Danh mục

Vitamin (Kỳ 5)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.89 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vitamin B2 (Riboflavin) và vitamin B 6 (Pyridoxin)- Vitamin B2: có màu vàng và có mặt trong hầu hết các thực phẩm, vi khuẩn ở ruột có khả năng tổng hợp vitamin B 2. Ít tan trong nước hơn các vitamin nhóm B khác và dễ bị phân huỷ trong môi trường nước và base, là thành phần cấu tạo nên Flavomononucleotid (FMN) và Flavoadenindinucleotid (FAD). FMN và FAD là cofactor của cyt - c- reductase, oxydase và dehydrogenase giúp tăng cường chuyển hóa glucid, lipid, protid và vận chuyển điện tử trong chuỗi hô hấp tế bào.Ít gặp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vitamin (Kỳ 5) Vitamin (Kỳ 5) 3.2. Vitamin B2 (Riboflavin) và vitamin B 6 (Pyridoxin) - Vitamin B2: có màu vàng và có mặt trong hầu hết các thực phẩm, vikhuẩn ở ruột có khả năng tổng hợp vitamin B 2. Ít tan trong nước hơn các vitaminnhóm B khác và dễ bị phân huỷ trong môi trường nước và base, là thành phần cấutạo nên Flavomononucleotid (FMN) và Flavoadenindinucleotid (FAD). FMN và FAD là cofactor của cyt- c- reductase, oxydase và dehydrogenase giúp tăng cường chuyển hóa glucid, lipid, protidvà vận chuyển điện tử trong chuỗi hô hấp tế bào. Ít gặp thiếu hụt riêng rẽ vitamin B 2. Ở những người nu ôi dưỡng nhân tạo,viêm da, niêm mạc, thiếu máu và rối loạn thị giác có thể uống vitamin B 2 (5- 10mg/ ngày). - Vitamin B6: có mặt trong nhiều loại thực phẩm giống vitamin B 1 và rấtdễ phân huỷ ở nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc với chất oxy hóa hay tia cực tím. Dướisự xúc tác của pyridoxalkinase, vitamin B 6 chuyển thành pyridoxalphosphat mộtcoenzym của transaminase, decarboxylase và desaminase. Ngoài ra, vitamin B 6còn tham gia tổng hợp GABA và chuyển hóa acid oxalic, vitamin B 12, acid folic. Có thể gặp thiếu vitamin B6 ở người suy dinh dưỡng hoặc dùng INH,hydralazin, pencilamin… Thuốc được dùng đường uống, tiêm bắp hoặc dưới da 0,05 - 0,1g/ ngày chonhững người có viêm dây thần kinh ngoại vi, thần kinh thị giác, xơ vữa độngmạch, động kinh, chứng múa vờn ở trẻ em, người say tàu xe, viêm niêm mạcmiệng, thiếu máu, giảm bạch cầu hạt hoặc khi dùng kèm 1 số thuốc. 3.3. Vitamin B 3 (acid nicotinic, Niacin, vitamin PP): Xin xem bài thuốc hạlipoprotein máu. 3.4. Vitamin B5 và B8 Ít gặp thiếu hụt 2vitamin này riêng rẽ Vitamin B5 (acid panthothenic) : Có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm,là thành phần rất quan trọng cấu tạo nên coenzym A, giúp cho sự chuyển hóaglucid, lipid, tổng hợp các sterol trong đó có hormon steroid và porphyrin. Thuốcđược chỉ định trong rối loạn chuyển hóa do các nguyên nhân khác nhau, bệnhngoài da, chóng mặt do kháng sinh aminoglycosid gây ra, phòng và chống sốc saumổ và viêm nhiễm đường hô hấp. Vitamin B8 (vitamin H, Biotin): Có nhiều trong các phủ tạng, lòng đỏ trứng, cá, các loại hạt và là cofactorcủa enzym carboxylase tham gia phản ứng khử carboxyl của 4 cơ chất: Pyrurat -CoA, acetyl- CoA, Propionyl- CoA và β- methylcrotonyl - CoA giúp cho sựchuyển hóa glucid và lipid. Tuy nhiên, vitamin B8 thường đựơc chỉ định trongbệnh da tăng t iết bã nhờn, bệnh nhân có chế độ ăn nhân tạo và thiếu hụt enzymphụ thuộc biotin có tính di truyền. 3.5. Vitamin C (acid ascorbic) 3.5.1. Nguồn gốc - tính chất - Có trong hầu hết rau, quả đặc biệt trong rau cải xoong, cam, quýt, chanh,bưởi, cà chua. Tan mạnh trong nước nhưng dễ bị phân huỷ bởi nhiệt độ, các chấtoxy hóa và trong môi trường base. 3.5.2. Vai trò sinh lý Trong cơ thể, acid ascorbic bị oxy hóa tạo thành acid dehydroascorbic vẫncòn đầy đủ hoạt tính và 2 điện tử. Đây là phản ứng thuận nghịch. Nhờ có nhóm endiol trong phân tử nên vitamin C là cofactor của nhiềuphản ứng oxy hóa khử quan trọng trong sự tổng hợp collagen, carnitin, chuyểnacid folic thành acid folinic, ức chế hyaluronidase làm vững bền thành mạch. - Chuyển dopamin thành noradrenalin , tổng hợp serotonin từ tryptrophan,tổng hợp hormon thượng thận và sự tổng hợp collagen, proteoglycan và các thànhphần hữu cơ khác ở răng, xương, nội mô mao mạch. - Giúp chuyển Fe +3 thành Fe+2 làm tăng sự hấp thu sắt ở ruột. - Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng hiệp đồng với vitamin E, β- caroten,selen làm ngăn cản sự tạo gốc tự do gây độc tế, bào tăng tổng hợp interferon, giảmnhạy cảm của tế bào với histamin. 3.5.3. Dấu hiệu thiếu hụt - Thiếu trầm trọng vitamin C gây bệnh Scorbut - ngày nay ít gặp, điể n hìnhcó dấu hiệu: chảy máu dưới da, răng miệng, rụng răng, tăng sừng hóa nang lông,viêm lợi . - Thiếu vừa phải biểu hiện: mệt mỏi, viêm lợi, miệng, thiếu máu, giảmsức đề kháng dễ bị nhiễm trùng. 3.5.4. Dấu hiệu thừa vitamin C Tuy ít tích luỹ, nhưng khi dùng liều cao trên 1g/ ngày và dài ngày có thểgặp thừa vitamin C, biểu hiện: mất ngủ, kích động, đi lỏng, viêm loét dạ dày - ruột, giảm sứcbền hồng cầu có thể gây tan máu đặc biệt ở người thiếu G 6PD. Phụ nữ mang thaidùng liều cao dài ngày có thể gây bệnh Scorbut cho con. Có thể gặp sỏi thậnoxalat do dehydroascorbic chuyển thành acid oxalic và tăng huyết áp. 3.5.5. Chỉ định và liều dùng * Chỉ định: - Phòng và điều trị bệnh Scorbut, chảy máu do thiếu vitamin C. - Tăng sức đề kháng trong nhiễm trùng, nhiễ m độc, thai nghén. - Thiếu máu, dị ứng và người nghiện rượu, nghiện thuốc lá. * Li ...

Tài liệu được xem nhiều: