Danh mục

Vladimir Soloviev triết gia, thi sĩ và nhà phê bình văn học [Phần 2]_6

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 113.48 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xuất phát từ quan niệm Kitô giáo “Thiên Chúa là Tình Yêu”, mà tình yêu bao giờ cũng là sự liên kết tự do và hoàn hảo của hai sinh linh hay hai bản nguyên
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vladimir Soloviev triết gia, thi sĩ và nhà phê bình văn học [Phần 2]_6 Vladimir Solovievtriết gia, thi sĩ và nhà phê bình văn học [Phần 2]Xuất phát từ quan niệm Kitô giáo “Thiên Chúa là Tình Yêu”, mà tình yêubao giờ cũng là sự liên kết tự do và hoàn hảo của hai sinh linh hay haibản nguyên, Soloviev cho rằng Chúa là Chúa chân chính chỉ với tư cáchThần-Nhân. “Chúa không trở thành Thần-Nhân, Ngài là Thần Nhântrong vĩnh hằng”. Chính với tư cách Thần-Nhân, Chúa tạo ra thế giới củamình bằng cách khách thể hoá nội dung của mình, tương tự như ngườinghệ sĩ khách thể hoá đời sống tinh thần của mình thành những tácphẩm nghệ thuật. Nhưng nếu những tác phẩm nghệ thuật, là tác phẩmcủa con người bất hoàn hảo, tất yếu mang dấu ấn bất hoàn hảo, thì thếgiới của Chúa - cái tha thể của Thần-Nhân hoàn hảo - trong ý tưởng làThần-Nhân loại. “Thực tại của thế giới ấy, mà nó tất yếu phong phú hơnmột cách vô tận thế giới hữu hình của chúng ta, thực tại của thế giớithần thánh ấy rõ ràng chỉ có những ai thực sự thuộc về nó mới tri kiếnđược đầy đủ. Nhưng bởi lẽ cả thế giới tự nhiên của chúng ta cũng tấtyếu có quan hệ mật thiết với thế giới thần thánh ấy (…), bởi lẽ giữa haithế giới không có và không thể có vực ngăn cách không thể vượt qua,cho nên những tia sáng và hồi quang riêng lẻ của thế giới thần thánhphải thâm nhập cả vào thực tại của chúng ta và làm nên toàn bộ nộidung lý tưởng, toàn bộ cái đẹp và cái chân mà chúng ta tìm thấy ở trongnó”.Thế thì thế giới tự nhiên của chúng ta nằm trong quan hệ xác định thếnào với thế giới thần thánh? Giải đáp của Soloviev không trùng hợp vớigiáo thuyết Kitô giáo chính thống. “Cái thế giới, mà theo lời vị thánhtông đồ, ngập ngụa trong độc ác, không phải là một thế giới mới nàođó, cách biệt tuyệt đối với thế giới thần thánh, được tạo thành từnhững thành tố riêng biệt của mình, mà nó chỉ là tương quan khác, lẽ rakhông được có, của chính những thành tố tạo nên cả sự tồn tại của thếgiới thánh thần… Bởi nếu Thượng Đế, với tư cách cái tuyệt đối hay là cáithập toàn, hàm chứa trong mình mọi hữu thể hay là mọi sinh linh, thìtức là không thể có những sinh linh mà lại có cơ sở của sự tồn tại củamình ở ngoài Thượng Đế hay tồn tại như là những thực thể ở ngoài thếgiới thần thánh; vì thế mà thế giới tự nhiên trong sự đối lập với ThượngĐế, chỉ có thể là vị thế khác hay là sự sắp đặt khác cũngnhững thành tốcơ bản thường tồn như là những thực thể trong thế giới thần thánh”.Chính vì thế giới bất toàn, đầy ác độc và khổ đau của chúng ta vẫn làthế giới của Thượng Đế và khởi thủy có chung bản chất với Ngài chonên nó vẫn đáng được tôn quý, ngưỡng mộ. Soloviev - nhà thần học,thống nhất với Soloviev - nhà thơ, kiên định trong chí hướng khắc phụcchủ nghĩa nhị nguyên trong quan niệm về Thượng Đế và thế giới.Vậy thì cái ác, cái khổ ngự trị trong thế gian này phát sinh từ đâu?Soloviev có hai giải đáp cho câu hỏi này, một giải đáp gần như đồngnhất với thần học truyền thống, giải đáp khác chứa đựng nhiều hơnnhững tìm tòi, trăn trở của cá nhân ông. Giải đáp thứ nhất, được trìnhbày trong Những thuyết trình… khẳng định rằng nguyên nhân của cáiác, cái khổ là lòng ái kỷ, vị kỷ của các vật tạo muốn khẳng định sự tồn tạiđộc lập của mình đối với Đấng Sáng Tạo và bất hoà, thù địch lẫn nhau -cái chủ nghĩa vị kỷ ấy là hệ quả của tự do lựa chọn mà Thượng Đế, trungthành với bản chất tự do của mình, đã ban tặng cho các vật tạo; cái tựdo ấy đã bị chúng lạm dụng. Nét riêng của thần học Soloviev là ở đâyông, tuân theo những trực giác huyền bí của mình, đưa vào bức tranhsiêu hình học về thế giới một sinh linh trung gian giữa Thượng Đế vàthế giới - linh hồn thế giới. Theo giới thuyết của Soloviev, linh hồn thếgiới là “trung tâm sống động hay là linh hồn của mọi vật tạo và đồngthời là hình thức hiện thực của thánh thần”, là “chủ thể vĩnh tồn củahữu thể thụ tạo và khách thể vĩnh tồn của tác động của Đấng SángTạo”. “Được dự phần vào thể thống nhất của Thượng Đế, đồng thờibao hàm toàn bộ thể đa phức của những linh hồn sống”, linh hồn thếgiới là sinh linh có bản chất nhị hợp - nó mang trong mình cả bảnnguyên thần thánh lẫn bản tính của vật tạo. Vì thế nó tự do cả trongquan hệ với Thượng Đế lẫn trong quan hệ với thế giới thụ tạo. Và cái tựdo ấy là nguồn gốc sâu xa của tấn kịch thế giới. Vào một thời điểm nhấtđịnh, linh hồn thế giới muốn biệt lập khỏi Thượng Đế, khẳng định vị trítrung tâm tuyệt đối của mình trong vũ trụ. “Mặc dù sở hữu tất cả, linhhồn thế giới muốn sở hữu cái tất cả ấy một cách khác cách mà nó đangsở hữu, tức là muốn sở hữu nó từ bản thân, như Thượng Đế, muốn cókhông chỉ sự tồn tại viên mãn vốn là của nó mà còn cả tính tự tồn tuyệtđối trong sự sở hữu thể viên mãn ấy - cái không thuộc về nó”. Nhưngchính do ý muốn khẳng định mình bên ngoài Thượng Đế, linh hồn thếgiới đánh mất vị trí trung tâm của mình, đánh mất tự do và quyền lựcđối với thế giới các tạo vật, không còn thực hiện ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: