Danh mục

Xác định biên giới trên biển và khu vực biên giới biển của Việt Nam từ góc độ pháp Luật quốc tế

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 283.60 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, các tác giả đã phân tích và bình luận những quy định của pháp luật quốc tế về vấn đề xác định biên giới và khu vực biên giới quốc gia trên biển theo quy định của pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này, đưa ra những vấn đề còn bất cập, hạn chế và từ đó đề xuất những giải pháp để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về việc xác định biên giới và khu vực biên giới của quốc gia trên biển, góp phần bảo vệ lợi ích tối cao và chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam tại biển Đông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định biên giới trên biển và khu vực biên giới biển của Việt Nam từ góc độ pháp Luật quốc tế Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 165-177 Xác định biên giới trên biển và khu vực biên giới biển của Việt Nam từ góc độ pháp Luật quốc tế Nguyễn Bá Diến*, Nguyễn Hùng Cường* Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 22 tháng 3 năm 2011 Tóm tắt. Trong bài viết này, các tác giả đã phân tích và bình luận những quy định của pháp luật quốc tế về vấn đề xác định biên giới và khu vực biên giới quốc gia trên biển theo quy định của pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này, đưa ra những vấn đề còn bất cập, hạn chế và từ đó đề xuất những giải pháp để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về việc xác định biên giới và khu vực biên giới của quốc gia trên biển, góp phần bảo vệ lợi ích tối cao và chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam tại biển Đông. thực địa, bảo dưỡng duy tu mốc quốc giới và xây dựng quy chế pháp lý cho khu vực biên giới. Việc xác định biên giới trên bộ, trên không và trong lòng đất tuy phức tạp nhưng việc xác định một cách chính xác đường biên giới, đường ranh giới trên biển còn phức tạp hơn nhiều đặc biệt là đối với các vùng biển chồng lấn hay các vùng biển có tranh chấp về chủ quyền của các quốc gia ven biển. Lịch sử phát triển của Luật biển quốc tế gắn liền với quá trình pháp điển hoá các quy định của pháp luật và tập quán hoá quy chế pháp lý các vùng biển xác định ranh giới giữa các vùng biển và biên giới quốc gia trên biển. Trải qua bốn hội nghị pháp điển hoá Luật quốc tế, mà với đỉnh cao là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 đã đáp ứng tốt nhất nhu cầu và quyền lợi của tất cả các quốc gia. Đây là một Công ước có quy mô đồ sộ với 320 điều khoản, 17 phần, 9 phụ lục và 4 nghị quyết. Công ước Luật biển 1982 thực sự là một cơ sở pháp lý quan trọng cho tất cả các quốc gia ven biển, 1. Xác định biên giới trên biển và khu vực biên giới của quốc gia theo pháp luật quốc tế* Chủ quyền và biên giới quốc gia là một trong những vấn đề trọng yếu, là mối quan tâm hàng đầu của mọi dân tộc và chính thể nhà nước trong mọi thời đại. Lịch sử các cuộc chiến tranh xảy ra cũng chính là lịch sử của các cuộc tranh chấp về lãnh thổ, biên giới quốc gia nhằm chia lại phạm vi ảnh hưởng về mặt không gian lãnh thổ của mỗi quốc gia. Vì vậy mà các vấn đề pháp lý về biên giới lãnh thổ quốc gia bao giờ cũng mang tính thời sự. Biên giới quốc gia bao gồm biên giới trên bộ, trên biển, trên không, và biên giới trong lòng đất. Việc xác định biên giới trên bộ của các quốc gia rất phức tạp trải qua rất nhiều công đoạn từ đàm phán đi đến thống nhất về đường biên giới cho đến việc xây dựng cắm mốc trên ______ * ĐT: 84-4-35650769 E-mail: nbadien@yahoo.com 165 166 N.B. Diến, N.H. Cường / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 165-177 quốc gia quần đảo hoạch định ranh giới, biên giới trên biển của mình. Công ước đã được xác nhận xu hướng phát triển hiện đại của luật biển quốc tế, hoặc qua con đường các tuyên bố đơn phương, hoặc qua các thoả thuận song phương, các phương thức nhất trí “Consensus”, mở rộng tuần tự ranh giới của các vùng biển và theo đó chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền tài phán của các quốc gia biển. Sự ra đời của Công ước Luật biển 1982 gắn liền với việc xuất hiện quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven biển và đặc biệt là việc hoạch định đường cơ sở để xác định chiều rộng lãnh hải (12 hải lý), song song với nó là xác định biên giới trên biển của quốc gia ven biển. Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 sau khi có hiệu lực đã trở thành khuôn khổ pháp lý bắt buộc đối với đại đa số các quốc gia trên thế giới là thành viên của Công ước và đồng thời đối với các quốc gia khác nó cũng có giá trị như một luật tập quán. Tuy nhiên, Công ước không đề cập tới tất cả các khía cạnh luật pháp trong hoạt động thực tiễn của các quốc gia, nó không phải là nguồn luật duy nhất để các quốc gia hoạch định các vùng biển của mình và giải quyết phân định các vùng biển chồng lấn với các quốc gia khác. Trong việc đơn phương quy định các vùng biển của mình và phân định các vùng biển chồng lấn, các quốc gia ngoài việc vận dụng vào Luật biển quốc tế, còn dựa vào thực tiễn quốc tế, các thoả thuận song phương và đa phương. Theo Công ước 1982, các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Mỗi một vùng biển đều có một quy chế chế độ pháp lý riêng được điều chỉnh bằng luật pháp quốc gia trên cơ sở phù hợp với Luật quốc tế, nhất là các điều ước quốc tế, các hiệp định đa phương hoặc song phương mà các quốc gia đó tham gia. Trong nội thuỷ, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn đầy đủ và tuyệt đối như trên đất liền. Quốc gia ven biển có chủ quyền đối với lãnh hải nhưng chủ quyền này bị hạn chế bởi quyền qua lại vô hại của các tàu nước ngoài. Trong vùng tiếp giáp, quốc gia ven biển có thẩm quyền tiến hành các hoạt động kiểm soát để ngăn ngừa các vi phạm về hải quan, thuế khoá, y tế và nhập cư bất hợp pháp. Trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, quốc gia ven biển có chủ quyền đối với các tài nguyên khoáng sản, sinh vật và các công trình trên biển do Công ước quy định. Để xác định được giới hạn, phạm vi các vùng biển thuộc các chế độ pháp lý khác nhau việc đầu tiên các quốc gia ven biển phải làm là xác định hệ thống đường cơ sở là căn cứ để xác định được biên giới của các quốc gia trên biển cũng như xác định ranh giới ngoài vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việc xác định biên giới quốc gia trên biển bên cạnh việc xác định đường cơ sở, còn thông qua biện pháp phân định các vùng biển chồng lấn giữa các quốc gia có bờ biển đối diện hay tiếp liền. 1.1. Xác định biên giới quốc gia trên biển theo quy định của pháp luật quốc tế Biên giới trên biển của một quốc gia được xác địn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: