Triệu chứng cơ năng. Đau: Đau vùng mặt là dấu hiệu chính, thường đau về sáng do đêm bị-ứ đọng xuất tiết, đau thành từng cơn gây nhức đầu. Đau nhức nhất là vùng quanh mắt, đau thành cơn, đau theo nhịp đập. Ấn đau ở phía dưới ổ mắt, cơn đau có chu kỳ, đúng khoảng thời gian nhất định trong ngày thường đau vào lúc từ 8 đến 11 h.-Ngạt tắc mũi: tuỳ theo tình trạng viêm, ngạt tắc mũi 1 hay cả 2 bên,mức độ vừa nhẹ, từng lúc hay tắc mũi liên tục gây mất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm xoang (Kỳ 2) Viêm xoang (Kỳ 2) 2.2.1. Triệu chứng cơ năng. - Đau: Đau vùng mặt là dấu hiệu chính, thường đau về sáng do đêm bịứ đọng xuất tiết, đau thành từng cơn gây nhức đầu. Đau nhức nhất là vùng quanhmắt, đau thành cơn, đau theo nhịp đập. Ấn đau ở phía dưới ổ mắt, cơn đau có chukỳ, đúng khoảng thời gian nhất định trong ngày thường đau vào lúc từ 8 đến 11 h. - Ngạt tắc mũi: tuỳ theo tình trạng viêm, ngạt tắc mũi 1 hay cả 2 bên,mức độ vừa nhẹ, từng lúc hay tắc mũi liên tục gây mất ngửi, ngạt nhiều bên đau,ngạt tăng về ban đêm. - Chảy mũi: chảy mũi vàng đục làm hoen bẩn khăn tay, có mũi hôi.Đôi khi xì mạnh thường gây đau và lẫn tia máu. 2.2.2. Triệu chứng thực thể. - Soi mũi: Khám mũi thấy niêm mạc mũi nề đỏ, cuốn dưới cương to,đặt bông thấm Ephedrine 1% còn co hồi lại tốt. Cuốn giữa nề, cần lưu ý quan sátkhe giữa thấy có mủ đọng bám. Trường hợp viêm xoang do răng số 5, 6,7 hàm trên, thấy bị áp xe quanhrăng đau, răng đau nhức theo nhịp đập, lợi quanh đó bị viêm, mủ chảy từ xoang rarất thối. - Khi ấn ngón tay ở mặt trước xoang gây đau: cụ thể ấn vùng hố nanhtương ứng với xoang hàm. Điểm Grund-wald ấn góc trên trong hốc mắt với xoangsàng và điểm Ewing ấn đầu trên trong lông mày với xoang trán. 2.3. Chẩn đoán: Dựa vào các triệu chứng. - Cơ năng. - Thực thể. - Soi bóng mờ (xem cách thăm khám) có thể thấy xoang bị mờ đụchay có ngấn mủ ứ đọng. - X-quang: trên phim Blondeau thấy xoang bị mờ đều, mờ đặc hay cóvùng đặc phía dưới. 2.4. Tiến triển. - Viêm nhóm xoang trước cấp tính có thể tự khỏi nếu loại trừ nguyênnhân và dẫn lưu tốt tránh ứ đọng trong xoang. - Thường dễ chuyển thành viêm xoang mạn tính. - Có thể ảnh hưởng đến mắt gây viêm màng tiếp hợp, tới đường hôhấp gây viêm khí phế quản. 2.5. Điều trị. - Nghỉ ngơi, tránh các yếu tố kích thích. - Đảm bảo dẫn lưu tốt mũi xoang, rỏ mũi để đảm bảo thông thoáng, xìmũi hoặc hút để tránh ứ đọng. - Tại chỗ: xông hơi nóng với các tinh dầu thơm, khí dung với khángsinh và corticoid. - Toàn thân: dùng kháng sinh nếu có sốt cao, nhiễm khuẩn rõ. Uốnghoặc tiêm trong 5 - 7 ngày và cho thêm vitamin C. - Chỉ chọc rửa xoang hàm khi đã giảm viêm nhiễm (hết sốt, bạch cầutrong máu trở lại bình thường). - Trường hợp do răng, cần nhổ và chữa răng. 3. Viêm xoang sàng cấp tính ở trẻ em. 3.1. Diễn biến. - Trẻ từ 2- 4 tuổi bị viêm mũi rồi sưng nề hai mi mắt không mở đượcmắt (khám mắt nhận thấy vận động nhãn cầu bình thường, giác mạc không biếnđổi, trẻ vẫn nhìn thấy). - Vài ngày sau có thể xuất ngoại, thành túi mủ ở góc trong mắt. Cótrường hợp gây mù loà, biến chứng nội sọ. 3.2. Điều trị. - Kháng sinh liều cao. - Thuốc chống viêm. - Có khi phải chích rạch tháo mủ. 4. Viêm xương - tuỷ hàm trên (giả dạng viêm xoang hàm cấp tính). 4.1. Diễn biến: - Trẻ còn nhỏ, xoang hàm chưa phát triển. Thực chất là viêmxương - tuỷ hàm trên. - Hội chứng nhiễm khuẩn: sưng đỏ mi mắt dưới và vùng má, chảymũi mủ, lợi răng sưng đỏ có lỗ rò. 4.2. Điều trị: Kháng sinh, khi cần nạo bỏ mảnh xương chết 5. Viêm xoang mạn tính. Là do sự biến đổi không hồi phục của niêm mạc xoang, gây nên loạnsản, dạng polyp, tiết dịch, tiết nhầy hoặc viêm mủ. 5.1. Nguyên nhân. - Vẹo vách ngăn cao, phì đại xương xoăn giữa, dị ứng, gây nên tìnhtrạng dẫn lưu kém, kéo dài không thoát mủ ra khỏi xoang được (vì lỗ thông tựnhiên bị tắc) hoặc sau một viêm xoang cấp tính có hoại tử xương trong 1 bệnhnhiễm trùng cúm, sởi... hoặc sau một viêm xoang mủ do răng. - Vai trò thể địa cũng rất quan trọng, nhất là thể địa dị ứng. Dị ứngdẫn tới nhiễm trùng phát triển và khi bị nhiễm trùng lại làm dị ứng nặng lên. Dođó điều trị bệnh thường làm bệnh thuyên giảm nhưng ít khi khỏi hẳn. ...