Danh mục

Xác định Gãy thân xương cẳng tay

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 162.21 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Gãy thân xương cẳng tay là gãy ở vùng màng liên cốt dưới lồi củ nhị đầu 2 cm và trên khớp cổ tay 4 cm. ở trẻ em rất hay gặp: cứ 1 – 2 ca ở người lớn thì ở trẻ em là 10. Hai xương cẳng tay có chức năng sấp ngửa 180 là rất quan trọng cho các động tác chính xác trong sinh hoạt và nhiều động tác nghề nghiệp. Quan trọng nhất là chức năng sấp. Không điều trị thật tốt thì mất nhiều chức năng khác nữa, vì 2 xương cẳng tay có nhiều...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định Gãy thân xương cẳng tay Gãy thân xương cẳng tay I. Đại cương : Gãy thân xương cẳng tay là gãy ở vùng màng liên cốt dưới lồi củ nhị đầu 2 cm và trên khớp cổ tay 4 cm. ở trẻ em rất hay gặp: cứ 1 – 2 ca ở người lớn thì ở trẻ em là 10. Hai xương cẳng tay có chức năng sấp ngửa 180 là rất quan trọng cho các động tác chính xác trong sinh hoạt và nhiều động tác nghề nghiệp. Quan trọng nhất là chức năng sấp. Không điều trị thật tốt thì mất nhiều chức năng khác nữa, vì 2 xương cẳng tay có nhiều quan hệ khớp: ở bên trên: quay cánh tay, trụ cánh tay; ở bên dưới: quay cổ tay; giữa 2 xương: quay trụ trên, quay trụ dưới. II. Đặc điểm giải phẫu: Xương quay và xương trụ và màng liên cốt tạo nên một khung sấp ngửa quay quanh trục là đường thẳng đi qua chỏm quay và mỏm trâm trụ. ở 1/4 trên xương quay có độ cong ra, gọi là độ ngửa mà đỉnh là lồi củ nhị đầu, là nơi bám tận cơ nhị đầu và cơ ngửa ngắn làm ngửa cẳng tay và gấp khuỷu. ở 3/4 dưới xương quay có độ cong sấp, ở giữa là chỗ bám tận cơ sấp tròn, ở dưới có cơ sấp vuông, hai cơ này làm sấp cẳng tay. Muốn sấp ngửa tốt cần: Màng liên cốt rộng. - Đầu dưới xương quay xuống thấp hơn xương trụ 6 –10mm. - Độ cong sấp tốt. - Chỗ gãy không xoay: di lệch này không thấy trên Xquang. - Vì thế khi điều trị kết hợp xương cần chú ý các yêu cầu trên, ngoài ra do 2 xương cẳng tay có liên quan mật thiết với nhau, trong quá trình liền, xương này có thể làm ảnh hưởng tới xương kia, vì vậy cần nắn chỉnh tốt cả 2 xương. Về nơi gãy: Gãy cả 2 xương cẳng tay: 2/3 tổng số. - Gãy riêng xương quay: 1/4 tổng số. - Gãy riêng xương trụ: rất ít gặp. - Nơi gãy 1/3 giữa phổ biến nhất (55%), 1/3 d ưới (40%) còn 1/3 trên hiếm gặp (5%). Về đường gãy : Gãy ngang, hơi chéo, có răng xương: 77% - Gãy mảnh rời, thường là mảnh nhỏ: 20% - Gãy xoắn dài, gãy 2 hay nhiều nơi: 3%. - Về di lệch các đầu gãy: Gãy cao 2/3 trên: cơ nhị đầu và cơ ngửa ngắn kéo đầu trên ngửa ra - ngoài, cơ sấp tròn và cơ sấp vuông kéo đầu dưới sấp vào trong gây di lệch nhiều nên kết quả chỉnh hình kém, thường phải mổ, càng gãy cao càng phải mổ nhiều. Cần chú ý tới di lệch xoay vì khó thấy trên Xquang nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều tới cơ năng cẳng tay. Gãy thấp 1/3 dưới: đầu trên ít di lệch do có sự đối kháng của 2 nhóm cơ - sấp và ngửa. Đây là loại gãy xấu, nhiều biến chứng :chèn ép khoang và di chứng: khớp giả, can lệch, dính quay trụ, hạn chế chức năng gấp khuỷu. Có nhiều cách mổ kết hợp xương: kém nhất là đóng đinh nội tuỷ với kim Kuntcher, Rush, thường cần thêm bột chống xoay. Nẹp vít kiểu cũ Lambotte, Lane có nhiều biến chứng. Chỉ có mổ với nẹp ép kiểu Danis và gần đây nẹp vis cả 2 xương với dụng cụ AO/ASIF là có kết quả tốt hơn cả. Gãy xương quay đơn thuần khó nắn chỉnh. Gãy xương trụ đơn thuần cũng khó nắn chỉnh, đặc biệt có thể để lại khớp giả khi gãy thấp vì đầu tren bị cố định bởi mỏm khuỷu và hõm xich ma lớn, đầu dưới thì lại di động theo xương quay. III. Chẩn đoán : 1. Lâm sàng : Thường chẩn đoán dễ khi gãy 2 xương: Cẳng tay sưng nề biến dạng rõ. - ít bị biến chứng thần kinh song khi cẳng tay phía trước bị căng cứng, - ngón tay giảm cử động, đau quá mức, phải nghĩ tới hội chứng khoang để giải thoát cân, khỏi bị di chứng Volkmann do thiếu máu nuôi. Gãy cành tươi ở trẻ em và gãy ít di lệch: Triệu chứng lâm sàng nghèo nàn: tại vùng gãy đau chói, sưng nề, có - bầm tím muộn. Cần dựa vào Xquang để chẩn đoán. - 2. Xquang: Phải lấy hết khớp khuỷu và khớp cổ tay để tránh bỏ sót thương tổn như - trật khớp quay trụ trên, quay trụ dưới. Phải chụp cả phim thẳng và nghiêng. Với xương trụ gãy ở cao, cần tránh bỏ sót trật chỏm xương quay kèm - theo (gãy trật Monteggia). 3. Với gãy riêng xương quay ở thấp, cần tránh bỏ sót trật mỏ m trâm trụ (gãy trật Galeazzi). IV. Điều trị : 1. Nguyên tắc : Phục hồi tốt hình thể giải phẫu cả xương quay và xương trụ. Tập vận động sớm khớp khuỷu, khớp cổ tay. 2. Điều trị không mổ: Gãy cành tươi hoặc gãy ít di lệch: Nắn kéo nhẹ nhàng theo trục chi. - Bột cánh – cẳng – bàn tay rạch dọc, khuỷu để gấp 90, bột để 6 – 8 tuần - ( trẻ em) và 10 –12 tuần (người lớn). Gãy 1/3 dưới cẳng tay ít di lệch: Vô cảm: Trẻ em: gây tê tĩnh mạch; Người lớn: gây tê tại chỗ, hoặc gây - tê đám rối thần kinh cánh tay. Cách nắn: - + Bệnh nhân nằm ngửa. Cánh tay dạng ngang 90. Khuỷu để gấp vuông góc. Nên gây mê. Đặt băng vải kéo ngược lại, đặt ở 1/3 dưới cánh tay, cố định vào móc ở tường, chèn 1 miếng ván rộng ở giữa 2 băng vải cho rộng, khỏi ép cánh tay. + Người kéo dùng 1 bàn tay nắm ngón cái bệnh nhân, kéo theo hướng trục cẳng tay, ...

Tài liệu được xem nhiều: