Vũ Trọng Phụng với quan niệm về 'sự dung nạp chất phóng sự trong tiểu thuyết'
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 88.56 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Với Vũ Trọng Phụng, tiểu thuyết - một thể loại vốn dựa trên hư cấu nghệthuật - lại có khả năng dung nạp tính thời sự, mỗi cuốn tiểu thuyết là “một thiênphóng sự". Từ quan niệm dung nạp chất phóng sự trong tiểu thuyết, Vũ TrọngPhụng - ông vua phóng sự Bắc kỳ - đã sáng tạo nên những cuốn tiểu thuyết giá trị,tái hiện chân thực, sống động bức tranh hiện thực đời sống Việt Nam những năm30 của thế kỷ trước, đóng góp lớn cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vũ Trọng Phụng với quan niệm về “sự dung nạp chất phóng sự trong tiểu thuyết” JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012, Vol. 57, No. 5, pp. 47-51 VŨ TRỌNG PHỤNG VỚI QUAN NIỆM VỀ “SỰ DUNG NẠP CHẤT PHÓNG SỰ TRONG TIỂU THUYẾT” Trần Khánh Phong Trường THPT Hai Bà Trưng - Tp. Huế E-mail: phonghbt@gmail.com Tóm tắt. Với Vũ Trọng Phụng, tiểu thuyết - một thể loại vốn dựa trên hư cấu nghệ thuật - lại có khả năng dung nạp tính thời sự, mỗi cuốn tiểu thuyết là “một thiên phóng sự. Từ quan niệm dung nạp chất phóng sự trong tiểu thuyết, Vũ Trọng Phụng - ông vua phóng sự Bắc kỳ - đã sáng tạo nên những cuốn tiểu thuyết giá trị, tái hiện chân thực, sống động bức tranh hiện thực đời sống Việt Nam những năm 30 của thế kỷ trước, đóng góp lớn cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Từ khóa: Chất phóng sự, tiểu thuyết, Vũ Trọng Phụng, dung nạp, hiện thực, ông vua phóng sự. 1. Mở đầu Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939) được đánh giá là hiện tượng văn học phức tạp. Sự nghiệp của ông đã để lại nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu, phê bình. Bước vào thời kỳ đổi mới, nhất là từ những năm 90 của thế kỷ trước, việc đánh giá Vũ Trọng Phụng gần như đạt được sự thống nhất. Các nhà nghiên cứu đi sâu vào khai thác sự nghiệp văn chương, sáng tác ở thể loại tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng ở nhiều góc độ khác nhau, và đều cho rằng: Vũ Trọng Phụng là một nhà văn hiện thực xuất sắc, cây bút ấy xứng đáng được xếp bên cạnh những nhà văn hiện thực lớn như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng. . . Tác giả Tôn Thất Dụng đã có một khám phá lý thú về sự nghiệp văn chương của Vũ Trọng Phụng: “Trong các tiểu thuyết và phóng sự của Vũ Trọng Phụng người ta nhận ra sự xâm nhập lẫn nhau của hai yếu tố có từ phẩm chất của hai thể loại” [4]. Như vậy, khi sáng tạo tác phẩm văn chương nói chung, tiểu thuyết nói riêng, Vũ Trọng Phụng đã có ý thức về sự dung nạp chất phóng sự trong tiểu thuyết. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Từ cuộc đời đến quan niệm văn chương Theo nhiều nhà nghiên cứu, bạn bè, Vũ Trọng Phụng sống và tiếp xúc hàng ngày với những cái nhố nhăng thành thị của xã hội thực dân nửa phong Việt Nam, mà chủ yếu ở Hà Nội. Sống trong môi trường đó, cái nhìn về cuộc đời của nhà văn không tránh khỏi phiến diện và một chiều, nhưng hoàn toàn chính xác: “Riêng tôi, xã hội này, tôi chỉ thấy 47 Trần Khánh Phong là khốn nạn: quan tham lại nhũng, đàn bà hư hỏng, đàn ông dâm bôn, một tụi văn sĩ đầu cơ xảo quyệt, cái xa hoa chơi bời của bọn giàu thì thật là những câu chửi rủa vào cái xã hội dân quê, thợ thuyền lầm than, bị bóc lột” [7]. Mặt trái của xã hội Việt Nam đương thời - sự xuống cấp về nhân phẩm, đạo đức con người khi văn minh phương Tây du nhập vào - trở thành sự thực được phản ánh trong tác phẩm của ông là điều dễ hiểu. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn, Vũ Trọng Phụng đã nhận được nhiều lời bình phẩm trái ngược nhau: ý kiến khen thì trân trọng những nhận thức mà Vũ Trọng Phụng đem lại cho người đọc; ý kiến chê thì cho rằng văn chương Vũ Trọng Phụng rặt những điều dâm ô. Trước những ý kiến đó, Vũ Trọng Phụng vẫn kiên trì với quan niệm: “Tôi quan niệm văn chương là một phương tiện tranh đấu của những người cầm bút muốn loại khỏi xã hội con người những bất công, nhen lên trong lòng người nỗi xót thương đối với những kẻ bị chà đạp lên nhân phẩm, kẻ yếu, kẻ bị đày đọa vào cảnh ngu tối, bị bóc lột, mỗi ngày kiếm ra đủ ăn bữa tối để nhịn sáng hôm sau” [6]. Trả lời ông Thái Phỉ, Vũ Trọng Phụng cũng khẳng định: “Công phẫn? Thì chúng tôi chỉ mong có thế! Nhưng cái công phẫn ấy - chỗ hoàn toàn của nghệ thuật vậy - là cái mà công chúng để đối phó với cái nhơ bẩn, với những vai phạm những điều nhơ bẩn tả trong chuyện, và cái công phẫn ấy là chính đáng lắm. . . ” [8]. Với cái nhìn đó, Vũ Trọng Phụng đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa văn chương với đời sống, nhất là đời sống người dân nghèo. Và ông xác định rõ trách nhiệm của người cầm bút cũng như nhiệm vụ vô cùng to lớn của văn chương: phê phán những cái xấu xa của tầng lớp trên trong xã hội, phản ánh những cái bất công, những đau đớn trong cuộc sống của người dân nghèo để làm cho mọi người biết căm phẫn cái xấu xa trong cuộc đời, từ đó góp phần cải tạo xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời. Môi trường sống và cách nhìn nhận như vậy khiến văn chương nói chung, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng nói riêng, hướng đến việc phản ánh một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội đương thời: sự xuống cấp về nhân phẩm của tầng lớp giàu có trong xã hội thành thị, cuộc sống bị áp bức, lầm than của tầng lớp dân nghèo. 2.2. Quan niệm của Vũ Trọng Phụng về “người viết tiểu thuyết” Trước hiện thực cuộc đời, Vũ Trọng Phụng không chỉ là một người viết ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vũ Trọng Phụng với quan niệm về “sự dung nạp chất phóng sự trong tiểu thuyết” JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012, Vol. 57, No. 5, pp. 47-51 VŨ TRỌNG PHỤNG VỚI QUAN NIỆM VỀ “SỰ DUNG NẠP CHẤT PHÓNG SỰ TRONG TIỂU THUYẾT” Trần Khánh Phong Trường THPT Hai Bà Trưng - Tp. Huế E-mail: phonghbt@gmail.com Tóm tắt. Với Vũ Trọng Phụng, tiểu thuyết - một thể loại vốn dựa trên hư cấu nghệ thuật - lại có khả năng dung nạp tính thời sự, mỗi cuốn tiểu thuyết là “một thiên phóng sự. Từ quan niệm dung nạp chất phóng sự trong tiểu thuyết, Vũ Trọng Phụng - ông vua phóng sự Bắc kỳ - đã sáng tạo nên những cuốn tiểu thuyết giá trị, tái hiện chân thực, sống động bức tranh hiện thực đời sống Việt Nam những năm 30 của thế kỷ trước, đóng góp lớn cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Từ khóa: Chất phóng sự, tiểu thuyết, Vũ Trọng Phụng, dung nạp, hiện thực, ông vua phóng sự. 1. Mở đầu Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939) được đánh giá là hiện tượng văn học phức tạp. Sự nghiệp của ông đã để lại nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu, phê bình. Bước vào thời kỳ đổi mới, nhất là từ những năm 90 của thế kỷ trước, việc đánh giá Vũ Trọng Phụng gần như đạt được sự thống nhất. Các nhà nghiên cứu đi sâu vào khai thác sự nghiệp văn chương, sáng tác ở thể loại tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng ở nhiều góc độ khác nhau, và đều cho rằng: Vũ Trọng Phụng là một nhà văn hiện thực xuất sắc, cây bút ấy xứng đáng được xếp bên cạnh những nhà văn hiện thực lớn như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng. . . Tác giả Tôn Thất Dụng đã có một khám phá lý thú về sự nghiệp văn chương của Vũ Trọng Phụng: “Trong các tiểu thuyết và phóng sự của Vũ Trọng Phụng người ta nhận ra sự xâm nhập lẫn nhau của hai yếu tố có từ phẩm chất của hai thể loại” [4]. Như vậy, khi sáng tạo tác phẩm văn chương nói chung, tiểu thuyết nói riêng, Vũ Trọng Phụng đã có ý thức về sự dung nạp chất phóng sự trong tiểu thuyết. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Từ cuộc đời đến quan niệm văn chương Theo nhiều nhà nghiên cứu, bạn bè, Vũ Trọng Phụng sống và tiếp xúc hàng ngày với những cái nhố nhăng thành thị của xã hội thực dân nửa phong Việt Nam, mà chủ yếu ở Hà Nội. Sống trong môi trường đó, cái nhìn về cuộc đời của nhà văn không tránh khỏi phiến diện và một chiều, nhưng hoàn toàn chính xác: “Riêng tôi, xã hội này, tôi chỉ thấy 47 Trần Khánh Phong là khốn nạn: quan tham lại nhũng, đàn bà hư hỏng, đàn ông dâm bôn, một tụi văn sĩ đầu cơ xảo quyệt, cái xa hoa chơi bời của bọn giàu thì thật là những câu chửi rủa vào cái xã hội dân quê, thợ thuyền lầm than, bị bóc lột” [7]. Mặt trái của xã hội Việt Nam đương thời - sự xuống cấp về nhân phẩm, đạo đức con người khi văn minh phương Tây du nhập vào - trở thành sự thực được phản ánh trong tác phẩm của ông là điều dễ hiểu. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn, Vũ Trọng Phụng đã nhận được nhiều lời bình phẩm trái ngược nhau: ý kiến khen thì trân trọng những nhận thức mà Vũ Trọng Phụng đem lại cho người đọc; ý kiến chê thì cho rằng văn chương Vũ Trọng Phụng rặt những điều dâm ô. Trước những ý kiến đó, Vũ Trọng Phụng vẫn kiên trì với quan niệm: “Tôi quan niệm văn chương là một phương tiện tranh đấu của những người cầm bút muốn loại khỏi xã hội con người những bất công, nhen lên trong lòng người nỗi xót thương đối với những kẻ bị chà đạp lên nhân phẩm, kẻ yếu, kẻ bị đày đọa vào cảnh ngu tối, bị bóc lột, mỗi ngày kiếm ra đủ ăn bữa tối để nhịn sáng hôm sau” [6]. Trả lời ông Thái Phỉ, Vũ Trọng Phụng cũng khẳng định: “Công phẫn? Thì chúng tôi chỉ mong có thế! Nhưng cái công phẫn ấy - chỗ hoàn toàn của nghệ thuật vậy - là cái mà công chúng để đối phó với cái nhơ bẩn, với những vai phạm những điều nhơ bẩn tả trong chuyện, và cái công phẫn ấy là chính đáng lắm. . . ” [8]. Với cái nhìn đó, Vũ Trọng Phụng đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa văn chương với đời sống, nhất là đời sống người dân nghèo. Và ông xác định rõ trách nhiệm của người cầm bút cũng như nhiệm vụ vô cùng to lớn của văn chương: phê phán những cái xấu xa của tầng lớp trên trong xã hội, phản ánh những cái bất công, những đau đớn trong cuộc sống của người dân nghèo để làm cho mọi người biết căm phẫn cái xấu xa trong cuộc đời, từ đó góp phần cải tạo xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời. Môi trường sống và cách nhìn nhận như vậy khiến văn chương nói chung, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng nói riêng, hướng đến việc phản ánh một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội đương thời: sự xuống cấp về nhân phẩm của tầng lớp giàu có trong xã hội thành thị, cuộc sống bị áp bức, lầm than của tầng lớp dân nghèo. 2.2. Quan niệm của Vũ Trọng Phụng về “người viết tiểu thuyết” Trước hiện thực cuộc đời, Vũ Trọng Phụng không chỉ là một người viết ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chất phóng sự Tiểu thuyết Việt Nam Vũ Trọng Phụng Hư cấu nghệ thuật Ông vua phóng sự Bắc kỳ Văn xuôi Việt Nam hiện đạiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 1
161 trang 424 13 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 106 0 0 -
Qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ, hãy phân tích nỗi khổ của người nông dân Tây Bắc
12 trang 69 0 0 -
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 2
103 trang 67 6 0 -
Tiểu thuyết Chuyện tình mùa tạp kỹ của Lê Anh Hoài nhìn từ lí thuyết trò chơi
11 trang 53 1 0 -
Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
182 trang 46 0 0 -
112 trang 35 0 0
-
Hài hước, trào tiếu, sân khấu hóa - một khuynh hướng tiểu thuyết gần đây
7 trang 32 0 0 -
Bài giảng Ngữ văn 11: Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng
5 trang 32 0 0 -
Ngôn ngữ xã hội trong phóng sự Vũ Trọng Phụng
6 trang 29 0 0