Danh mục

Xã hội dân sự - 1

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 169.78 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 14,000 VND Tải xuống file đầy đủ (23 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xã hội dân sự tách khỏi nhà nước Khác với nhiều nhà tư tưởng của thế kỷ XVIII vốn chỉ chú trọng tới khía cạnh kinh tế của xã hội dân sự, nhà triết học Đức Immanuel Kant (1724-1804) nhấn mạnh tới khía cạnh pháp lý. Ông cho rằng xã hội dân sự là lĩnh vực của luật pháp, kể cả công pháp lẫn tư pháp. Ông viết trong công trình Schriften zur Rechtstheorie (Những bài viết về lý thuyết pháp quyền): "Những thành viên tập hợp trong xã hội ấy (societas civilis), nghĩa là trong đô thị, nhằm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xã hội dân sự - 1 Xã hội dân sự - 13. Xã hội dân sự tách khỏi nhà nướcKhác với nhiều nhà tư tưởng của thế kỷ XVIII vốn chỉ chú trọng tới khía cạnhkinh tế của xã hội dân sự, nhà triết học Đức Immanuel Kant (1724-1804) nhấnmạnh tới khía cạnh pháp lý. Ông cho rằng xã hội dân sự là lĩnh vực của luật pháp,kể cả công pháp lẫn tư pháp. Ông viết trong công trình Schriften zur Rechtstheorie(Những bài viết về lý thuyết pháp quyền): Những thành viên tập hợp trong xã hộiấy (societas civilis), nghĩa là trong đô thị, nhằm vào pháp chế, thì được gọi là côngdân. Ông còn nói thêm rằng xã hội dân sự [đảm bảo] cái của-tôi, cái của-anh,bằng các luật lệ nhà nước.[5] Còn trong quyển Kritik der Urteilskraft (Phê phánnăng lực phán đoán) (1790), Kant đã mô tả như sau về xã hội dân sự: ... việc sắpxếp các mối quan hệ giữa con người với nhau, sao cho pháp quyền (gesetzmässigeGewalt) trong một cái toàn bộ - mà ta gọi là Xã hội dân sự (bürgerlicheGesellschaft) - đối lập lại sự lạm dụng của các quyền tự do đang xung đột nhau;và, chỉ trong một xã hội như thế, sự phát triển tối đa những tố chất tự nhiên mớidiễn ra được.[6]Trong thế kỷ XVIII, chính nhờ sự phát triển của các bộ luật, nên khái niệm xã hộidân sự bắt đầu có cơ sở cắt đứt sợi dây để thoát ra khỏi ý niệm nhà nước/quốc gia,và kể từ đây, người ta thấy xuất hiện cặp khái niệm đối lập dân sự/chính trị(civil/politique) – khác hẳn quan niệm về sự đồng hóa giữa xã hội dân sự với xãhội chính trị hay với nhà nước/quốc gia như trước kia. Tác giả thể hiện rõ sự đoạntuyệt này là nhà chính trị và nhà tư tưởng người Pháp-Thụy Sĩ Benjamin Constant(1767-1830). Sự xuất hiện của xã hội dân sự trong tư thế độc lập với nhà nướcchính là một trong những điểm đặc tr ưng nhất của xã hội theo nền kinh tế tự do.Trong quyển De la liberté chez les Modernes (Bàn về tự do nơi các nhà tư tưởngcận đại), B. Constant tin tưởng rằng xã hội dân sự hoàn toàn có thể tồn tại tự nó,và ông đề cao quyền tự do dân sự (tức là quyền được yên ổn hưởng quyền độc lậpcá nhân), cho rằng nó quan trọng không thua kém gì so với các quyền tự do chínhtrị. Khác với nhiều tác giả tr ước, ông đảo ngược trật tự và cho rằng xã hội dân sựquan trọng hơn và có trước nhà nước xét về mặt bản thể học (ontologique). Nh ànước xuất phát từ xã hội dân sự, chứ không phải ngược lại. Constant viết: Kể từkhi có xã hội, thì giữa con người với nhau hình thành nên một số mối liên hệ...Các luật lệ... không phải là nguyên nhân của những mối liên hệ ấy – những mốiliên hệ này vốn có trước các luật lệ (dẫn lại theo Rangeon, 1986, tr. 21). Ôn g chorằng chính sự tiến bộ của nền văn minh đã làm cho xã hội dân sự ngày càng tự trịso với nhà nước. Nhưng theo Constant, quá trình củng cố nhà nước diễn ra songsong với quá trình tự trị hóa của xã hội dân sự, chứ hai quá trình này không hề loạitrừ nhau, mà thậm chí còn bổ trợ cho nhau. Khác với quan điểm của nhiều nhàkinh tế theo chủ nghĩa tự do hiện nay, B. Constant cho rằng x ã hội dân sự và nhànước không phải là hai lĩnh vực đối lập nhau, mà ngược lại, còn phối hợp vớinhau: muốn có một nhà nước mạnh, thì nhất thiết phải có một xã hội dân sự cườngtráng (Rangeon, 1986, tr. 21-22).4. Xã hội dân sự là xã hội thị dân hay xã hội tư sảnTrong số các tác giả cổ điển, chính nhà triết học Đức Georg W. F. Hegel (1770-1831) mới là người có công xác lập rõ rệt nhất khái niệm xã hội dân sự theo nghĩahiện đại của thuật ngữ này. Theo Pelczynski, sự tách biệt của Hegel về mặt kháiniệm giữa nhà nước với xã hội dân sự đã tạo ra một trong những thay đổi nền tảngquan trọng nhất trong ý thức Âu châu hiện đại (dẫn lại theo Babi, 1998).Có thể nói một cách vắn tắt rằng, theo Hegel, xã hội dân sự (bürgerlicheGesellschaft) không phải được hình thành bởi sự khế ước, mà là lĩnh vực của sựkhế ước, nghĩa là lĩnh vực của sự liên kết tự nguyện giữa các cá nhân. Xã hội dânsự là một khía cạnh, một giai đoạn, hay một mô-men của trật tự chính trị, màkhía cạnh khác của trật tự này chính là nhà nước (Scruton, 1982, tr. 66).Ảnh hưởng bởi tư tưởng của các nhà kinh tế học thế kỷ XVIII như Adam Smith,Hegel cũng cho rằng xã hội dân sự là lĩnh vực của các nhu cầu, của sự sản xuất, vàcủa sự phân công lao động. Tuy nhiên, phần nào tương tự như Kant, ông cũngnhấn mạnh ngay sau đó đến vị trí của luật pháp và của nhà nước trong sự hìnhthành nên xã hội dân sự. Hegel viết trong quyển Grundlinien der Philosophie desRechts (Những nguyên lý của triết học pháp quyền) (1821): X ã hội dân sự [là]một sự liên hợp của những thành viên với tư cách là những cá nhân tự lực mưusinh [self-subsistent] trong một sự phổ quát [universality] vốn chỉ mang tính chấttrừu tượng, bởi tính chất tự lực mưu sinh của họ. Sự liên hợp của họ là hệ quả phátsinh từ các nhu cầu của họ, từ hệ thống luật pháp – phương tiện đảm bảo an ninhcho con người và tài sản – và từ một tổ chức ngoại hiện [external organisation ...

Tài liệu được xem nhiều: