Danh mục

VỐN XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN (Phần I)

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 301.77 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài này chúng tôi sẽ tóm lược các điểm chính của vốn xã hội như được trình bày theo một số nhà nghiên cứu trên thế giới. Sau đó đề cập đến sự nghiên cứu của ông Fukuyama và liên hệ một số điểm chính yếu của ông với thực tế của nước ta để tìm xem vốn xã hội của chúng ta cao hay thấp. Thực tế được chọn lựa là sáu vấn đề nằm trong cơ cấu tổ chức xã hội và công việc xây dựng con người ở ta ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VỐN XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN (Phần I) VỐN XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN (Phần I) Luật sư Nguyễn Ngọc Bích Trong bài này chúng tôi sẽ tóm lược các điểm chính của vốn xã hội như được trình bày theo một số nhà nghiên cứu trên thế giới. Sau đó đề cập đến sự nghiên cứu của ông Fukuyama và liên h ệ một số điểm chính yếu của ông với thực tế của nước ta để tìm xem vốn xã hội của chúng ta cao hay thấp. Thực tế được chọn lựa là sáu vấn đề nằm trong cơ cấu tổ chức xã hội và công việc xây dựng con người ở ta. I. Khái niệm về vốn xã hội Vốn xã hội là những sự ràng buộc lẫn nhau do người ta đặt ra hay tuân giữ khi giao dịch hay khi chung sức làm một việc gì đó; nó còn được gọi là những ràng buộc xã hội (social bonds) hay các hành vi mẫu mực (norms) hoặc quy tắc (rules) xã hội và chúng là những yếu tố quan trọng cho sự bền vững của cuộc sống. Những giá trị này được nhà xã hội học Jane Jacobs nêu lên năm 1961, Bourdieu năm 1986, sau đó được Coleman đặt cho một khuôn khổ lý thuyết rõ ràng năm 1989; rồi được Putnam phổ biến trên công luận năm 1993. Coleman mô tả vốn xã hội là một cấu trúc, một khuôn khổ, cho sự giao dịch giữa những người hành động (actors) và trong họ với nhau; thúc đẩy các hoạt động sản xuất và trở thành những thứ gì có sẵn (tài nguyên) để cho một cá nhân sử dụng hầu thực hiện những lợi ích riêng tư của họ. Khi ấy người ta có thể sống với nhau mỗi ngày mà không phải mất công dàn xếp đi, dàn xếp lại vừa mất thì giờ vừa tốn kém. Tiêu biểu cho cái vốn kia là hàng xóm đồng ý với nhau nếu nhà nào đi vắng cả thì nhà bên cạnh thỉnh thoảng ngó mắt giùm; những người mua bán kim cương sẽ tự mình chọn lựa kỹ để khi giao không phải thử từng viên xem có bị trầy hay không; hội những người giúp nhau chữa bệnh ung thư qua trang web... Đó là sự hoạt động của vốn xã hội hay vốn xã hội trong hành động (social capital in action). Vốn xã hội tạo điều kiện cho các cá nhân hợp tác với nhau vì nó làm giảm khó khăn khi cùng làm một việc chung. Người này bỏ sức ra vì biết người khác cũng làm như thế; và họ sẽ không muốn làm chung với ai thích làm theo hứng. Vốn xã hội được kết tinh sau một quá trình gồm có: (1) sự tin cẩn lẫn nhau (trust) hay niềm tin; (2) sự có đi có lại, hay sự hỗ tương; (3) những quy tắc hay hành vi mẫu mực chung và sự chế tài; (4) sự kết hợp lại với nhau thành một mạng lưới. Thí dụ như việc chơi hụi (họ) ở nước ta. Bạn, tôi và vài người quen rủ nhau chơi hụi, chúng ta là một cộng đồng địa phương (bước 4); chúng ta tin nhau là ai cũng đàng hoàng (bước 1); bạn hốt hụi kỳ đầu, tôi kỳ sau (bước 2); muốn hốt hụi phải bỏ giá, ai cao nhất sẽ hốt; hốt xong thì từ đó trở đi phải đóng đủ, ai giật là sẽ bị đòi (bước 3). Vậy chơi hụi là một định chế xã hội, nó có tính địa phương (local institution), giúp cho người cần tiền vay mượn tiền của người khác mà không phải thế chấp tài sản và góp phần vào hoạt động kinh tế. Đó là một sự đóng góp hữu hiệu và hiệu quả cho nền kinh tế. Lý giải từng bước, ta thấy dễ chịu khi làm ăn với ai mà mình tin, không mất công, chẳng mất giờ, vốn là của cải có sẵn (tài nguyên) và không nên phí phạm. Khi mình tin người khác họ cũng sẽ tin mình và như thế niềm tin tạo nên một nghĩa vụ. Nếu đứng trong vị trí của từng cá nhân một, ta có sự tin cẩn nhau; lúc nhìn cả hai người một lần thì đó là niềm tin hay sự tin tưởng. Có hai loại tin tưởng: một là tin vào những người mà mình biết rõ; hai là tin vào những người mình chưa biết rõ nhưng vì họ đứng trong một cơ cấu, một tổ chức mà mình tin tưởng nên mình cũng tin họ luôn. Xây dựng niềm tin thì mất nhiều thời gian và công sức nhưng để mất nó thì rất dễ. Một xã hội đầy rẫy sự bất tín thì khó có sự hợp tác (Baland and Platteau, 1998). Về sự có đi có lại, hay sự tương tác, thì khi diễn ra chúng sẽ làm gia tăng niềm tin. Có hai loại tương tác (Coleman, Putnam): (i) nhận ngay tức khắc (specific reciprocity) là hai bên cùng trao đổi tức thời hai thứ có giá trị ngang nhau, và (ii) sẽ nhận sau này (diffuse reciprocity) là một bên cứ làm lâu dài và liên tục; không trông đợi sự đáp lại, nhưng qua thời gian thì sẽ được trả lại hay bù đắp tương xứng. Sự tương tác cũng tạo ra nghĩa vụ lâu dài giữa các bên. Quy tắc (rules) là những sự bó buộc mà mỗi người phải theo khi làm một việc gì đó. Quy tắc chính thức là luật pháp do nhà cầm quyền ban hành. Luật lệ luôn đi kèm với sự trừng phạt tinh thần hay vật chất. Quy tắc không chính thức là những điều mà các cá nhân áp dụng để đóng khuôn hành vi hàng ngày của họ. Từ sự kiện Thái Bình... Nhân bàn về “vốn xã hội”, xin nhắc lại sự kiện Thái Bình năm 1997. Tìm hiểu nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ xung đột xã hội ở nông thôn tại một nơi vốn là lá cờ đầu của hầu hết các lĩnh vực xây dựng và phát triển nông thôn của cả nước, một sự kiện khá điển hình, giúp làm sáng tỏ vấn đề “vốn xã hội”. Trước hết, xin gợi ...

Tài liệu được xem nhiều: