Danh mục

Xã hội học nhận thức và khảo luận về sự kiến tạo xã hội thực tại: Phần 2

Số trang: 224      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.10 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 26,000 VND Tải xuống file đầy đủ (224 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nối phần 1, phần 2 của tài liệu Xã hội học nhận thức và khảo luận về sự kiến tạo xã hội thực tại sẽ tiếp tục với các nội dung về: những nền tảng của sự nhận thức trong đời sống thường nhật; xã hội xét như là thực tại khách quan; cách tổ chức xã hội nhằm bảo tồn vũ trụ, nội tâm hóa thực tại; nội tâm hóa và cấu trúc xã hội; các lý thuyết về căn cước; xã hội học nhận thức và lý thuyết xã hội học. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm rõ nội dung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xã hội học nhận thức và khảo luận về sự kiến tạo xã hội thực tại: Phần 2 Phần 1 Những nền tảng của sự nhận thức trong đời sống thường nhật 1. Thực tại của đời sống thường nhật Vì mục tiêu của chúng tôi trong tập khảo luận này là phân tích xã hội học về thực tại đời sống thường nhật, hay nói chính xác hơn, về lối nhận thức vốn dẫn dắt lối xử sự trong đời sống thường nhật, và vì chúng tôi chỉ quan tâm một cách gián tiếp tới cách thức mà những người trí thức có thể nhìn thực tại này dưới những nhãn quan lý thuyết khác nhau, nên chúng tôi buộc phải khởi sự bằng việc làm sáng tỏ thực tại ấy xét như là cái đang hiện diện dưới cái nhìn theo lý lẽ thông thường của những thành viên bình thường của xã hội. Thực tại hiểu theo lý lẽ thông thường này có thể bị ảnh hưởng như thế nào bởi những công trình kiến tạo lý thuyết của những người trí thức và những kẻ lái buôn tư tưởng khác - đấy lại là một vấn đề khác. Như vậy, công việc của chúng tôi ở đây, tuy mang tính chất lý thuyết, là nhằm tìm hiểu một thực tại vốn cấu thành chủ đề nghiên cứu của ngành khoa học xã hội học thực nghiệm -đó là thế giới của đời sống thường nhật. Như vậy, rõ ràng mục tiêu của chúng tôi không đi vào lãnh vực triết học. Nhưng dù vậy, để hiểu được thực tại của đời sống thường nhật, chúng ta buộc phải quan tâm đến tính chất nội tại của thực tại này trước khi có thể tiến hành phân tích xã hội học một cách thực thụ. Đời sống thường nhật luôn tự trình diện mình ra như một thực tại được lý giải bởi con người và có ý nghĩa đối với họ về mặt chủ quan như một thế giới nhất quán. Với tư cách nhà xã hội học, chúng tôi coi thực tại này là đối tượng phân tích của chúng tôi. Trong khuôn khổ qui chiếu của ngành xã hội học xét như là một ngành khoa học thực nghiệm, chúng ta có thể coi thực tại này như cái đã có sẵn đấy, và có thể coi những hiện tượng đặc thù xuất phát từ thực tại ấy như những dữ kiện, mà không cần khảo sát sâu hơn về những nền tảng của thực tại này, vốn là công việc thuộc ngành triết học. Tuy nhiên, do mục tiêu đặc thù của tập khảo luận này, chúng tôi không thể bỏ qua hoàn toàn vấn đề triết học ấy. Thế giới đời sống thường nhật không chỉ được coi đương nhiên là thực tại bởi các thành viên bình thường của xã hội khi họ sống cuộc đời của mình một cách có ý nghĩa về mặt chủ quan. Nó còn là một thế giới bắt nguồn từ trong suy nghĩ và hành động của họ, và chính nhờ đó mà nó được bảo tồn như là cái có thực. Vì thế, trước khi chuyển sang công việc chính [của tập khảo luận này], chúng tôi sẽ phải cố gắng làm sáng tỏ những nền tảng của sự nhận thức trong đời sống thường nhật, tức là, những sự khách thể hóa các tiến trình chủ quan (và các ý nghĩa) mà nhờ đó thế giới liên chủ thể hiểu theo lý lẽ thông thường được kiến tạo. Đấy chỉ là một công việc sơ khởi, do mục tiêu vào lúc này, và [vì thế] chúng tôi không thể làm gì hơn ngoài việc phác thảo những nét chính yếu của cái mà chúng tôi nghĩ là một giải pháp thích đáng cho vấn đề triết học - chúng tôi muốn nói thêm ngay rằng “thích đáng” [ở đây] chỉ được hiểu theo nghĩa là chúng ta có thể dùng nó như một điểm khởi sự cho việc phân tích xã hội học. Vì thế, những nhận định tiếp theo ngay sau đây mang tính chất như những lời dẫn nhập triết học, và tự chúng mang tính chất tiền xã hội học [presociological]. Phương pháp mà chúng tôi cho là thích hợp nhất để làm sáng tỏ những nền tảng của kiến thức trong đời sống thường nhật là phương pháp phân tích hiện tượng học, một phương pháp thuần túy mô tả, và do vậy, nó mang tính chất “thường nghiệm” [empirical] chứ không mang tính chất “khoa học” [Scientific] - như chúng ta thường hiểu về bản chất của các ngành khoa học thực nghiệm. Việc phân tích hiện tượng học về đời sống thường nhật, hay nói đúng hơn là kinh nghiệm chủ quan về đời sống thường nhật, [đòi hỏi chúng ta phải] tránh đưa ra bất cứ giả thuyết nhân quả hay giả thuyết sinh thành nào, cũng như tránh những lời khẳng định về vị thế bản thể luận [ontological status] của các hiện tượng được phân tích. Đây là điều quan trọng cần ghi nhớ. Lý lẽ thông thường có vô số những cách diễn giải tiền-khoa-học hoặc có-vẻ-như- khoa-học về thực tại thường nhật mà nó coi là điều đương nhiên. Nếu phải mô tả thực tại hiểu theo lý lẽ thông thường, chúng ta buộc phải qui chiếu đến những cách lý giải ấy, cũng như chúng ta buộc phải xét đến tính chất được- coi-như-đương-nhiên của thực tại này - nhưng chúng ta sẽ làm điều này bên trong những dấu ngoặc đơn hiện tượng học. Ý thức luôn luôn có ý hướng tính: nó luôn có một ý định nào đó hoặc hướng đến những đối vật nào đó. Chúng ta không bao giờ có thể lãnh hội được bản thân cái mà chúng ta coi là tầng nền của ý thức, nhưng chỉ có thể lãnh hội được sự ý thức về điều n ...

Tài liệu được xem nhiều: