Danh mục

X QUANG BỘ MÁY TIẾT NIỆU

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.20 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chuẩn bị bệnh nhân:Để có được một phim đủ để chẩn đoán, bệnh nhân phải được chuẩn bị kỹcàng như sau: Không dùng các thuốc điều trị có độ cản quang như thuốc điều trị dạdầy... trước 3 ngày Không ăn các thức ăn dễ sinh hơi trước vài ngày... Nếu đã chụp dạ dày, ruột non hay đại tràng thì nên đợi sau 1 tuần hãychụp hệ tiết niệu... để loại trừ hết các cản quang đường tiêu hoá. Thụt tháo kỹ tốt nhất là hai lần, lần đầu vào các ngày hôm trước, lần sautrước khi chụp khoảng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
X QUANG BỘ MÁY TIẾT NIỆU CÁC KỸ THUẬT CHỤP BỘ MÁY TIẾT NIỆU KTV. Nguyễn Tuấn DũngI- CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN  Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị (ASP )  Chụp cắt lớp thường  Siêu âm, cắt lớp và Siêu âm Doppler  Chụp thận thuốc (UIV, UPR)  Chụp cắt lớp vi tính (CLVT)  Chụp cộng hưởng từ hạt nhân (CHTHN)II- CÁC KỸ THUẬT THĂM DÒ TRỰC TIẾP ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Thăm dò phần cao bộ máy tiết niệu:  Chụp bể thận ngược dòng (Pyélographie rétrograde )  Chụp bể thận niệu quản ngược dòng (UPR)  Chụp các nang thận (kystographie ) Thăm dò phần thấp hệ tiết niệu:  Chụp bàng quang ngược dòng (Cystographie rétrograde)  Chụp niệu đạo - bàng quang ngược dòng.  Chụp bàng quang niệu đạo qua da.III- KỸ THUẬT CHỤP MẠCH MÁU  Chụp mạch máu số hoá (Angiographie intraveineuse numérisée)  Chụp động mạch thận  Chụp tĩnh mạch thận. Một số hình ảnh chụp mạch máu thận Nguyễn Tuấn Dũng – Khoa chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện Bạch Mai 1IV - CÁC KỸ THUẬT CAN THIỆP  Nút mạch.  Tạo hình mạch thận.  Chọc dò có hướng dẫn ( siêu âm,CLVT )  Dẫn lưu qua da .  Dẫn lưu sau phúc mạc .  Nong niệu quản.  Tạo hình niệu quản .  Tán sỏi, lấy sỏi qua da....  Huỷ nang thận bằng cồn...Các điểm giải phẫu của thận : Nguyễn Tuấn Dũng – Khoa chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện Bạch Mai 2 CHỤP HỆ TIẾT NIỆU KHÔNG CHUẨN BỊI. KỸ THUẬT CƠ BẢN :1. Chuẩn bị bệnh nhân: Để có được một phim đủ để chẩn đoán, bệnh nhân phải được chuẩn bị kỹ càng như sau:  Không dùng các thuốc điều trị có độ cản quang như thuốc điều trị dạ dầy... trước 3 ngày  Không ăn các thức ăn dễ sinh hơi trước vài ngày...  Nếu đã chụp dạ dày, ruột non hay đại tràng thì nên đợi sau 1 tuần hãy chụp hệ tiết niệu... để loại trừ hết các cản quang đường tiêu hoá.  Thụt tháo kỹ tốt nhất là hai lần, lần đầu vào các ngày hôm trước, lần sau trước khi chụp khoảng 2 giờ để loại bớt hơi trong ống tiêu hoá.  Tư thế bệnh nhân: bệnh nhân nằm ngửa, hai tay để xuôi theo thân mình, nín thở khi chụp để tránh bị nhoà hình... 1. Tiêu chuẩn kỹ thuật:  Có những tư thế chụp không chuẩn bị ( trước tiêm thuốc ) - Tư thế chụp nằm ngửa. - Tư thế nằm xấp. Chụp theo tư thế nằm ngửa Nguyễn Tuấn Dũng – Khoa chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện Bạch Mai 3 Chụp theo tư thế nằm xấp - Ngoài ra ta có thể sử dụng phim chụp bụng đứng.  Phim: phải thấy ít nhất hai xương sườn cuối cho đến dưới mu. Thấy rõ được bóng hai cơ đái chậu chạy chếch theo hình chữ V ngược từ D12, L1 xuống tiểu khung, có thể nhìn được bóng của hai thận mà bờ trong dọc theo bờ ngoài hai cơ đái chậu.  Muốn được như vậy thường phải xử lý các hằng số chụp cho chuẩn, cụ thể có thể dùng hằng số từ 60 đến 70 KV 0,3 giây, 150 - 200 mA, hằng số còn tuỳ vào chủng loại máy, bệnh nhân gầy hay béo... và nên nhớ có dùng lưới lọc (di động hay cố định). Tia trung tâm đi vào khoảng trên rốn 2 - 3 cm.  Phim hay dùng: Cỡ 30x40, tốt nhất nên dùng cỡ 36 x 43 cm.KỸ THUẬT BỔ XUNG: Trong một số trường hợp khi tiến hành làm một UIV tiếp theo (ví dụ muốn xem các đài thận ở tư thế mặt) người ta thường dùng tư thế thận thẳng có nghĩa là khi chụp hơi chếch 30 - 40 độ, hoặc trong trường hợp muốn nghiên cứu ở thì nhu mô và các tháp thận nên chụp cắt lớp, thường tuỳ theo lớp cần nghiên cứu mà chọn lớp cắt cho phù hợp. Có thể chọn lớp cắt với góc cắt 30 độ hay 60 độ, dầy 1cm hay 3 cm, thông thường nếu tính từ lưng ( mặt bàn ) trở lên thì với khoảng cách 6 cm lớp cắt sẽ đi qua giữa rốn thận. thời gian cắt hay sử dụng là 1/10 giây. Hình 1: Kỹ thuật chụp hệ tiết niệu UIV 1. Tư thế chụp trước sau không ép. 2. Chụp có ép. Nguyễn Tuấn Dũng – Khoa chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện Bạch Mai 4 3. Chụp chếch không ép. 4. Chụp cắt lớp thường. 5. Tư thế chụp đứng. 6. Ngoài ra ta còn có tư thế chụp thận ngồi, đối với những bệnh nhân không nằm và đứng được.III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ:  Hệ xương: Phải thấy rõ được ít nhất là hai xương sườn cuối, các đốt sống, các gai sau, xương chậu, xương cùng, khớp mu...  Hệ cơ: Thấy rõ được bóng của hai cơ đái chậu, nếu có thể thấy rõ được hai vòm hoành càng tốt...  Gan: Có thể nhìn thấy bóng gan, trong trường hợp sỏi túi mật cản quang cũng có thể nhìn rõ...  Lách: Bóng lách có thể nhìn thấy hoặc trong trường hợp có vôi hoá các mạch của lách cũng có thể nhìn thấy được...  Bóng dạ dầy thường thấy là một bóng hơi ở phía giữa trên bên trái, dưới cơ hoành...  Hệ tiết niệu: Toàn bộ hệ tiết niệu phải nằm trong khuôn khổ của phim này. Bàng quang nếu đầy nước tiểu có thể thấy hình bóng ...

Tài liệu được xem nhiều: