Danh mục

Vũ Trụ Nhân Linh - III. Cơ Cấu Thời Gian Với Sự Vật

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 167.08 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quan niệm tĩnh chỉ về sự vật Với thời gian hàng ngang thì quan niệm sự vật phải là im lìm, vì nếu có biến dịch là do thời gian tạo ra. Vậy nếu thời gian được quan niệm như thực thể độc lập đứng bên ngoài sự vật, thì sự vật tất nhiên phải bất động (inerte) và đó là quan niệm của triết lý yếu tính Platon, hay bản thể Aristote, hoặc quan niệm về sự vật như một đối tượng của phái duy tâm Descartes đến Hegel. Bachelard viết: Descartes a beau s en défendre, si...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vũ Trụ Nhân Linh - III. Cơ Cấu Thời Gian Với Sự Vật Vũ Trụ Nhân Linh III. Cơ Cấu Thời Gian Với Sự Vật 1. Quan niệm tĩnh chỉ về sự vật Với thời gian hàng ngang thì quan niệm sự vật phải là im lìm, vì nếucó biến dịch là do thời gian tạo ra. Vậy nếu thời gian được quan niệm nhưthực thể độc lập đứng bên ngoài sự vật, thì sự vật tất nhiên phải bất động(inerte) và đó là quan niệm của triết lý yếu tính Platon, hay bản thể Aristote,hoặc quan niệm về sự vật như một đối tượng của phái duy tâm Descartes đếnHegel. Bachelard viết: Descartes a beau s en défendre, si la matière estuniquement étendue, elle est faite de solides. (N.E.S, 59). Descartes có mà chối cãi đàng trời, nếu vật chất chỉ có một chiều trảira (như quan niệm thời gian phân trương của bình cát) thì tất nhiên nó phảitạo thành do những cái cứng đặc, những sự vật im lìm (inerte). Ngay đến quan niệm của nhóm Leucippe, Lucrèce, Démocrite, tuy cótên là nguyên tử, nhưng tựu trung cũng vẫn còn là bất khả diệt, không thểthấu qua được (particules solides, unes, indestructibles, imperméables). TheoLucrèce trong quyển De Natura Rerum thì những nguyên tử đó rơi theochiều trọng lực, tình cờ đi trật đường (clinamen: inclinaison de la verticale)mới hợp với những nguyên tử khác để cấu thành sự vật dị biệt. Như vậy tuymang tên là nguyên tử, kỳ thực thì vẫn là vật đông đặc, tuy rất nhỏ bé và dichuyển động đậy, nhưng tự thân hạt nguyên tử vẫn còn tính chất cứng chắc.Chính nó đã ảnh hưởng vào quan niệm nguyên tử lúc đầu. Ông Rousseauviết: Khi mới khám phá ra ở giữa thế kỷ 19, nguyên tử xuất hiện như mộthạt nhỏ, tuy không thể cầm bắt được, nhưng nó vẫn là cái chi có mặc dầu đóchỉ là cái có giả thuyết, nhưng bản tính vẫn là vật chất (insaisissable etmême hypothétique, mais essentiellement matériel). Những người chủtrương thuyết nguyên tử lúc bấy giờ quả quyết nếu ta có cách cưa gỗ, rồi bàonhững mạt cưa, rồi lại bào những mạt cưa của mạt cưa thành ra những phầnđủ nhỏ, thì chúng ta sẽ đạt tới nguyên tử. Nhưng sang đầu thế kỷ 20, quang cảnh đổi hẳn: nguyên tử không cònlà hạt cứng nữa, nó đã trở nên một sự phối hiệp giữa hạt điện âm với hạtđiện dương. Nói khác đi nguyên tử chỉ còn là một tổ hợp những điện năng.Vật chất đã biến đâu mất rồi và nhà vật lý chỉ còn trong tay một chút dòngđiện. Thế là từ biệt vật chất, vật chất đi đời rồi, cái khối từ ngàn xưa ngườivẫn cho là cứng nhắc nay chỉ còn là cơn lốc của hai hạt điện dương và âm.Quả là một sự trở mặt, một sự đảo lộn tư tưởng từ gốc rễ. Một cuộc cáchmạng lớn lao bất ngờ xảy ra giữa lòng đất của vật chất (De l atome à laLumière, P.Rousseau, tr.40). Như thế là khoa vi vật lý chôn táng xong quanniệm sự vật im lìm vốn gắn liền với cơ cấu thời gian duy vĩ (linéaire) và nhờđó các triết học gia mới đưa ra ý niệm thời gian như một triển hạn có tínhchất mãi mãi dang dở như cuộc sống. Heidegger đại để: sẽ còn và mãi mãicòn trong tính thể con người một cái gì còn triển hạn (ensursis) tức là cái gìriêng của con người nhưng chưa được hiện thực. Nên trong cái cấu tạo nềntảng của con người vẫn còn là một tính chất triền miên dang dở. Sự vắngbóng của tính thể viên dung có nghĩa như một triển hạn lại cái khả thể!(Was Metaphysik, 116 Gallimard). Tây gặp Đông trong câu nói một tínhcách triền miên dang dở này. Câu nói gợi ngay cho ta quẻ cuối cùng trongKinh Dịch là Vị Tế, nghĩa là một giai đoạn vừa xong liề n biến thành xuấtphát điểm cho một vòng tiến hóa xoáy ốc mới hơn, khác hơn. Do lẽ đó quẻKý tế (đã xong) được tiếp sau bằng quẻ Vị tế (chưa xong) để đặt dấu chấmhết cho cái không bao giờ hết trong vận kỳ chung nhi phục thuỷ. Đó là hậu quả tất nhiên của quan niệm sự vật gắn liền với thời gianMã Đồ. Theo đó thì sự vật quan niệm như sự giằng co, đắp đổi, thẩm thấugiữa hai khí âm dương: hiển là dương, tàng là âm. Hiển dương là hiện tượng là hàng ngang là Vũ. Tàng âm là tiềm thể, hàng dọc tâm linh, là Trụ. Nhưng sự đắp đổi thẩm thấu này phải hiểu cách động đích trong quátrình dịch hóa linh động như hai luồng khí trao đổi, đong đưa, trồi sụt để cấuthành các vật thể. Ở đây tưởng nên nhắc đến cuộc tranh luận về danh từ: có thể dịch âmdương là khí năng (énergie)? Thiết tưởng không những nên mà còn phảidịch như thế vì nó là khí âm dương, cũng như chữ nguyên khí trong đầu sáchLiệt tử (chương Thiên đoan) mà ông Bodde dịch là Primal fluid. Cần tỉ mỉnhư thế vì có học giả như Maspéro chẳng hạn bắt phải dịch âm dương bằngdanh từ bản thể (substance), mà bản thể theo triết cổ điển thì im lìm. Ôngvận cớ rằng dùng chữ khí năng để dịch âm dương là đem tư tưởng khoa họcđời mới gán bừa bãi cho người xưa. Nhưng có thật người xưa quan niệm sựvật đông đặc như bản thể của Tây Âu chăng? Đây là một điểm cần phải khảocứu lại và chúng ta sẽ thấy một trong những bằng chứng về sự làm việc lơmơ đến độ nào c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: