Việt Nam 'được mùa' kinh doanh nhượng quyền
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 211.44 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Các vị trí đắc địa đều đã bị các đại gia ngoại chiếm lĩnh, thậm chí ngay từ tay của các doanh nghiệp nội. Những dự báo về xu hướng phát triển của ngành kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam tạo nên hai trạng thái cảm xúc-lạc quan và lo ngại. Doanh nghiệp phải tận dụng xu thế kinh doanh này như thế nào?
.Hiệp hội kinh doanh nhượng quyền Việt Nam dự báo, doanh thu của ngành này tại Việt Nam, sẽ tiếp tục tăng mạnh trong các năm tới, khả năng sẽ đạt hơn 36 triệu USD (khoảng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Việt Nam "được mùa" kinh doanh nhượng quyền Việt Nam 'được mùa' kinh doanh nhượng quyền Các vị trí đắc địa đều đã bị các đại gia ngoại chiếm lĩnh, thậm chí ngay từ tay của các doanh nghiệp nội. Những dự báo về xu hướng phát triển của ngành kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam tạo nên hai trạng thái cảm xúc-lạc quan và lo ngại. Doanh nghiệp phải tận dụng xu thế kinh doanh này như thế nào? Hiệp hội kinh doanh nhượng quyền Việt Nam dự báo, doanh thu của ngành này tại Việt Nam, sẽ tiếp tục tăng mạnh trong các năm tới, khả năng sẽ đạt hơn 36 triệu USD (khoảng 642 tỉ đồng) vào năm 2010. Điều đáng nói là xét trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc có được tốc độ tăng trưởng ở mức 35% vào năm tới là một điều hết sức khả quan. Sức nóng của thị trường Ông Lý Quý Trung, Tổng giám đốc Công ty Phở 24, cho biết sức hút của dân số trẻ năng động là một trong các yếu tố thúc đẩy ngành bán lẻ và nhượng quyền thương mại tại Việt Nam tăng mạnh. Tuy nhiên, có thể suy luận một điều mà ngay cả ông Lý Quý Trung chắc hẳn cũng phải ghi nhận là thực tế hàng chuỗi cửa hàng KFC, Lotteria rồi BBQ… đang cạnh tranh nhau quyết liệt phần nào đã tác động đến kết quả kinh doanh của chuỗi cửa hàng Phở 24 của ông cũng như của nhiều doanh nghiệp trong nước khác. Các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, các thương hiệu lớn đổ bộ vào Việt Nam nhanh nhất đều theo đường nhượng quyền thương hiệu. Họ có bề dày thương hiệu, khả năng tài chính mạnh đi đôi với kinh nghiệm. Và quan trọng hơn là họ thường nghiên cứu rất kỹ thị trường trước khi “xuất quân”. Những con số mà Hiệp hội kinh doanh nhượng quyền Việt Nam đưa ra có thể mang lại sự lạc quan về tốc độ phát triển của ngành kinh doanh non trẻ này, nhưng khi nhìn sâu xa hơn, không ít chuyên gia kinh tế lo ngại cho số phận của các doanh nghiệp nội. Trước đây, cà phê Trung Nguyên nổi bật với chuỗi cửa hàng mang phong cách riêng trên toàn quốc. Sau đó, Trung Nguyên lại bị o ép bởi sự nhập cuộc của cà phê High Land, khi đối thủ nội này lập tức chiếm giữ những vị trí đẹp ở các thành phố lớn với phong cách “ngoại”. Các đại gia ngoại đến sau cũng không bỏ lỡ thời gian để chiếm lĩnh thị trường. Chẳng hạn như thương hiệu cà phê nổi tiếng của Úc - Gloria Jean's đã tiến vào thị trường Việt Nam thông qua hợp đồng nhượng quyền thương hiệu với Viet Lifestyle. Starbuck Coffee cũng đã nhập cuộc… Có thể nói, các vị trí đắc địa đều đã bị các đại gia ngoại chiếm lĩnh, thậm chí ngay từ tay của các doanh nghiệp nội. Chắc trên sân nhà Theo chuyên gia Nguyễn Văn Trung, nhượng quyền thương hiệu ngày càng phát triển mạnh mẽ vì một số điểm như: chi phí thấp, ít rủi ro và việc chia sẻ gánh nặng về quản lý khi một doanh nghiệp nào đó muốn bành trướng thương hiệu trên thị trường. Lúc này, lời khuyên ông Trung đưa ra là: nhượng quyền thương mại là cách để gia tăng sức mạnh cho các thương hiệu Việt Nam và cũng chính là cách tốt nhất để quảng bá, tạo nội lực cho thương hiệu đó. Muốn vậy, doanh nghiệp cần củng cố hệ thống đại lý nhượng quyền. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai mở cửa hàng thức ăn nhanh, sau đó sẽ nhượng quyền, mà hai đơn vị tiên phong là Kinh Đô và Vissan. Công ty Cổ phần Kinh Đô là một trong những doanh nghiệp rất thành công với mô hình này, với mạng lưới 150 nhà phân phối và trên 30.000 điểm bán lẻ rộng khắp trên cả nước. Ở phố Tôn Đức Thắng (Hà Nội) có một cửa hàng Kinh Đô vốn rất bề thế. Một ngày, người ta thấy biển hiệu được gỡ xuống, và không lâu sau đó là hình của ông già đeo tạp dề - biểu tượng giờ quá quen thuộc của KFC. Chẳng bao lâu sau, cách một quãng đường, lại thấy Kinh Đô xuất hiện, tuy có khiêm tốn hơn nhưng vẫn là một sự hiện diện. Chỉ một đoạn đường ngắn thôi đã cho thấy sự giằng co, cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền trong ngành công nghiệp thực phẩm. Có nhiều doanh nghiệp nội ý thức rất rõ việc bám đường, bám thị trường như thế nào. Vậy nhưng, ông Lý Quý Trung cũng chia sẻ, phát triển hệ thống kinh doanh nhượng quyền của doanh nghiệp Việt Nam không nên làm theo kiểu phong trào, mà cần có sự phân tích kỹ càng mọi vấn đề và làm ăn bài bản để tạo ra sự khác biệt trong tâm trí khách hàng nhằm cạnh tranh bền vững với hệ thống của nước ngoài. Bởi hệ thống nhượng quyền có thể suy sụp rất nhanh do hiệu ứng dây chuyền đặc trưng. Khai phá sân khách Hiện nay có một xu hướng đang ngày một mạnh lên là nhượng quyền thương hiệu tại các thị trường ngoài nước. Bà Phạm Thị Diệu Hiền - Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc của Bình An Fishco Bianfish cho biết, lô hàng đầu tiên của công ty đã chính thức ra thị trường, bắt đầu đưa thương hiệu này vào thị trường Francisco (Mỹ). Với tổng mức đầu tư ban đầu khoảng 10 triệu USD, và sẽ tăng lên khoảng 30 triệu USD, cho chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nhượng quyền với thương hiệu Bianfish trong giai đoạn từ nay đến năm 2012, việc bám trụ lâu dài tại thị trường Mỹ của thương hiệu này đã bắt đầu. Bước kế tiếp sẽ là đầu tư chế biến thức ăn tại Mỹ từ nguồn nguyên liệu của Việt Nam thay vì nhập khẩu toàn bộ. Bản thân Phở 24 cũng đã thực hiện nhượng quyền thương hiệu ở vài châu lục và cũng tự tin vào con đường này cho dù ông Lý Quý Trung khẳng định, nhượng quyền ra nước ngoài khó khăn nhiều hơn so với trong nước. Đó là thị hiếu tiêu dùng có nhiều khác biệt nên làm sao để giữ được bản sắc riêng của doanh nghiệp nhưng vẫn phù hợp với thị hiếu, văn hóa, tranh thủ thiện cảm và có sự chấp nhận của người tiêu dùng nước sở tại. Bà Diệu Hiền thì chỉ đưa ra một lưu ý duy nhất, bảo tồn giá trị thương hiệu là sống còn. Muốn vậy, chi nhánh được nhượng quyền phải hoạt động tốt. Chính vì vậy vấn đề huấn luyện, chuyển giao kinh nghiệm cần phải được chú trọng. Tuy nhiên, điều này ngay ở trong nước còn gặp rất nhiều khó khăn thì ở nước ngoài còn khó khăn gấp bội. Theo ông Nguyễn Văn Trung, những quy định của pháp luật của nước sở tại là rất ngặt nghèo nên doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Một lý do nữa khiến các doanh nghi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Việt Nam "được mùa" kinh doanh nhượng quyền Việt Nam 'được mùa' kinh doanh nhượng quyền Các vị trí đắc địa đều đã bị các đại gia ngoại chiếm lĩnh, thậm chí ngay từ tay của các doanh nghiệp nội. Những dự báo về xu hướng phát triển của ngành kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam tạo nên hai trạng thái cảm xúc-lạc quan và lo ngại. Doanh nghiệp phải tận dụng xu thế kinh doanh này như thế nào? Hiệp hội kinh doanh nhượng quyền Việt Nam dự báo, doanh thu của ngành này tại Việt Nam, sẽ tiếp tục tăng mạnh trong các năm tới, khả năng sẽ đạt hơn 36 triệu USD (khoảng 642 tỉ đồng) vào năm 2010. Điều đáng nói là xét trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc có được tốc độ tăng trưởng ở mức 35% vào năm tới là một điều hết sức khả quan. Sức nóng của thị trường Ông Lý Quý Trung, Tổng giám đốc Công ty Phở 24, cho biết sức hút của dân số trẻ năng động là một trong các yếu tố thúc đẩy ngành bán lẻ và nhượng quyền thương mại tại Việt Nam tăng mạnh. Tuy nhiên, có thể suy luận một điều mà ngay cả ông Lý Quý Trung chắc hẳn cũng phải ghi nhận là thực tế hàng chuỗi cửa hàng KFC, Lotteria rồi BBQ… đang cạnh tranh nhau quyết liệt phần nào đã tác động đến kết quả kinh doanh của chuỗi cửa hàng Phở 24 của ông cũng như của nhiều doanh nghiệp trong nước khác. Các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, các thương hiệu lớn đổ bộ vào Việt Nam nhanh nhất đều theo đường nhượng quyền thương hiệu. Họ có bề dày thương hiệu, khả năng tài chính mạnh đi đôi với kinh nghiệm. Và quan trọng hơn là họ thường nghiên cứu rất kỹ thị trường trước khi “xuất quân”. Những con số mà Hiệp hội kinh doanh nhượng quyền Việt Nam đưa ra có thể mang lại sự lạc quan về tốc độ phát triển của ngành kinh doanh non trẻ này, nhưng khi nhìn sâu xa hơn, không ít chuyên gia kinh tế lo ngại cho số phận của các doanh nghiệp nội. Trước đây, cà phê Trung Nguyên nổi bật với chuỗi cửa hàng mang phong cách riêng trên toàn quốc. Sau đó, Trung Nguyên lại bị o ép bởi sự nhập cuộc của cà phê High Land, khi đối thủ nội này lập tức chiếm giữ những vị trí đẹp ở các thành phố lớn với phong cách “ngoại”. Các đại gia ngoại đến sau cũng không bỏ lỡ thời gian để chiếm lĩnh thị trường. Chẳng hạn như thương hiệu cà phê nổi tiếng của Úc - Gloria Jean's đã tiến vào thị trường Việt Nam thông qua hợp đồng nhượng quyền thương hiệu với Viet Lifestyle. Starbuck Coffee cũng đã nhập cuộc… Có thể nói, các vị trí đắc địa đều đã bị các đại gia ngoại chiếm lĩnh, thậm chí ngay từ tay của các doanh nghiệp nội. Chắc trên sân nhà Theo chuyên gia Nguyễn Văn Trung, nhượng quyền thương hiệu ngày càng phát triển mạnh mẽ vì một số điểm như: chi phí thấp, ít rủi ro và việc chia sẻ gánh nặng về quản lý khi một doanh nghiệp nào đó muốn bành trướng thương hiệu trên thị trường. Lúc này, lời khuyên ông Trung đưa ra là: nhượng quyền thương mại là cách để gia tăng sức mạnh cho các thương hiệu Việt Nam và cũng chính là cách tốt nhất để quảng bá, tạo nội lực cho thương hiệu đó. Muốn vậy, doanh nghiệp cần củng cố hệ thống đại lý nhượng quyền. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai mở cửa hàng thức ăn nhanh, sau đó sẽ nhượng quyền, mà hai đơn vị tiên phong là Kinh Đô và Vissan. Công ty Cổ phần Kinh Đô là một trong những doanh nghiệp rất thành công với mô hình này, với mạng lưới 150 nhà phân phối và trên 30.000 điểm bán lẻ rộng khắp trên cả nước. Ở phố Tôn Đức Thắng (Hà Nội) có một cửa hàng Kinh Đô vốn rất bề thế. Một ngày, người ta thấy biển hiệu được gỡ xuống, và không lâu sau đó là hình của ông già đeo tạp dề - biểu tượng giờ quá quen thuộc của KFC. Chẳng bao lâu sau, cách một quãng đường, lại thấy Kinh Đô xuất hiện, tuy có khiêm tốn hơn nhưng vẫn là một sự hiện diện. Chỉ một đoạn đường ngắn thôi đã cho thấy sự giằng co, cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền trong ngành công nghiệp thực phẩm. Có nhiều doanh nghiệp nội ý thức rất rõ việc bám đường, bám thị trường như thế nào. Vậy nhưng, ông Lý Quý Trung cũng chia sẻ, phát triển hệ thống kinh doanh nhượng quyền của doanh nghiệp Việt Nam không nên làm theo kiểu phong trào, mà cần có sự phân tích kỹ càng mọi vấn đề và làm ăn bài bản để tạo ra sự khác biệt trong tâm trí khách hàng nhằm cạnh tranh bền vững với hệ thống của nước ngoài. Bởi hệ thống nhượng quyền có thể suy sụp rất nhanh do hiệu ứng dây chuyền đặc trưng. Khai phá sân khách Hiện nay có một xu hướng đang ngày một mạnh lên là nhượng quyền thương hiệu tại các thị trường ngoài nước. Bà Phạm Thị Diệu Hiền - Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc của Bình An Fishco Bianfish cho biết, lô hàng đầu tiên của công ty đã chính thức ra thị trường, bắt đầu đưa thương hiệu này vào thị trường Francisco (Mỹ). Với tổng mức đầu tư ban đầu khoảng 10 triệu USD, và sẽ tăng lên khoảng 30 triệu USD, cho chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nhượng quyền với thương hiệu Bianfish trong giai đoạn từ nay đến năm 2012, việc bám trụ lâu dài tại thị trường Mỹ của thương hiệu này đã bắt đầu. Bước kế tiếp sẽ là đầu tư chế biến thức ăn tại Mỹ từ nguồn nguyên liệu của Việt Nam thay vì nhập khẩu toàn bộ. Bản thân Phở 24 cũng đã thực hiện nhượng quyền thương hiệu ở vài châu lục và cũng tự tin vào con đường này cho dù ông Lý Quý Trung khẳng định, nhượng quyền ra nước ngoài khó khăn nhiều hơn so với trong nước. Đó là thị hiếu tiêu dùng có nhiều khác biệt nên làm sao để giữ được bản sắc riêng của doanh nghiệp nhưng vẫn phù hợp với thị hiếu, văn hóa, tranh thủ thiện cảm và có sự chấp nhận của người tiêu dùng nước sở tại. Bà Diệu Hiền thì chỉ đưa ra một lưu ý duy nhất, bảo tồn giá trị thương hiệu là sống còn. Muốn vậy, chi nhánh được nhượng quyền phải hoạt động tốt. Chính vì vậy vấn đề huấn luyện, chuyển giao kinh nghiệm cần phải được chú trọng. Tuy nhiên, điều này ngay ở trong nước còn gặp rất nhiều khó khăn thì ở nước ngoài còn khó khăn gấp bội. Theo ông Nguyễn Văn Trung, những quy định của pháp luật của nước sở tại là rất ngặt nghèo nên doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Một lý do nữa khiến các doanh nghi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh doanh nhượng quyền bí kíp kinh doanh kinh nghiệm kinh doanh Brand Activation - Kích hoạt thương hiệu mang thương hiệu đến với cuộc sốngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Hai giải pháp contact center mới tại Việt Nam
4 trang 292 0 0 -
Làm thế nào để đàm phán lương thành công
4 trang 292 1 0 -
Công ty cần nhân tài nhiều hơn nhân tài cần công ty
9 trang 286 0 0 -
Chỉ số đo lường hiệu suất – Key Performance Indicator (KPI)
7 trang 233 0 0 -
Sử dụng Email Marketing như một công cụ để spam là hủy hoại danh tiếng của bạn
10 trang 185 0 0 -
Kinh nghiệm tìm kiếm khách hàng khi khởi nghiệp
5 trang 134 0 0 -
Xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam - Phát triển thương hiệu hàng Việt
5 trang 129 0 0 -
444 trang 124 0 0
-
Đánh giá sự thành công một chiến dịch quảng cáo của KFC
7 trang 118 0 0 -
Một cách nhìn về CRM hướng nhu cầu (CRM On – Demand) - Phần cuối
4 trang 114 0 0