Chúng ta không có gì phải buồn với danh họa Vũ Cao Đàm (1908 – 2000) vì ông đã sống cả đời vì nghệ thuật, sáng tạo cho mình và cho người. Chúng ta cũng không buồn với triển lãm Bộ sưu tập tranh thạch bản của Vũ Cao Đàm – họa sĩ bậc thầy của thế kỷ 20 đang diễn ta tại tòa nhà Metropolitan (235 Đồng Khởi, TP.HCM), vì đây là công việc của nhà sưu tập tư nhân, với chủ đích riêng tư. Nhưng không phải vì thế mà hoan hỷ trọn vẹn....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vui đấy, nhưng vẫn chạnh buồn với triển lãm Vũ Cao Đàm
Vui đấy, nhưng vẫn chạnh buồn với
triển lãm Vũ Cao Đàm
.
Chúng ta không có gì phải buồn với danh họa Vũ Cao Đàm (1908 –
2000) vì ông đã sống cả đời vì nghệ thuật, sáng tạo cho mình và cho
người.
Chúng ta cũng không buồn với triển lãm Bộ sưu tập tranh thạch bản
của Vũ Cao Đàm – họa sĩ bậc thầy của thế kỷ 20 đang diễn ta tại tòa
nhà Metropolitan (235 Đồng Khởi, TP.HCM), vì đây là công việc của
nhà sưu tập tư nhân, với chủ đích riêng tư.
Nhưng không phải vì thế mà hoan hỷ trọn vẹn.
Chúng ta buồn một nỗi, với họa sĩ thời kỳ đầu, sáng tác hàng ngàn tác
phẩm nhiều thể loại, từng có nhiều tác phẩm bán cả trăm ngàn USD,
vậy mà triển lãm lần đầu tại quê nhà lại chỉ có 15 tranh in thạch bản.
Những bức này, thực hiện hồi thập niên 1970, với mục đích ban đầu là
để bán lưu niệm cho người yêu thích họa sĩ với giá chỉ 100-200
USD/bức vì họ không đủ tiền mua tranh nguyên bản. Nay, dù không đề
giá, nhưng thông tin hành lang nói rằng 15 thạch bản này, có ký tên
bằng bút chì, có giá giá từ 3.500 USD đến 5.000 USD/bức. Được biết
Vũ Cao Đàm đã in khoảng 150 thạch bản, cho một tác phẩm hay toàn
bộ tác phẩm thì không rõ.
Kỵ binh
Thế nên xem tranh thạch bản mới buồn. Nếu định chế văn hóa tốt và hệ
thống bảo tàng bài bản, thì đáng ra triển lãm hồi cố đầu tiên phải thuê
mượn cho được tranh thật để trưng bày; điều này nhiều nước vẫn làm
như vậy. Mà ở Việt Nam có nhiều tác phẩm của Vũ Cao Đàm không?
Chắc khá ít, lại ở trong tay những người rất yêu nghệ thuật và cẩn thận,
triển lãm diễn ra ở khu vực tiếp tân của một tòa nhà lớn như thế này,
muốn mượn, chắc gì họ đã yên tâm cho mượn!
Khai mạc triển lãm. Từ trái sang: nhà báo Nguyễn Thế Thanh, bà Mã
Thanh Cao – giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, nhạc sĩ Võ Đăng
Tín, nhà sưu tập Lan Hương – chủ nhân của các bức thạch bản.
Nỗi buồn thứ hai, ở tư cách người xem, là tòa nhà Metropolitan quá
đông đúc người ra vào, nên cái sảnh tiếp tân thừa sự tấp nập nhưng
thiếu sự lắng đọng, trân trọng để triển lãm tranh (dù bản in) của một
danh họa. Có thể phía tổ chức vô tư nghĩ rằng (?), làm ở đây cho xôm
tụ, lại trung tâm lớn, sẽ đông người quan tâm, nhưng vì đây là triển lãm
hồi cố đầu tiên của Vũ Cao Đàm tại Việt Nam, nên hơi xót xa.
Tại sảnh tòa nhà Metropolitan
Thêm một nỗi buồn nữa, dù mục đích của nó có thể cao đẹp, đó là triển
lãm để góp phần làm từ thiện. (Chẳng biết vì lý do gì mà 5-10 năm gần
đây từ thiện “nổi bật” ở khắp nơi, lấn át cả phúc lợi, an sinh và bảo
hiểm xã hội. Có những cái đúng lý thuộc về phúc lợi xã hội, thì từ
thiện cũng “đứng ra” làm thay). Trong một triển lãm được BTC giới
thiệu “lần đầu tiên ở châu Á” cho một danh họa thời kỳ đầu, vậy mà có
cảnh quyên góp tiền (xin nhắc lại, vì mục đích nhân đạo)… vẫn thấy
“tạm bợ” thế nào ấy.
Còn một vài nỗi buồn nữa, nhưng thôi chắc bạn nên đến xem trực
tiếp…
Dưới đây là vài “văn võ” và một số tác phẩm thạch bản trong lễ buổi
khai mạc.
Khách tham quan trong lúc chờ đợi tại sảnh. Họa sĩ La Hon (người thứ
hai từ trái sang).
Bà Mã Thanh Cao – giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM
Nhà báo Nguyễn Trọng Chức và nhà thơ Nguyễn Duy
Nhạc sĩ Võ Đăng Tín, nhà sưu tập Lan Hương – chủ nhân của các bức
thạch bản, và nhà báo Nguyễn Thế Thanh.
Nhà báo Giản Thanh Sơn (đội mũ) và nhà báo Huy Đức (vừa nhắm mắt
vừa đeo kính)
Nhà sưu tập Quỳnh Nga và họa sĩ Lê Kinh Tài
Nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn
Bạn này rất quen, có ai nhớ tên bổ sung giùm.
Tác phẩm Phật # 2
Thiếu nữ và hoa
Tình mẹ
Bạch mã
Về nhà
Ảo ảnh
Chữ ký khá chân phương của Vũ Cao Đàm