Vua Louis 14 của Nước Pháp Vào ban đêm trước ngày lễ Thánh Bartholomew trong tháng 8 năm 1572, hoàng hậu Catherine de Medici theo đạo Cơ Đốc (Catholic) đã ra lệnh phục kích các nhà lãnh đạo Tin Lành (Protestant) người Pháp nhân dịp những người này tới thành phố Paris dự một lễ cưới. Trong nhiều giờ đêm hôm đó, các người bị theo dõi kể trên đã bị đánh thức dậy, bị đâm chết, xác của họ bị ném qua cửa sổ. Chẳng bao lâu, tất cả các người Tin Lành đều bị tàn sát, nhưng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vua Louis 14 của Nước Pháp Vua Louis 14 của Nước Pháp 1. Vua Louis 14 của Nước PhápVào ban đêm trước ngày lễ Thánh Bartholomew trong tháng 8 năm 1572, hoànghậu Catherine de Medici theo đạo Cơ Đốc (Catholic) đã ra lệnh phục kích các nhàlãnh đạo Tin Lành (Protestant) người Pháp nhân dịp những người này tới thànhphố Paris dự một lễ cưới. Trong nhiều giờ đêm hôm đó, các người bị theo dõi kểtrên đã bị đánh thức dậy, bị đâm chết, xác của họ bị ném qua cửa sổ. Chẳng baolâu, tất cả các người Tin Lành đều bị tàn sát, nhưng cảnh chém giết này chưa chấmdứt bởi vì còn có nhiều toán người theo đạo Cơ Đốc đi lang thang trong thành phốParis, đã lợi dụng sự tàn sát được cho phép này để đâm chém các kẻ thù mà họ gặpđang đi lại trên đường phố, dù là người theo đạo Tin Lành hay không. Sáng ngàyhôm sau, dòng sông Seine ngập đầy xác người và tại nhiều nơi có các giá treo cổcác nạn nhân. Sự kiện lịch sử này được gọi là Cuộc Tàn Sát vào ngày ThánhBartholomew (the Massacre of St. Bartholomew’s Day).Sự việc tàn nhẫn và đáng tiếc kể trên không phải là một biến cố đơn lẻ mà đã khởiđầu một thế kỷ gồm các tàn sát tôn giáo, trong khoảng các năm từ 1560 tới 1660,trong đó các người khác tôn giáo đã giết hại lẫn nhau trên nhiều phần đất của châuÂu. Đồng thời với các bạo loạn tôn giáo còn xẩy ra các cuộc chiến tranh kéo dài,các khó khăn kinh tế, tất cả đã ảnh hưởng tới nền văn minh của châu Âu.1/ Các hoàn cảnh kinh tế, tôn giáo và chính trị.Gần một thế kỷ trước năm 1560, phần lớn châu Âu đã an hưởng một hoàn cảnhphát triển kinh tế đều đặn và sự tìm ra Tân Thế Giới có vẻ như hứa hẹn một nềnthịnh vượng sắp đến. Thế nhưng, miền tây của châu Âu bắt đầu chịu cảnh lạmphát, chẳng hạn như giá lúa mạch tại miền Flanders lên cao gấp ba từ năm 1550tới 1600, giá thực phẩm tại Paris lên gấp bốn trong khi vật giá tại nước Anh cũngtăng 100 phần trăm. Vài nhà sử học đã gọi sự tăng giá này là “cuộc cách mạng giácả”.Có hai lý do có thể cắt nghĩa sự lạm phát này. Thứ nhất là vấn đề dân số. Vàokhoảng năm 1450 châu Âu có 50 triệu dân, đã tăng lên thành 90 triệu vào khoảngnăm 1600, trong khi đó nguồn cung cấp thực phẩm của châu Âu không đổi thaybởi vì đã không có các cải tiến kỹ thuật nông nghiệp, giá tiền thực phẩm leo thangtheo mức cầu. Lý do thứ hai là sự đổ về châu Âu số lượng bạc từ miền châu Mỹthuộc Tây Ban Nha. Vào khoảng năm 1560, một kỹ thuật khai mỏ bạc mới đãđược sử dụng tại xứ Mexico và xứ Bolivia, khiến cho số lượng bạc chuyên chở vềTây Ban Nha quá nhiều. Trong 5 năm từ 1556 tới 1560, gần 10 triệu ducats bạc đ ãvề xứ Tây Ban Nha qua cửa ngõ Seville, rồi số lượng này tăng gấp hai từ năm1576 tới năm 1580 và gấp bốn từ 1591 tới năm 1595. Lượng bạc này đã được cácnhà vua Tây Ban Nha trả nợ các nước ngoài và chi phí cho quân đội đồn trú tại hảingoại trong khi đó các nhà buôn dùng bạc để nhập cảng các hàng hóa. Các thỏibạc của Tây Ban Nha đã lưu hành trong khắp châu Âu, có nơi bạc được đúc thànhcác đồng tiền kim loại. Số lượng bạc quá lớn lưu hành đã làm cho giá hàng hóa leothang khiến cho một du khách người Pháp đã phải ghi rằng tại xứ Tây Ban Nhavào năm 1603 “mọi thứ đều đắt lên ngoại trừ bạc”.Trong hoàn cảnh kinh tế bất ổn này, các nhà buôn và các chủ đất được hưởng lợinhất. Các nhà buôn đã tăng giá hàng tùy ý còn các chủ đất được lợi nhờ sản phẩm,hoặc do tăng giá tiền thuê đất trong khi giới lao động có lương bổng không theokịp giá hàng, giá thực phẩm. Ngoài thảm họa như chiến tranh, nạn mất mùa cònkhiến cho đám dân nghèo thêm khốn khổ. Nạn lạm phát đã làm giảm giá trị củađồng tiền, các chính quyền vì vậy đã phải tăng thuế đồng thời các cuộc chiến tranhcàng trở nên tốn kém hơn. Việc tăng thuế đã làm dân chúng phẫn nộ, đặc biệt làgiới dân nghèo. Dân chúng vào thời kỳ này phải chịu đựng nạn lạm phát, nạn vậtgiá gia tăng, nạn nạp thuế và nạn cướp bóc hôi của do nhiều loại binh lính tràn tới.Trong hoàn cảnh khó khăn này, các xung đột tôn giáo đã làm cho chiến tranh khótránh khỏi bởi vì các người Cơ Đốc và Tin Lành đã coi lẫn nhau là thuộc hạ củaquỷ Satan, không đáng sống trên thế gian, đáng bị tiêu diệt, đồng thời các chínhquyền lại mong muốn sự thống nhất tôn giáo. Tại châu Âu vào thời kỳ này, cácngười quân phiệt theo đạo Calvin và theo dòng tu Dòng Tên (militant Calvinistsand Jesuits) đều muốn lật đổ chính quyền khiến cho đã có các cuộc nội chiến địaphương rồi các thế lực nước ngoài muốn giúp đỡ các xứ đồng minh tôn giáo, làmcho thời kỳ từ năm 1560 tới năm 1660 là một trong các giai đoạn nhiều biến độngnhất trong lịch sử của châu Âu.2/ Nửa thế kỷ chiến tranh tôn giáo.Vào đầu thập niên 1540, Hoàng Đế Charles V của Đế Quốc Thần Thánh La Mã(the Catholic Holy Roman Emperor) muốn thống nhất tôn giáo Cơ Đốc (Catholicunity) trên miền đất Đức, nên đã phát động cuộc tấn công các ông hoàng Đức nàođã duy trì đạo Lutheran trong lãnh thổ của mình. Do gây chiến cả với nước Pháp, ...