Danh mục

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nông dân trong hoạt động sản xuất lúa giống cộng đồng huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang năm 2016

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.67 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nông dân trong hoạt động sản xuất lúa giống cộng đồng huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang năm 2016 trình bày nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nông dân trong hoạt động sản xuất lúa giống cộng đồng được thực hiện tại huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang năm 2016. Nghiên cứu tập trung vấn đề trọng tâm là đánh giá mức độ tham gia của nông dân vào hoạt động sản xuất lúa giống,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nông dân trong hoạt động sản xuất lúa giống cộng đồng huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang năm 2016 Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ Tập 50, Phần D (2017): 87-95 DOI:10.22144/jvn.2017.056 XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NÔNG DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA GIỐNG CỘNG ĐỒNG HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG NĂM 2016 Phạm Ngọc Nhàn1, Hồ Hoàng Chinh1 và Trần Thị Linka2 1 2 Khoa Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận bài: 15/10/2016 Ngày nhận bài sửa: 08/12/2016 Ngày duyệt đăng: 28/06/2017 Title: Factors influencing farmers participation in community rice seed production activities in Long My district, Hau Giang province Từ khóa: Lúa giống cộng đồng, nông dân, sự tham gia Keywords: Community rice seed production, farmer, participation ABSTRACT The study is aimed at determining factors which influence farmers’ participation in community-based rice seed production activities in Long My District, Hau Giang Province. The study conducted in 2016 was focused on assessing farmer participation in rice seed production based on Likert scale of 5 levels. The factors used in the assessment includes (i) individual abilities, (ii) markets and consumers acceptance, (iii) government’s policies and support activities, (iv) individual and social benefits, and (v) social awareness. The results showed that farmer participation is affected much by social awareness, followed by individual abilities and the acceptance of markets and consumers but not the other two (individual and social benefits and government’s policies and support activities). Some solutions were suggested such as improving the farmers’ abilities through training courses on rice seed production, strengthening farmers connection in communitybased rice seed production to enhance farmers participation in rice seed production. TÓM TẮT Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nông dân trong hoạt động sản xuất lúa giống cộng đồng được thực hiện tại huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang năm 2016. Nghiên cứu tập trung vấn đề trọng tâm là đánh giá mức độ tham gia của nông dân vào hoạt động sản xuất lúa giống dựa vào 5 mức độ đánh giá của thang đo Likert được thiết kế từ 1 đến 5. Các nhân tố được đưa vào để đánh giá sự tham gia của nông dân bao gồm: (i) Năng lực cá nhân; (ii) Sự chấp nhận của thị trường và người tiêu dùng; (iii) Chính sách Nhà nước và các hoạt động hỗ trợ; (iv) Lợi ích cá nhân và xã hội; (v) Nhận thức xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tham gia của nông dân chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi yếu tố Nhận thức xã hội (ảnh hưởng đến 57,5%), thứ hai là yếu tố Năng lực cá nhân (ảnh hưởng đến 47,2%), kế tiếp là yếu tố Sự chấp nhận của thị trường (ảnh hưởng đến 14,5%). Các yếu tố Lợi ích cá nhân và xã hội, yếu tố Chính sách Nhà nước và các hoạt động hỗ trợ tác động không có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu. Một số giải pháp nâng cao năng lực nông dân qua các khóa tập huấn sản xuất lúa giống tăng cường sự liên kết nông dân trong hệ thống giống cộng đồng được đề nghị nhằm đẩy mạnh sự tham gia của nông dân vào hoạt động sản xuất lúa giống. Trích dẫn: Phạm Ngọc Nhàn, Hồ Hoàng Chinh và Trần Thị Linka, 2017. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nông dân trong hoạt động sản xuất lúa giống cộng đồng huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang năm 2016. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 50d: 87-95. 87 Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ Tập 50, Phần D (2017): 87-95 nghiên cứu là 95 đảm bảo yêu cầu phân tích nhân tố với 19 yếu tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). 2.2 Phương pháp phân tích số liệu 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Mô hình “xã hội hóa” công tác lúa giống vùng Đồng bằng sông Cửu Long được tiến hành thực hiện từ năm 1996 đến nay, kết quả đã xây dựng nên hệ thống sản xuất lúa giống cộng đồng là mạng lưới các tổ giống và các nông hộ hoạt động cùng nhau, nâng cao năng lực cho nông dân về sản xuất lúa giống chất lượng phục vụ cho sản xuất ở địa phương, góp phần đảm bảo an ninh nguồn giống và nâng cao giá trị lúa-gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hàng năm, hệ thống này cung cấp khoảng 160.000 tấn/năm và đáp ứng hơn 30% tổng nhu cầu lúa giống toàn vùng. Hệ thống rất dễ dàng để nông dân tiếp cận, mang lại lợi ích cho xã hội khoảng 1.000 tỷ đồng/năm khi cung cấp nguồn giống với giá rẻ. Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu hạt giống chất lượng ngày càng cao, vai trò của các Tổ giống câu lạc bộ càng trở nên quan trọng trong an ninh giống cho sản xuất (Huỳnh Quang Tín và Nguyễn Hồng Cúc, 2011). Hậu Giang cũng hưởng ứng phong trào, đầu tư xây dựng tổ giống câu lạc bộ và các nông hộ hoạt động đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên, đến nay các nông dân đang tham gia sản xuất giống cộng đồng với qui mô không ổn định; đồng thời, sự tham gia vào hoạt động sản xuất giống của người dân ngày càng giảm và một số người dân không còn sản xuất giống. Vấn đề đặt ra là cần tìm hiểu thực trạng tham gia của người dân vào các hoạt động sản xuất giống cộng đồng như thế nào và đâu là nguyên nhân cản trở sự tham gia của họ. Vì thế nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nông dân trong mô hình sản xuất lúa giống cộng đồng tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Các dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Excel, SPSS 16.0 và tổng hợp phân tích dựa trên các phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích. Thang đo Likert được thiết kế với 5 mức điểm để đo lường mức độ tham gia của nông dân được kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha. Các thang đo được đánh giá thông qua công cụ chính là hệ số Cronbach Alpha. Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để loại bỏ biến rác (các biến có hệ số tương quan tổng nhỏ hơn 0,3). Theo Nunnally và Brunstein (1994), tiêu chuẩn để lựa chọn thang đo khi có độ tin cậy Cronbach Alpha >0,6 là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm thang đo lường là mới hoặc mới đối với ng ...

Tài liệu được xem nhiều: