Được hình thành chủ yếu trong giai đoạn phát triển đỉnh cao của triều Nguyễn, chủ yếu từ thời Minh Mạng đến Thiệu Trị (1820-1847), vườn cung đình Huế đã từng chiếm một bộ phận rất đáng kể trong tổ hợp các kiến trúc cung đình tại kinh đô. Gần 30 khu vườn với đủ loại hình: cung viên, biệt cung, ly cung, hành cung với tổng diện tích hàng trăm héc-ta đã thực sự làm nên vẻ lộng lẫy, quyến rũ đặc biệt của xứ Thần Kinh. Đó chính là bộ phận tinh hoa trong thành phố vườn-thành...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VƯỜN CUNG ĐÌNH HUẾ
VƯỜN CUNG ĐÌNH HUẾ
Được hình thành chủ yếu trong giai đoạn phát triển đỉnh cao của triều
Nguyễn, chủ yếu từ thời Minh Mạng đến Thiệu Trị (1820-1847), vườn
cung đình Huế đã từng chiếm một bộ phận rất đáng kể trong tổ hợp các
kiến trúc cung đình tại kinh đô. Gần 30 khu vườn với đủ loại hình:
cung viên, biệt cung, ly cung, hành cung với tổng diện tích hàng trăm
héc-ta đã thực sự làm nên vẻ lộng lẫy, quyến rũ đặc biệt của xứ Thần
Kinh.
Đó chính là bộ phận tinh hoa trong thành phố vườn-thành phố Huế-cố
đô lịch sử, là yếu tố làm nên nét trữ tình, mềm mại của kiến trúc cung
đình Nguyễn, là những gì tài hoa óng ả nhất trong kiệt tác kiến trúc đô
thị-kiến trúc thơ xứ Huế: Những khu vườn cung đình hay ngự viên, ngự
uyển. Đáng tiếc thay, những tuyệt phẩm kiến trúc ấy đã trở thành quá
vãng, chúng chỉ còn lấp lánh trong những bức tranh gương hay mơ
màng trong những bức tranh mộc bản, và trong cả những câu thơ hoài
niệm:
“Khánh du lần giở trang hoài cổ,
Mơ lại ngày xưa xóm Ngự viên “ - Nguyễn Bính
Được hình thành chủ yếu trong giai đoạn phát triển đỉnh cao của triều
Nguyễn, chủ yếu từ thời Minh Mạng đến Thiệu Trị (1820-1847), vườn
cung đình Huế đã từng chiếm một bộ phận rất đáng kể trong tổ hợp các
kiến trúc cung đình tại kinh đô. Gần 30 khu vườn với đủ loại hình:
cung viên, biệt cung, ly cung, hành cung với tổng diện tích hàng trăm
héc-ta đã thực sự làm nên vẻ lộng lẫy, quyến rũ đặc biệt của xứ Thần
Kinh.
Ngay trong Hoàng cung, những ngự uyển lừng danh như Thiệu Phương
Viên, Ngự Viên, Cơ Hạ Viên, Hậu Hồ, Trường Ninh Cung đều được vị
vua uyên bác, tài hoa Thiệu Trị xếp vào “Cung trung thập cảnh” (10
cảnh đẹp nhất trong cung cấm) hay “Thần Kinh nhị thập cảnh” (20
thắng cảnh của đất Thần Kinh). Ngoài Hoàng cung nhưng vẫn nằm
trong phạm vi Kinh thành thì có Tịnh Tâm Hồ, Thư Quang Viên,
Thường Mậu Viên, Khánh Ninh Cung, Bảo Định Cung... cũng đều là
danh thắng của kinh đô một thuở. Những người đạt đến học vị cao nhất
dưới thời Nguyễn, tức những vị thi đỗ Tiến sĩ, hẳn đều ghi nhớ trong
tâm khảm những hình ảnh tuyệt diệu nhất về kinh đô không chỉ là lúc
được vinh danh trên Bảng vàng trong Phu Văn Lâu, hay được tung hô
trong lễ Truyền Lô trước Ngọ Môn, mà còn là khi được ban yến thưởng
hoa trong Thư Quang Viên hay tại Tịnh Tâm Hồ. Cũng vì thế mà may
mắn thay, dù phần lớn vườn cung đình Huế đã bị phá hủy vào cuối
triều Nguyễn, nhưng hình ảnh về chúng thì vẫn còn được ghi chép khá
nhiều trong các tư liệu về Huế xưa.
Vườn cung đình Huế có những đặc điểm gì nổi bật? Không thể đơn
giản trả lời câu hỏi này vì cách thức thể hiện và vẻ đẹp của vườn ngự
thời Nguyễn quá đa dạng, quá phong phú !
Vườn cảnh phương Đông nói chung, nhất là tại các nước đồng văn,
gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên (bao gồm cả Bắc và Nam Triều
Tiên) và Việt Nam, nói chung có nhiều nét tương đồng do quan niệm
triết học và văn hóa gần gũi. Quá trình hình thành, phát triển và đạt đến
đỉnh cao của vườn cảnh các nước này khá giống nhau, đều là từ bước
mô phỏng tự nhiên, tái tạo tự nhiên cho đến bước khái quát hóa, tinh
hoa hóa tự nhiên. Trong vườn cảnh phương Đông, con người là một
thành tố không thể thiếu, thể hiện qua các công trình kiến trúc và việc
“nhân tạo hóa” tự nhiên. Nhưng khác với vườn cảnh phương Tây
thường mang tính khống chế áp đặt, trong vườn phương Đông, con
người là một nhân tố hòa lẫn cùng tự nhiên và tưởng như rất khó tách
rời.
Vườn cung đình Huế là một sự thể hiện tiêu biểu nhất cho triết lý thái
hòa” của Đông phương. Vẫn là 4 yếu tố cơ bản của nghệ thuật tạo
vườn: Sơn (núi)-thủy (nước- Động thực vật (gồm các loài động vật, cây
cảnh, hoa cỏ)- Kiến trúc (những công trình do con người xây dựng),
nhưng cách phối hợp và thể hiện chúng lại mang một phong cách riêng:
rất tự nhiên, rất lãng mạn và rất Huế ?
Hầu hết trong các loại hình vườn cung đình thời Nguyễn, tỷ lệ công
trình kiến trúc đều tương đối nhỏ so với không gian vườn. Không
những thế, quy mô các công trình kiến trúc đều thiên về tính chất nhỏ
mà tinh, đơn giản nhưng cao sang. Đặc biệt, việc bố trí các công trình
luôn thể hiện trình độ văn hóa rất cao của người thiết kế: lấy sự hài hòa
với tự nhiên, tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên làm tiêu chuẩn hàng đầu. Tuy
nhiên, không vì thế mà trong vườn cung đình Huế, nhân tố con người
trở nên mờ nhạt, mà trái lại khi ngắm vườn, người ta luôn luôn nhận ra
một điều: con người thông qua các kiến trúc xuất hiện ở mọi nơi, mọi
chỗ và xuất hiện rất khéo, rất vừa vặn. Tưởng như chỗ ấy, nếu không
có ngôi nhà thủy tạ ấy thì mặt nước, đồi thông, tảng đá chung quanh sẽ
trở nên lạc lõng, mất đi vần điệu tự nhiên. Điều này tạo nên sự khác
biệt giữa vườn Huế và vườn hoàng gia đời Thanh ở Trung Quốc thường
mang nặng tính thực dụng với sự bố trí kiến trúc với tỷ lệ rất cao; nó
cũng khác với kiểu vườn “khô sơn thủy” quá thiên về yếu tố “tĩnh” với
cái tôi bản ngã” đầy sắc thiền của vườn cảnh hoàng gia Nhật Bản.
Dù cũng sử dụng các loại hình kiến trúc rất đa dạng, gồm cả điện,
đường, lầu, các, lang, tạ, đình, đài, cầu, cống... nhưng mỗi khu vườn
cung đình Huế, nhất là loại cung uyển, thường lấy một công trình hoặc
một thể loại kiến trúc riêng để tạo nên nét đặc sắc của mình. Như vườn
Thiệu Phương thì lấy hồi lang hình chữ “Vạn” làm tâm điểm; vườn Cơ
Hạ thì lấy “Tứ phương Ninh Mật hồi lang” hình chữ “Khẩu’ làm trung
tâm để liên kết các công trình; Tịnh Tâm Hồ và Hậu Hồ đều sử dụng
thủ pháp “Thần tiên tam đảo” (ba ngọn núi thần nổi giữa biển trong
truyền thuyết phương Đông là Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh
Châu) làm chủ thể, nhưng cách thể hiện rất khác nhau; cung Trường
Ninh lại lấy “Vương tự điện” (3 ngôi điện có hành lang nối liền tạo nên
hình chữ “Vương”) làm nên đặc trưng v.v.. Bởi vậy, chỉ cần nhắc đến
tên gọi của mỗi khu vườn thì chủ nhân hay du khách từng được viếng
thăm đều ngay lập tức có thể hình dung ra diện mạo của chúng. Quả
thật là rất tài tình!
Sơn, bao gồm cả núi đắp đất, núi đá, giả sơn xếp kiểu non bộ tại vườn
cung đình Huế được sử dụng ở dung lượng rất vừa phải. Người ...