nghĩ tới bệnh này có nguyên nhân do Virut là: bệnh nhân mắc bệnh thành một nhóm có liên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm tuyến giáp (Kỳ 2) Viêm tuyến giáp (Kỳ 2) II. Viêm tuyến giáp bán cấp tính: A. Viêm tuyến giáp dạng u hạt bán cấp tính: Còn gọi là viêm tuyến giáp DeQuervain, viêm tuyến giáp tế bào khổng lồ,viêm tuyến giáp do Virut... 1. Bệnh căn: + Viêm tuyến giáp dạng u hạt bán cấp tính (Subacute granulomatousthyroiditis) có nhiều khả năng là do Virut. Tuy nhiên vẫn chưa xác định được rõràng mầm bệnh là Coxsackievirus, Adenovirus, Echovirus, virut Epstein-Barr,quai bị, hay cúm. + Triệu chứng làm nghĩ tới bệnh này có nguyên nhân do Virut là: bệnhnhân mắc bệnh thành một nhóm có liên quan, có các tiền triệu chung giống cácbệnh mắc Virut và có mùa mắc bệnh rõ rệt. Cũng có nghiên cứu thấy nhứng ngườicó HLA-Bw35 thì hay bị mắc bệnh này. 2. Mô bệnh học: + Tổ chức tuyến giáp bị xâm nhiễm bởi các bạch cầu đa nhân, bạch cầuLympho và các tế bào khổng lồ. Phản ứng viêm làm cho tổ chức tuyến giáp dínhvào bao tuyến và tổ chức xung quanh tuyến. + Hình ảnh mô bệnh học đặc trưng là: có các mô hạt trong đó có các tế bàokhổng lồ nằm rải rác bao quanh các nang tuyến giáp bị thoái hoá. 3. Triệu chứng chẩn đoán: a) Giai đoạn cấp tính: có thể kéo dài khoảng 4-8 tuần. Đây là thời kỳ quá trình viêm gây phá huỷ tổ chức và giải phóng Hocmondự trữ của tuyến giáp. Các triệu chứng cơ bản là: + Đau vùng tuyến giáp: - Trước khi đau vài tuần thường có các tiền triệu như: đau cơ, sốt nhẹ, khóchịu và đau họng. - Lúc đầu thường đau một bên, đau lan tới tai và hàm dưới cùng bên, đặcbiệt đau tăng lên khi nuốt nên bệnh nhân không dám ăn uống. Khi bệnh tiến triểnđau có thể lan sang cả bên đối diện. + Khám tuyến giáp: - Tuyến giáp to ra, thường ở một bên nhưng có khi to cả hai bên. - Sờ thấy tuyến giáp có mật độ chắc, rất đau. + Có thể có các triệu chứng cường giáp như: mạch nhanh, sút cân, ra nhiềumồ hôi... + Xét nghiệm máu: - Số lượng bạch cầu bình thường, đôi khi tăng nhẹ. - Tăng tốc độ máu lắng. - Có thể tăng nồng độ T3 và T4 huyết thanh (phụ thuộc vào độ rộng và độnặng của quá trình viêm). + Xét nghiệm tìm các kháng thể kháng tuyến giáp: Có thể có tăng nhẹ kháng thể kháng microsoma và kháng thể khángthyroglobulin trong vài tuần sau đợt bệnh rồi trở lại bình thường trong vòng vàitháng. + Đo độ tập trung 131I phóng xạ tại tuyến giáp: 131 Độ tập trung I tại tuyến giáp thường bị giảm trong giai đoạn cấp củabệnh. + Chọc hút sinh thiết tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ: Xác định tế bào học của tuyến giáp khi cần chẩn đoán phân biệt với cácbệnh khác của tuyến giáp. b) Giai đoạn nhược giáp: thường kéo dài khoảng 2-3 tháng. Đây là thời kỳ tuyến giáp đã giải phóng hết các Hocmon dự trữ. Các triệuchứng cơ bản là: + Tuyến giáp thường không đau, mật độ chắc. + Bệnh nhân có thể vẫn duy trì được tình trạng bình giáp hoặc trong các canặng thì bị nhược giáp rõ. + Độ tập trung 131I phóng xạ: nói chung vẫn bị giảm mặc dù sẽ tăng lên dầndần ở giữa và cuối của giai đoạn này. c) Giai đoạn hồi phục: bắt đầu ngay sau giai đoạn nhược giáp. Đây là thời kỳ các cấu trúc tổ chức cũng như khả năng bài tiết của tuyếngiáp dần dần được hồi phục. + Tuyến giáp thu nhỏ lại, không đau. + Toàn trạng trở về tình trạng bình giáp. 131 + Nồng độ Hormone giáp trong máu bình thường, Độ tập trung I phóngxạ tại tuyến giáp có thể tăng lên tạm thời (do tăng khả năng giữ Iot của tổ chứctuyến giáp đang tái tạo). 4. Chẩn đoán phân biệt: Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh có viêm và đau vùng cổ trước, vùnghàm dưới hoặc vùng tai kèm theo có cường giáp hay không cường giáp. ...

Tài liệu được xem nhiều: