Danh mục

Xã hội học nhận thức và khảo luận về sự kiến tạo xã hội thực tại: Phần 1

Số trang: 111      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.30 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xã hội học nhận thức và khảo luận về sự kiến tạo xã hội thực tại được viết bởi hai tác giả P.Berger và T.Luckmann, phần 1 được chia sẻ dưới đây gồm các nội dung như: một lý thuyết về xã hội theo lối tiếp cận hiện tượng học của P.Berger và T.Luckmann; những điểm độc đáo của công trình; những đặc trưng của thực tại đời sống thường nhật; tiến trình kiến tạo thực tại xã hội và sự biện chứng của xã hội; tiến trình nội tâm hóa thực tại xã hội; xã hội học về nhận thức... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm rõ nội dung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xã hội học nhận thức và khảo luận về sự kiến tạo xã hội thực tại: Phần 1 Sự Kiến Tạo Xã Hội Về Thực Tại —★— Tác giả: Peter L. Berger & Thomas Luckmann Người dịch: Trần Hữu Quang & nhóm dịch Nhà xuất bản Tri Thức 6/2016 ebook©vctvegroup 12-11-2018 Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com BÀI GIỚI THIỆU MỘT LÝ THUYẾT VỀ XÃ HỘI THEO LỐI TIẾP CẬN HIỆN TƯỢNG HỌC CỦA P. BERGER VÀ T. LUCKMANN Mở đầu Nề nếp sinh hoạt bình thường và thực tại cuộc sống hằng ngày được người có ý thức thông thường trong xã hội coi là chuyện đương nhiên, không có gì phải bàn. Ai cũng “biết” những điều mà mọi người coi là “có thực” trong đời sống thường nhật. Dưới mắt người bình thường, thực tại ấy có thể được nhìn nhận như “có một sự tồn tại độc lập với ý muốn của chúng ta” và chúng ta “không thể ‘rũ bỏ đi’ được”, theo lời Peter Berger và Thomas Luckmann. Tuy nhiên, dưới cái nhìn xã hội học, thực tại ấy không phải là một thứ thực tại tự nó như thế và không hề tồn tại tách rời khỏi cuộc đời của từng con người cá thể, mà thực ra nó chính là một sản phẩm, một công trình được tạo lập bởi đời sống xã hội và trong đời sống xã hội. Theo Berger và Luckmann, thực tại mà mỗi người chúng ta chứng kiến và trải nghiệm trong đời sống hằng ngày chính là “thực tại được kiến tạo về mặt xã hội” (reality is socially constructed). Nếu “thực tại” là thực tại được kiến tạo về mặt xã hội, thì cái mà người ta “biết” trong đời sống thường nhật, tức là “kiến thức đời thường”, cũng là cái đã được kiến tạo về mặt xã hội. Cuốn Sự kiến tạo xã hội về thực tại của Berger và Luckmann là một tập khảo luận xã hội học về “tất cả những gì được coi là ‘kiến thức’ trong xã hội”, đặc biệt là về loại “kiến thức đời thường” mà bất cứ thành viên bình thường nào trong một xã hội cũng đều có và chia sẻ với nhau. Theo hai tác giả, chính thứ “kiến thức đời thường” ấy cấu tạo nên “thực tại” của đời sống thường nhật. Như vậy, hai thuật ngữ mang tính chất chìa khóa của công trình này chính là “kiến thức” và “thực tại”. Đối với người bình thường, chẳng có ai băn khoăn hay thắc mắc về chuyện cái gì là “có thực” (real) và về những điều mà mình “biết” (trừ phi họ gặp một vấn đề trục trặc nào đó), bởi lẽ người ta thường coi “thực tại” và “kiến thức” của mình là những chuyện đương nhiên phải như vậy (taken for granted). Nhưng nhà xã hội học thì lại không thể coi đấy là những “chuyện đương nhiên”. Chính vì thế mà hai thuật ngữ “thực tại” và “kiến thức” ở đây được đóng trong ngoặc kép, tức là hiểu theo lối nhìn của “người bình thường” (men in the Street). Nhà xã hội học luôn có ý thức về sự kiện sau đây: người bình thường luôn coi “thực tại” của xã hội mình đang sống là chuyện đương nhiên, mặc dù các “thực tại” thường khác xa nhau giữa xã hội này với xã hội khác. Nói như Pascal, chân lý ở bên này dãy Pyrénées lại bị coi là điều sai lầm ở phía bên kia dãy núi ấy. Theo Berger và Luckmann, “cái ‘có thực’ đối với một vị tu sĩ Tây Tạng có thể không ‘có thực’ đối với một nhà doanh nghiệp Mỹ. ‘Kiến thức’ của kẻ phạm pháp khác với ‘kiến thức’ của một nhà tội phạm học”. Đối với nhãn quan xã hội học, người ta chỉ có thể hiểu được sự khác biệt ấy nếu đặt “thực tại” và “kiến thức” của một người bình thường vào trong bối cảnh xã hội đặc thù của anh ta, để so sánh với những điều đương nhiên” của những người bình thường khác trong một bối cảnh xã hội đặc thù khác. Như đã ghi trong tựa phụ của cuốn sách, đây là một tập khảo luận về xã hội học nhận thức của Berger và Luckmann. Công trình này phân tích về các nguồn gốc và các đặc trưng của kiến thức trong đời sống thường nhật, nhưng không phân tích các dữ kiện thực nghiệm (mặc dù hai ông đưa ra rất nhiều thí dụ thực tế), mà phân tích trên bình diện lý thuyết về xã hội. Điểm độc đáo của công trình này là hai tác giả đã vận dụng lối tiếp cận hiện tượng học, và kết quả phân tích đã đặc biệt khám phá ra mối liên hệ biện chứng giữa tiến trình xã hội hóa của con người cá nhân với tiến trình kiến tạo nên thực tại xã hội. Đây là một trong những công trình xã hội học được đọc nhiều nhất trên thế giới. Theo một cuộc thăm dò vào năm 1997 của Hiệp hội Xã hội học Quốc tế, đây là một trong mười công trình xã hội học có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20. Nó đã được dịch ra nhiều thứ tiếng như: tiếng Đức năm 1969, tiếng Bồ Đào Nha (ở Brazil) 1976, tiếng Pháp 1986 (tái bản có hiệu đính năm 2012), tiếng Tây Ban Nha (ở Argentina) 1986, tiếng Nga 1995, tiếng Ý 1997, tiếng Hoa 2001, tiếng Rumani 2005, và một số bản dịch tiếng Ả Rập và tiếng Ba Tư đang tiến hành. Đây cũng là một cuốn sách gây nhiều dấu ấn và ảnh hưởng mạnh đến tư tưởng học thuật của nhiều người, đến mức mà người ta có thể nói là đã hình thành một cộng đồng vô hình ba ...

Tài liệu được xem nhiều: