Danh mục

Vốn xã hội và mấy vấn đề đặt ra trong nghiên cứu vốn xã hội ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 193.48 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết trình bày về lược sử khái niệm và những quan niệm khác nhau về vốn xã hội, vốn xã hội và tác động hai chiều của nó đến sự phát triển con người và xã hội, nghiên cứu vốn xã hội ở Việt Nam và mấy vấn đề đặt ra trong nghiên cứu vốn xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vốn xã hội và mấy vấn đề đặt ra trong nghiên cứu vốn xã hội ở Việt Nam hiện nay Xã hội học, số 3(115), 2011 9 VỐN XÃ HỘI VÀ MẤY VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG NGHIÊN CỨU VỐN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY NGUYỄN TUẤN ANH * 1. Lược sử khái niệm và những quan niệm khác nhau về vốn xã hội Vốn xã hội (social capital) được quan niệm là một loại vốn, bên cạnh các loại vốn khác như vốn kinh tế, vốn văn hoá, vốn con người. Lyda Judson Hanifan là người đầu tiên đưa ra khái niệm vốn xã hội vào năm 1916. Ông dùng khái niệm này để chỉ tình thân hữu, sự thông cảm lẫn nhau, cũng như tương tác giữa các cá nhân, hay giữa các gia đình trong đời sống xã hội. Bốn mươi năm sau, vào những năm 1960, Jane Jacobs đề cập lại khái niệm vốn xã hội trong nghiên cứu của mình (Smith và cộng sự, 2002: 153-154). Đến những năm 1980, khái niệm này được đưa vào từ điển khoa học xã hội (Fukuyama, 2002:23). Tuy nhiên, vốn xã hội chỉ thực sự trở thành khái niệm quan trọng trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn kể từ khi tác phẩm “Các hình thức của vốn” của Bourdieu được công bố (Smith và cộng sự, 2002: 154-155; Portes, 1998: 3). Đến nay, đã có nhiều định nghĩa và cách giải thích khác nhau về vốn xã hội (Baker, 1990; Bourdieu, 1986; Coleman, 1988; Fukuyama, 2001, 2002; Halpern, 2005; Lin, 1999, 2001; Portes, 1998; Putnam, 1995, 2000). Phân tích một cách khái quát các định nghĩa, cũng như các cách giải thích này cho thấy giữa các tác giả vừa có sự nhất trí, lại vừa có cách hiểu khác nhau về vốn xã hội. Về sự nhất trí giữa các tác giả, mặc dù mỗi người dựa trên kết quả nghiên cứu riêng của mình tại những quốc gia hay những vùng lãnh thổ khác nhau, song đại đa số họ đều gặp nhau ở những điểm sau đây. Thứ nhất, vốn xã hội gắn liền với mạng lưới xã hội, quan hệ xã hội. Chẳng hạn, vốn xã hội kết nối với mạng lưới xã hội tương đối bền vững (Bourdieu, 1986: 248-249), vốn xã hội nằm trong quan hệ xã hội (Coleman, 1988: 98-100), vốn xã hội ở trong mạng lưới xã hội (Lin, 2001: 24-25), mạng lưới xã hội là một thành tố của vốn xã hội (Putnam, 2000: 19), cần quan sát vốn xã hội thông qua mạng lưới xã hội (Portes, 1998: 8). Thứ hai, nhiều tác giả dùng khái niệm nguồn lực để định nghĩa vốn xã hội. Nếu Bourdieu (1986: 248-249) quan niệm vốn xã hội là nguồn lực dựa trên mạng lưới được thừa nhận hoặc quen biết, thì Lin (2001: 25) định nghĩa vốn xã hội là nguồn lực nằm trong mạng lưới xã hội. Trong khi đó, Baker (1990: 619) lại cho rằng vốn xã hội là nguồn lực mà * TS. Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Email: xhhanh@yahoo.com. Điện thoại: 04.37565776; 0985905712. Tác giả trân trọng cảm ơn PGS.TS. Mai Văn Hai (Viện Xã hội học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh và PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa (Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã đọc và góp ý đối với bản thảo bài viết. Bài viết này nằm trong khuôn khổ đề tài nhóm A của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2011: “Vốn xã hội trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay”. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 10 Vốn xã hội và mấy vấn đề đặt ra…... các chủ thể hành động thu nhận được từ những cấu trúc xã hội cụ thể. Thứ ba, vốn xã hội được tạo ra thông qua việc đầu tư vào các quan hệ xã hội, hoặc mạng lưới xã hội, và các cá nhân có thể sử dụng vốn xã hội để tìm kiếm lợi ích. Với Bourdieu (1986: 249), vốn xã hội là kết quả của sự đầu tư. Trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn, kết quả đó có thể được sử dụng để chuyển thành các loại vốn khác, chẳng hạn vốn kinh tế. Coleman (1988: 118,101) thì khẳng định vốn xã hội là “sản phẩm phái sinh” của các hoạt động khác, thông qua mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Người ta thiết lập và duy trì những quan hệ như thế để tìm kiếm lợi ích. Theo quan điểm của Fukuyama (2002: 26), cá nhân có thể tạo ra và sử dụng vốn xã hội để phục vụ mục đích của mình. Trong khi đó Putnam (2000: 296-306, 319-325) cho biết vốn xã hội được dùng để tìm kiếm sự thịnh vượng về kinh tế, hay thành công trong học hành. Lin (1999: 30) lại nói rõ vốn xã hội phản ánh khả năng đầu tư và lợi ích thu về. Còn Portes (1998: 9) thì khẳng định cá nhân sử dụng vốn xã hội để tìm kiếm lợi ích. Thứ tư, sự tin cậy và quan hệ qua lại/sự có đi-có lại (trust and recipocity) được nhiều tác giả đề cập đến khi bàn về vốn xã hội. Bourdieu (1986: 248-249) định nghĩa vốn xã hội là nguồn lực dựa trên mạng lưới được thừa nhận hoặc quen biết, trong đó các thành viên tương tác qua lại với nhau. Coleman (1988: 101-108) khẳng định trách nhiệm, sự mong đợi và lòng tin là các hình thức của vốn xã hội. Chính trách nhiệm và mong đợi lẫn nhau đã tạo nên sự tin cẩn giữa các cá nhân. Fukuyama (2001: 7-8) quan niệm vốn xã hội gồm có chuẩn mực của sự có đi có lại, và vốn xã hội biểu thị sự tin cậy. Portes (1998: 7-8) lại nói sự trao đổi qua lại và lòng tin là những nguồn gốc của vốn xã hội. Putnam (2000: 19) quan niệm vốn xã hội gồm có các chuẩn mực củ ...

Tài liệu được xem nhiều: