Xác định các chất pyrethroid trong rau quả ở xã Song Phương (Hoài Đức, Hà Nội) và đánh giá rủi ro sức khỏe người tiêu dùng
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 464.12 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Xác định các chất pyrethroid trong rau quả ở xã Song Phương (Hoài Đức, Hà Nội) và đánh giá rủi ro sức khỏe người tiêu dùng tập trung vào việc xác định dư lượng nhóm Pyrethroid trong một số loại rau quả lấy tại các ruộng trồng và mua ở một số chợ thuộc xã Song Phương (Hoài Đức, Hà Nội) bằng phương pháp chuẩn bị mẫu nhanh QuEChERS kết hợp với GC/MS/MS.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định các chất pyrethroid trong rau quả ở xã Song Phương (Hoài Đức, Hà Nội) và đánh giá rủi ro sức khỏe người tiêu dùng KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC TRÁI ĐẤT, MỎ, MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG LẦN THỨ V Doi: 10.15625/vap.2022.0164 XÁC ĐỊNH CÁC CHẤT PYRETHROID TRONG RAU QUẢ Ở XÃ SONG PHƯƠNG (HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI) VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE NGƯỜI TIÊU DÙNG Trần Thị Huyền Nga1, Phạm Liên Hoa1, Hoàng Minh Trang1, Lê Anh Tuấn 1*, Đỗ Thị Thu Hằng2, Đỗ Thị Việt Hương3 0F 1 Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội 2 Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, 65 Phạm Thận Duật, Cầu Giấy, Hà Nội 3 Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội TÓM TẮT Trong nghiên cứu này đã lựa chọn phương pháp QuEChERS để tách chiết, đánh giá dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhóm pyrethroids trong một số loại rau quả tại xã Song Phương (Hoài Đức, Hà Nội) và đánh giá rủi ro của hóa chất này đối với sức khỏe con người. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp QuEChERS để tách chiết và chuẩn bị mẫu rau có chứa các hợp chất Pyrethroids, bao gồm Cypermethrin (Cyp), Lambda- Cyhalothrin (Cyh), Deltamethrin (Del), Permethrin (Per) và phương pháp GC/MS/MS để xác định các hợp chất Pyrethroids với giới hạn phát hiện chất là 5 ng/mL. Kết quả phân tích đã chỉ ra rằng, rau ở vùng nghiên cứu có dư lượng các chất Cyh, Per, Cyp và Del, 50 % số lượng mẫu có dư lượng Cyh, Per, Cyp và Del vượt giá trị giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm theo Thông tư 50/2016/TT-BYT (MRL). Số lượng mẫu có dư lượng Cyh vượt giá trị MRL là 12/54 mẫu (chiếm 31,48 %), cao nhất là 3653,3275 μg/kg và thấp nhất là 330,7099 μg/kg. Trong khi đó, dư lượng các chất Pyrethroids trong các mẫu rau tại chợ không vượt mức MRL. Chỉ số rủi ro sức khỏe (HR) đối với người tiêu dùng khi sử dụng rau tại các chợ là rất thấp, nhỏ hơn 1. Do vậy, người tiêu dùng sử dụng rau tại các chợ ở xã Song Phương là an toàn. Từ khóa: Pyrethroid, QuEChERS, rau quả, chỉ số rủi ro sức khỏe. 1. MỞ ĐẦU Tình trạng lạm dụng các hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) trong nông nghiệp tại Việt Nam không còn là vấn đề mới. Đã có nhiều nghiên cứu, khảo sát, đánh giá phân tích chỉ ra rằng trong một số thực phẩm con người tiêu thụ hàng ngày có chứa dư lượng của nhiều loại HCBVTV được sử dụng. Lượng HCBVTV sử dụng trên tất cả các loại cây trồng ở nước ta bình quân 0,2 - 0,24 kg/ha/năm; lượng dùng cho các loại rau thường cao hơn so với các loại quả, củ. Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) trong tháng 10/2012, khi phân tích xác định dư lượng HCBVTV trong 50 mẫu rau (xà lách, rau diếp, rau húng và rau mùi) tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội thì có 29/50 mẫu (58 %) có dư lượng HCBVTV, 20 mẫu (40 %) phát hiện có kim loại nặng. Đối với rau tươi bán trên thị trường có khoảng 6-7 % lượng rau có dư lượng HCBVTV vượt ngưỡng cho phép. Trong hơn 500 mẫu rau quả được kiểm tra có trên 6 % nhiễm HCBVTV bị cấm sử dụng [1]. Do các loại HCBVTV được sử dụng phổ biến trước đây là các nhóm cơ clo, nhóm carbamat độc hại đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái môi trường, do vậy xu hướng chuyển đổi sang sử dụng HCBVTV nhóm chất Pyrethroid càng trở nên phổ biến. Pyrethroid tồn lưu ngắn trong môi trường, *Tác giả liên hệ, địa chỉ email: letuan.fes@hus.edu.vn 102 Xác định các chất pyrethroid trong rau quả ở xã Song Phương (Hoài Đức, Hà Nội) và đánh giá … hiệu lực cao đối với côn trùng gây hại, ít độc với động vật máu nóng. Pyrethroid đều tan mạnh trong chất béo, gần như không tan trong nước nên chúng có hiệu lực tiếp xúc mạnh hơn hiệu lực vị độc [2]. Đối với các loại rau quả xuất khẩu hay cung cấp cho các cửa hàng rau sạch, thì dư lượng HCBVTV trong các sản phẩm này được kiểm tra nghiêm ngặt; trong khi đó các loại rau quả được bầy bán tại các chợ hay bán ngay tại các ruộng thường không được kiểm tra dư lượng HCBVTV. Một số nghiên cứu đã được tiến hành nhằm xác định hàm lượng HCBVTV trong môi trường cũng như trong thực phẩm. Phương pháp QuEChERs đã được sử dụng để chiết tách các hóa chất BVTV trong các mẫu rau chọn nghiên cứu là phù hợp; các số liệu đánh giá phương pháp đáp ứng với việc xác định các chất ở lượng vết trên rau [3]. Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật cơ clo trong một số sinh vật vùng triều phía Bắc Việt Nam [4]. Phương pháp LC-MS/MS xác định dư lượng thuốc trừ sâu trong trái cây và rau quả được thực hiện bởi tác giả Anna Stachniuk [5]. Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ mẫu có dư lượng trên mức dư lượng tối đa (MRL) là 15 %, trong khi mẫu có dư lượng dưới MRL là 17 %. Tổng cộng có 13 mẫu chứa nhiều hơn một loại dư lượng HCBVTV. Dư lượng HCBVTV được phát hiện thường xuyên nhất trong các mẫu nho đen (50 %), bông cải xanh (36,4 %), quả mâm xôi (29 %) và nho đỏ (21,8 %). Trong nghiên cứu này chỉ tập trung vào việc xác định dư lượng nhóm Pyrethroid trong một số loại rau quả lấy tại các ruộng trồng và mua ở một số chợ thuộc xã Song Phương (Hoài Đức, Hà Nội) bằng phương pháp chuẩn bị mẫu nhanh QuEChERS kết hợp với GC/MS/MS. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Mẫu rau quả được lấy ở xã Song Phương, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Các mẫu rau được lấy tại ruộng của 3 chủ hộ - có tên là Chủ hộ 1, Chủ hộ 2, Chủ hộ 3; các mẫu rau lấy tại 3 chợ - có tên Chợ 1, Chợ 2, Chợ 3. Các loại mẫu rau quả đã lấy gồm có cải canh (CC), bắp cải (BC) và đậu đũa (ĐĐ), mẫu được lấy vào tháng 3, tháng 4. - Hóa chất: Chất chuẩn Cypermethrin (Cyp), Lambda-Cyhalothrin (Cyh), Deltamethrin (Del), Permethrin (Per), Acetonitril/1% acid acetic, Magie sunfat khan, Nat ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định các chất pyrethroid trong rau quả ở xã Song Phương (Hoài Đức, Hà Nội) và đánh giá rủi ro sức khỏe người tiêu dùng KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC TRÁI ĐẤT, MỎ, MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG LẦN THỨ V Doi: 10.15625/vap.2022.0164 XÁC ĐỊNH CÁC CHẤT PYRETHROID TRONG RAU QUẢ Ở XÃ SONG PHƯƠNG (HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI) VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE NGƯỜI TIÊU DÙNG Trần Thị Huyền Nga1, Phạm Liên Hoa1, Hoàng Minh Trang1, Lê Anh Tuấn 1*, Đỗ Thị Thu Hằng2, Đỗ Thị Việt Hương3 0F 1 Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội 2 Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, 65 Phạm Thận Duật, Cầu Giấy, Hà Nội 3 Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội TÓM TẮT Trong nghiên cứu này đã lựa chọn phương pháp QuEChERS để tách chiết, đánh giá dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhóm pyrethroids trong một số loại rau quả tại xã Song Phương (Hoài Đức, Hà Nội) và đánh giá rủi ro của hóa chất này đối với sức khỏe con người. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp QuEChERS để tách chiết và chuẩn bị mẫu rau có chứa các hợp chất Pyrethroids, bao gồm Cypermethrin (Cyp), Lambda- Cyhalothrin (Cyh), Deltamethrin (Del), Permethrin (Per) và phương pháp GC/MS/MS để xác định các hợp chất Pyrethroids với giới hạn phát hiện chất là 5 ng/mL. Kết quả phân tích đã chỉ ra rằng, rau ở vùng nghiên cứu có dư lượng các chất Cyh, Per, Cyp và Del, 50 % số lượng mẫu có dư lượng Cyh, Per, Cyp và Del vượt giá trị giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm theo Thông tư 50/2016/TT-BYT (MRL). Số lượng mẫu có dư lượng Cyh vượt giá trị MRL là 12/54 mẫu (chiếm 31,48 %), cao nhất là 3653,3275 μg/kg và thấp nhất là 330,7099 μg/kg. Trong khi đó, dư lượng các chất Pyrethroids trong các mẫu rau tại chợ không vượt mức MRL. Chỉ số rủi ro sức khỏe (HR) đối với người tiêu dùng khi sử dụng rau tại các chợ là rất thấp, nhỏ hơn 1. Do vậy, người tiêu dùng sử dụng rau tại các chợ ở xã Song Phương là an toàn. Từ khóa: Pyrethroid, QuEChERS, rau quả, chỉ số rủi ro sức khỏe. 1. MỞ ĐẦU Tình trạng lạm dụng các hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) trong nông nghiệp tại Việt Nam không còn là vấn đề mới. Đã có nhiều nghiên cứu, khảo sát, đánh giá phân tích chỉ ra rằng trong một số thực phẩm con người tiêu thụ hàng ngày có chứa dư lượng của nhiều loại HCBVTV được sử dụng. Lượng HCBVTV sử dụng trên tất cả các loại cây trồng ở nước ta bình quân 0,2 - 0,24 kg/ha/năm; lượng dùng cho các loại rau thường cao hơn so với các loại quả, củ. Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) trong tháng 10/2012, khi phân tích xác định dư lượng HCBVTV trong 50 mẫu rau (xà lách, rau diếp, rau húng và rau mùi) tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội thì có 29/50 mẫu (58 %) có dư lượng HCBVTV, 20 mẫu (40 %) phát hiện có kim loại nặng. Đối với rau tươi bán trên thị trường có khoảng 6-7 % lượng rau có dư lượng HCBVTV vượt ngưỡng cho phép. Trong hơn 500 mẫu rau quả được kiểm tra có trên 6 % nhiễm HCBVTV bị cấm sử dụng [1]. Do các loại HCBVTV được sử dụng phổ biến trước đây là các nhóm cơ clo, nhóm carbamat độc hại đối với sức khỏe con người và hệ sinh thái môi trường, do vậy xu hướng chuyển đổi sang sử dụng HCBVTV nhóm chất Pyrethroid càng trở nên phổ biến. Pyrethroid tồn lưu ngắn trong môi trường, *Tác giả liên hệ, địa chỉ email: letuan.fes@hus.edu.vn 102 Xác định các chất pyrethroid trong rau quả ở xã Song Phương (Hoài Đức, Hà Nội) và đánh giá … hiệu lực cao đối với côn trùng gây hại, ít độc với động vật máu nóng. Pyrethroid đều tan mạnh trong chất béo, gần như không tan trong nước nên chúng có hiệu lực tiếp xúc mạnh hơn hiệu lực vị độc [2]. Đối với các loại rau quả xuất khẩu hay cung cấp cho các cửa hàng rau sạch, thì dư lượng HCBVTV trong các sản phẩm này được kiểm tra nghiêm ngặt; trong khi đó các loại rau quả được bầy bán tại các chợ hay bán ngay tại các ruộng thường không được kiểm tra dư lượng HCBVTV. Một số nghiên cứu đã được tiến hành nhằm xác định hàm lượng HCBVTV trong môi trường cũng như trong thực phẩm. Phương pháp QuEChERs đã được sử dụng để chiết tách các hóa chất BVTV trong các mẫu rau chọn nghiên cứu là phù hợp; các số liệu đánh giá phương pháp đáp ứng với việc xác định các chất ở lượng vết trên rau [3]. Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật cơ clo trong một số sinh vật vùng triều phía Bắc Việt Nam [4]. Phương pháp LC-MS/MS xác định dư lượng thuốc trừ sâu trong trái cây và rau quả được thực hiện bởi tác giả Anna Stachniuk [5]. Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ mẫu có dư lượng trên mức dư lượng tối đa (MRL) là 15 %, trong khi mẫu có dư lượng dưới MRL là 17 %. Tổng cộng có 13 mẫu chứa nhiều hơn một loại dư lượng HCBVTV. Dư lượng HCBVTV được phát hiện thường xuyên nhất trong các mẫu nho đen (50 %), bông cải xanh (36,4 %), quả mâm xôi (29 %) và nho đỏ (21,8 %). Trong nghiên cứu này chỉ tập trung vào việc xác định dư lượng nhóm Pyrethroid trong một số loại rau quả lấy tại các ruộng trồng và mua ở một số chợ thuộc xã Song Phương (Hoài Đức, Hà Nội) bằng phương pháp chuẩn bị mẫu nhanh QuEChERS kết hợp với GC/MS/MS. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Mẫu rau quả được lấy ở xã Song Phương, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Các mẫu rau được lấy tại ruộng của 3 chủ hộ - có tên là Chủ hộ 1, Chủ hộ 2, Chủ hộ 3; các mẫu rau lấy tại 3 chợ - có tên Chợ 1, Chợ 2, Chợ 3. Các loại mẫu rau quả đã lấy gồm có cải canh (CC), bắp cải (BC) và đậu đũa (ĐĐ), mẫu được lấy vào tháng 3, tháng 4. - Hóa chất: Chất chuẩn Cypermethrin (Cyp), Lambda-Cyhalothrin (Cyh), Deltamethrin (Del), Permethrin (Per), Acetonitril/1% acid acetic, Magie sunfat khan, Nat ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chỉ số rủi ro sức khỏe Chất pyrethroid trong rau quả Sức khỏe người tiêu dùng Thuốc bảo vệ thực vật Tồn dư hóa chất bảo vệ thực vậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thông tư số 12/2018/TT-BNNPTNT
35 trang 270 0 0 -
Hành vi mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại siêu thị Co.opmart Huế
12 trang 73 0 0 -
56 trang 63 0 0
-
Các chất hữu cơ độc trong môi trường và chuyển hóa: Phần 1
35 trang 50 0 0 -
11 trang 48 0 0
-
1 trang 40 0 0
-
Bài giảng Quản lý dịch hại tổng hợp: Chương 2 (6) - GS. TS Nguyễn Thế Nhã
26 trang 39 0 0 -
Thông tư Số: 21/2013/TT-BNNPTNT
345 trang 35 0 0 -
Tổng quan nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng giả của người tiêu dùng
3 trang 31 0 0 -
Review: Ảnh hưởng của phụ gia thực phẩm đến sức khỏe
7 trang 30 0 0