Danh mục

Wijngaarden, Jan; Sheldon, Shaeffer

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 866.15 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đại dịch AIDS ở Châu Á và Thái Bình Dương được coi là đang ở giai đoạn phôi thai. Trong cả khu vực Châu Á và Thái Bình Dương số người mới nhiễm bệnh năm 2004 là gần 1,2 triệu. Nó đưa tổng số người nhiễm HIV lên khoảng 8,2 triệu. Số người lớn ở Nam và Đông Nam Á là khoảng 0,6% và ở Đông Á và Thái Bình Dương là 0,1% - thấp hơn nhiều so với mức nhiễm bệnh ở các nước vùng ven sa mạc XAHARA....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Wijngaarden, Jan; Sheldon, ShaefferHIV/AIDS ÔÛ CHAÂU AÙ:QUYEÀN CON NGÖÔØIVAØ NGAØNHGIAÙO DUÏCHIV/AIDS& GIAÙO DUÏC Tham Luaän Soá II Wijngaarden, Jan; Sheldon, Shaeffer HIV/AIDS ở châu Á: Quyền Con người và Ngành Giáo dục: HIV/AIDS & giáo dục / Tác giả: Jan Wijngaarden và Sheldon Shaeffer. Bangkok: UNESCO Bangkok, 2005. 10 tr. (Tham luận, số 2) 1. HIV/AIDS. 2. Quyền con người. 3. AIDS (Bệnh). 4. Quyền được đi học. 5. Tiếp cận với Giáo dục . 6. Kỳ thị trong giáo dục. 7. Châu Á và Thái bình dương. I. Tựa đề. (Nhiều kỳ). ISBN 92-9223-063-8 © UNESCO 2005 Do Cơ quan Giáo dục Châu Á và Thái bình dương của UNESCO xuất bản P.O. Box 967, Prakanong Post Office Bangkok 10110. Thailand In tại Thái lan Cách trình bày tư liệu và những tên gọi dùng trong suốt ấn phẩm này không thể hiện bất kỳ quan điểm nào của UNESCO về mức độ hợp pháp của bất cứ quốc gia, vùng lãnh thổ, thành phố hay khu vực nào, cũng như biên giới hay ranh giới của chúng.HIV/AIDS/05/OS/360-300 Đ ại dịch AIDS ở châu Á và Thái bình dương được coi là đang ở giai đoạn phôi thai. Trong cả khu vực châu Á và Thái bình dương số người mới nhiễm bệnh năm 2004 là gần 1.2 triệu. Nó đưa tổng số người nhiễm HIV lên khoảng 8.2 triệu. Số người lớn ở Nam và Đông Nam Á là khoảng 0.6%, và ở Đông Á và Thái bình dương là 0.1% - thấp hơn nhiều so với mức nhiễm bệnh ở các nước vùng ven sa mạc Xa ha ra (UNAIDS 2004). 1 Tuy nhiên nhìn lên bức tranh vĩ mô, ta không thể thấy được tình hình ở một số nhóm dân cư hay khu vực nhỏ nơi nạn dịch này đã lấn sâu hơn nhiều. Từ năm 1993, nạn dịch đã bao trùm đến trên 4% lính mới trong quân đội Thái, sau đó người ta bắt đầu can thiệp và con số này giảm mạnh xuống còn 0.5% năm 2003 (MOPH 2005). Trong số gái mãi dâm ở Căm pu chia có đến hơn 28% mắc bệnh (WHO 2005) và trên 2% số phụ nữ có thai bị nhiễm HIV ở một số vùng thuộc Ấn độ, Trung Quốc và ở Miến điện, Căm pu chia và Thái lan (UNAIDS 2003). Mức lây nhiễm trên 1% trong số phụ nữ có thai trong toàn quốc gia là một trong những tiêu chuẩn để UNAIDS coi là nạn dịch đã ‘lan tràn’ chứ không còn ‘cục bộ’ nữa. (UNAIDS và WHO 2000) UNAIDS ước lượng có khoảng trên một nửa số người mới nhiễm HIV là lớp trẻ (15-24 tuổi) – hay là trên 7,000 người nhiễm hàng ngày trên thế giới (UNAIDS 2004). Do số người lớn đã có con bị bệnh và chết ngày càng tăng, và số trẻ vị thành niên mắc bệnh cũng tăng, ảnh hưởng của HIV/AIDS đối với trẻ em và lớp trẻ cũng ngày càng lớn (Wijngaarden và Shaeffer 2002). Bài báo này sẽ xét kỹ hơn về tác động của dịch HIV/AIDS đối với giáo dục từ góc độ quyền con người. Do không có nghiên cứu cụ thể nào về ảnh hưởng của AIDS đối với giáo dục được thực hiện ở khu vực châu Á-Thái bình dương, chưa nói gì đến góc độ quyền con người, bài báo này đưa ra khuôn khổ khái niệm để đánh giá tác động của HIV/AIDS đối với quyền con người và ngành giáo dục, và bàn về phương hướng đối phó trong tương lai dựa trên mô hình khái niệm đã trình bày trong các ấn bản đã công bố (Shaeffer 1994; Kelly 2000; Wijngaarden và Shaeffer 2002; Tomasevski 2003). Nói ngắn gọn, quyền con người được bàn đến cả về việc tiếp cận và nhu cầu giáo dục của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, và cũng như mặt cung cấp và chất lượng giáo dục, vai trò của nhà trường và các vấn đề về quản lý. Mọi nghiên cứu là cơ sở cho khuôn khổ khái niệm được bàn trong bài báo này đều được thực hiện ở châu Phi do chưa có nghiên cứu cụ thể nào về ảnh hưởng của AIDS đối với giáo dục ở châu Á. Những nghiên cứu ít ỏi hiện có về tác động tập trung chủ yếu vào những thay đổi vĩ mô về kinh tế (Bunna và Myers 1999; Bloom và Godwin 1997; Godwin 1997; Viravaidya và đồng sự 1992). Mục đích chính của những nghiên cứu đó dường như là để hỗ trợ các nỗ lực đưa lý lẽ nhằm thuyết phục các nhà hoạch định chính sách đưa AIDS vào chương trình của họ. Tuy vậy một số nghiên cứu (đa số là của các Tổ chức Phi chính phủ - NGO) đã xét đến ảnh hưởng của AIDS ở tầm vi mô (Wijngaarden và Shaeffer 2002).1 Các thống kê đã được cập nhật sau lần trình bày đầu tiên của bài báo này dựa trên dữ liệu mới nhất của UNAIDS Phần cuối của bài báo sẽ chỉ ra sự vận động tương hỗ giữa quyền con người, HIV/AIDS và ngành giáo dục, và vạch ra cách có thể huy động ngành giáo dục vào việc bảo vệ quyền con người trong bối cảnh có HIV/ AIDS. HIV/AIDS Đe dọa Quyền Con người trong Ngành Giáo dục như thế nào Quan hệ giữa giáo dục và AIDS rất phức tạp: Là nhân tố chính trong việc phát triển nguồn n ...

Tài liệu được xem nhiều: