Nhiều loại thuốc có Vit C đã ăn theo dịch cúm.Từ quảng cáo và do đồn thổi, một số người đã dùng vitamin (VIT) C trong dạng viên thực phẩm chức năng có hàm lượt VIT thấp (60mg/viên), hay dùng viên C sủi bọt (có hàm lượng VIT C cao (1.000mg/viên) để phòng cúm A/H1N1.Vit C không phòng chống được cúm mùa, cúm gây dịch A/H1N1Để phòng được cúm thì phải dùng vắc-xin phòng cúm, vắc-xin chủ động tạo ra miễn dịch đặc hiệu. Virus cúm luôn thay hình đổi dạng (biến thể) nên mỗi năm, WHO phải dự...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vitamin C: Có phòng chữa được cúm mùa hay cúm A/H1N1? Vitamin C: Có phòng chữa được cúm mùa hay cúm A/H1N1? Nhiều loại thuốc có Vit C đã ăn theo dịch cúm. Từ quảng cáo và do đồn thổi, một số người đã dùng vitamin (VIT) Ctrong dạng viên thực phẩm chức năng có hàm lượt VIT thấp (60mg/viên), haydùng viên C sủi bọt (có hàm lượng VIT C cao (1.000mg/viên) để phòng cúmA/H1N1. Vit C không phòng chống được cúm mùa, cúm gây dịch A/H1N1 Để phòng được cúm thì phải dùng vắc-xin phòng cúm, vắc-xin chủ độngtạo ra miễn dịch đặc hiệu. Virus cúm luôn thay hình đổi dạng (biến thể) nên mỗinăm, WHO phải dự tính týp cúm mùa chủ yếu xảy ra trên từng vùng khuyến cáotiêm loại vắc-xin cúm đặc hiệu tương thích với týp cúm ấy. Còn cúm gây dịchA/H1N1 hiện chưa có vắc-xin tương thích với nó (theo các thông tin nghiên cứuthì sớm nhất là phải 6 tháng nữa mới có vắc-xin phòng cúm A/H1N1 trên thịtrường). Muốn chống cúm mùa hay cúm gây dịch A/H1N1 thì phải dùng thuốckháng lại virus đó (tamiflu, relenza, amantadin), đồng thời cơ thể phải có khả năngtạo ra miễn dịch tự nhiên góp phần cùng với thuốc. Có nhiều yếu tố nội sinh như interferon và các chất từ ngoài đưa vào Vit E,kẽm, chất béo (DHA, ARA...) có vai trò tăng cường miễn dịch tự nhiên. Cách đây khá lâu, một nhà sinh hóa học đưa ra giả thiết Vit C tăng cườngmiễn dịch tự nhiên. Theo đó, Vit C tăng cường chức năng hoạt động bạch cầu,tăng nồng độ interferon, tăng nồng độ và đáp ứng kháng thể, tăng tiết hormonetuyến ức, bảo đảm sự toàn vẹn của chất nền. Lúc đầu nhiều người ủng hộ. Chínhdo giả thiết này, cho đến nay một số thầy thuốc khi điều trị nhiễm khuẩn thườngcho thêm Vit C liều cao (1.000mg/ngày). Tuy nhiên, về sau nhiều người khác nghingờ. Một nghiên cứu nhiễm khuẩn hô hấp bao gồm cả cúm tại Mascova (Liên Xôcũ) cho biết: dùng Vit C với liều cao (1.000mg/ngày) không làm thay đổi tiến trìnhnhiễm khuẩn; cụ thể: không giảm được số ngày mắc bệnh, không giảm được tỷ lệchuyển sang nặng, không làm nhanh hơn quá trình hồi phục. Như vậy, dùng Vit Cđể tăng cường miễn dịch chỉ là một giả thiết còn tranh luận. Dùng Vit C để phòngcúm theo như quảng cáo đồn thổi là không có cơ sở khoa học vững chắc. Thêmđó, ngay cả theo giả thiết Vit C tăng cường miễn dịch chăng nữa thì cũng phảidùng liều cao và phải dùng với nhiều chất khác (như nói trên) chứ dùng Vit C liềuthấp hay dùng liều cao đơn độc (Vit C sủi bọt) thì cũng không có ý nghĩa. Những lạm dụng khác về Vit C Lạm dùng Vit C để chữa nám, làm đẹp da Collagen chiếm tới 45% thành phần protein cấu tạo da, cũng là một proteinquan trọng trong việc liên kết các cấu trúc cơ thể với nhau (mô liên kết, sụn khớp,dây chằng). Vit C có vai trò xúc tác tạo ra collagen, đặc biệt là tạo ra liên kếtamino prolin để hình thành hydroxyprolin, làm cho collagen ổn định. Nhưng đểthực hiện chức năng này còn cần Vit A, E, B, các vi lượng (lưu huỳnh, selen, iod,magie), các chất béo, các protein chứa nhiều collagen. Tất cả chúng được cung cấpqua thức ăn, sau đó phải qua nhiều quá trình chuyển hóa. Như vậy muốn có hiệunăng tái tạo, làm đẹp da, phải thực hiện chế độ ăn đầy đủ chất, chứ không thể chỉdùng mỹ phẩm bôi Vit C lên da, hay chỉ dùng Vit C đơn thuần là đủ. Khi ra nắng,dưới tác dụng của tia tử ngoại, tế bào biểu bì tiết ra melanin làm cho da có màu(xạm). Khi vào tối, melamin bị hủy trả lại màu ban đầu cho da (hết xạm) màu. Khidãi nắng nhiều (quá ngưỡng chịu đựng bình thường), da sẽ bị xạm. Phải chờ ítnhất 80 ngày, tế bào biểu bì bị xạm tróc ra, hay muốn nhanh hơn thì lột lớp biểu bìbị xạm đi (dễ bị tai biến), cơ thể sinh ra lớp tế bào mới (non), sẽ hết xạm. Lớp tếbào non không có lớp bảo vệ, dễ bị tác động của tia tử ngoại, bị xạm lại nặng hơn,nên phải kiêng nắng. Da cũng có thể xạm (màu đồng đen) do suy tuyến thượngthận. Trong cả hai trường hợp, không thể dùng Vit C chữa được. Dùng Vit Cuống, tiêm tĩnh mạch kéo dài chữa xạm da là không có cơ sở khoa học. Lạm dùng Vit C chống lão hóa Do quá trình chuyển hóa (hô hấp tế bào) mà cơ thể tự sinh ra gốc tự do (nộisinh). Mặt khác, do các chất độc hại từ môi trường (mỹ phẩm, dược phẩm, thuốctrừ sâu hữu cơ, khói bụi…) xâm nhập vào cơ thể tương tác với nhau tạo ra gốc tựdo (ngoại nhập). Gốc tự do gây nên quá trình oxy hóa - khử, làm hư hỏng tế bào,thúc đẩy quá trình lão hóa. Cơ thể vốn có những chất chống oxy hóa nội sinh (như: glutathionperoxidase, catalase, superoxid dismutase, coenzym 10...) và các chất từ ngoài đưavào (như Vit E, C, beta-caroten, selenium, kẽm…). Trong cơ thể, các chất này tạora một “mạng lưới chống oxy hóa”, kích hoạt, làm tăng hiệu lực của nhau. Để cótác dụng ấy, mỗi chất cần có một ngưỡng nồng độ nhất định. Ngoài ra, mỗi chấtcòn có một vai trò riêng: Vit C tan trong nước chống lại gốc tự do ngay ở dịchngoại bào, Vit E tan trong l ...