Thông tin tài liệu:
Tiến triển và biến chứng: Viêm xương chũm cấp tính khó có thể tự khỏi, nếu không được điều trị sẽ đưa tới viêm xương chũm mạn tính, viêm xương chũm xuất ngoại và có thể đưa tới các biến chứng hiểm nghèo.Các biến chứng thường gặp là: Viêm xương hay cốt tuỷ viêm xương thái dương, xương đá hay-xương chẩm với hội chứng nhiễm khuẩn nặng.-Liệt mặt ngoại biên do tổn thương dây thần kinh số VII.-Viêm mê nhĩ.mạch bên.Các biến chứng nội sọ như: viêm màng não, áp xe não hay viêm tĩnh1.1.5. Điều trị.-Mổ cấp cứu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm xương chũm (Kỳ 2) Viêm xương chũm (Kỳ 2) 1.1.4. Tiến triển và biến chứng: Viêm xương chũm cấp tính khó có thể tựkhỏi, nếu không được điều trị sẽ đưa tới viêm xương chũm mạn tính, viêm xươngchũm xuất ngoại và có thể đưa tới các biến chứng hiểm nghèo. Các biến chứng thường gặp là: - Viêm xương hay cốt tuỷ viêm xương thái dương, xương đá hayxương chẩm với hội chứng nhiễm khuẩn nặng. - Liệt mặt ngoại biên do tổn thương dây thần kinh số VII. - Viêm mê nhĩ. - Các biến chứng nội sọ như: viêm màng não, áp xe não hay viêm tĩnhmạch bên. 1.1.5. Điều trị. - Mổ cấp cứu là phương pháp duy nhất. - Kháng sinh liều cao toàn thân bằng đường tiêm truyền chỉ làm giảmtriệu chứng. 1.1.6. Phòng bệnh. - Điều trị tích cực các nguyên nhân gây viêm tai giữa: điều trị viêmmũi họng, nạo V.A. - Điều trị tích cực viêm tai giữa mạn tính. - Theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng. 2. Viêm xương chũm mạn tính. Chảy tai lâu ngày, nghe kém là hai triệu chứng chủ yếu. Màng nhĩ bị thủng,hệ xương con bị hư hỏng, tế bào chũm bị viêm. Nếu có cholesteatome thì dễ dànggây biến chứng và tái phát. Chụp phim X-quang xương chũm có thể thấy các hìnhảnh bệnh lý. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm là đợt viêm cấp tính với các biểuhiện giống như viêm xương chũm cấp tính, dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Điều trị: phẫu thuật tiệt căn hoặc bảo tồn có hoặc không tái tạo hệ truyềnâm kiểu tạo hình tai giữa Bao gồm: - Viêm xương chũm mạn tính. - Viêm xương chũm mạn tính hồi viêm. - Viêm xương chũm mạn tính hồi viêm xuất ngoại. 2.1. Viêm xương chũm mạn tính: Là bệnh tương đối phổ biến gặp ở mọilứa tuổi. Bệnh làm giảm sức nghe, sức lao động và có thể đưa đén các biến chứnghiểm nghèo. 2.1.1. Nguyên nhân. - Viêm tai giữa mủ mạn tính kéo dài. - Do viêm xương chũm cấp tính không được phẫu thuật. Điều kiện thuận lợi: - Những cơ thể có sức đề kháng yếu. - Viêm tai giữa sau chấn thương. - Xương chũm là loại ít thông bào. 2.1.2. Triệu chứng. Triệu chứng cơ năng: giống như viêm tai giữa mủ mạn tính nhưng ở mứcđộ nặng hơn. - Đau tai, đau âm ỉ đau lan ra 1/2 đầu bên bệnh. - Nghe kém tăng lên rõ rệt: nghe kém kiểu dẫn truyền. - Ù tai. - Chóng mặt. Triệu chứng thực thể: - Chảy mủ tai thường xuyên là triệu chứng chính, mủ đặc, mùi thốikhẳn. - Soi tai: lỗ thủng thường rộng, bờ nham nhở, sát khung xương, có thểthấy polype ở trong hòm nhĩ hoặc thấy cholesteatome. Có nhiều mủ thối, có thể cócác mảnh trắng của cholesteatome. X-quang tư thế Schuller: xương chũm bị mất các thông bào, hình ảnh đặcxương hoặc tiêu xương (hình tròn đa vòng: trong viêm xương chũm mạn tính cócholesteatome). 2.1.3.Tiến triển và biến chứng: viêm xương chũm mạn tính khó tự khỏi,thường đưa tới các đợt hồi viêm, xuất ngoại. Ngày nay do sự lạm dụng kháng sinh,các biến chứng như liệt mặt ngoại biên do tổn thương dây thần kinh số VII, viêmmê nhĩ, các biến chứng nội sọ như viêm màng não, áp xe não hay viêm tĩnh mạchbên... 2.1.4. Điều trị: khuynh hướng hiện nay là làm phẫu thuật sớm để bảo tồnsức nghe và tránh các biến chứng.