Danh mục

Xác định giá bán là một nghệ thuật

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 143.35 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu xác định giá bán là một nghệ thuật, kinh doanh - tiếp thị, kế hoạch kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định giá bán là một nghệ thuật Xác định giá bán là một nghệ thuậtXác định giá bán thế nào, làm sao thu hút được khách hàng vàkhiến họ hào hứng bỏ tiền ra mua, làm sao đưa ra mức giá vừacó tính cạnh tranh, vừa không quá thiệt... là cả một vấn đề. Cónhững mặt hàng mà giá rẻ chưa chắc đã dễ bán bằng giá đắt.Điều này liên quan đến tâm lý “tiền nào của nấy”. Với từng doanh nghiệp, định giá bán sản phẩm là chuyện thường ngày ở huyện và không ít người coi đó là chuyện nhỏnhư con thỏ. Song việc định giá và niêm yết giá, trên thực tế, lại không hề đơn giản. Định giá không những là một vấn đề khoa học nghiêm túc mà còn là ... nghệ thuật nữa. Khoa học hay nghệ thuật?Về lý luận, ai cũng biết là giá cả xoay quanh giá trị của hàng hóa.Nhưng sản phẩm thì càng ngày càng phức tạp, giá cả lại chịu quá nhiều yếu tố chi phối nên chuyện giá cả thoát ly giá trị khôngcòn là chuyện xưa nay hiếm. Có thể thấy rõ điều này qua sự chi phối của quan hệ cung cầu đến giá cả hàng hóa. Khi cung lớn hơn cầu, giá hàng hóa sẽ rẻ đi, nhiều lúc thấp xa so với giá trị.Ngược lại, khi cầu lớn hơn cung, giá sẽ đắt lên và cái gọi là giá trị sẽ phải bước sang một bên để nhường chỗ cho giá trị sử dụng lên ngôi. Đó là lý do nhiều nhà sản xuất kinh doanh cố gắng cho ra sảnphẩm vào lúc ít người có, nguồn cung khan hiếm. Thí dụ, đối vớinông sản, người ta cố gắng tạo ra các loại giống trái vụ hoặc tìm ra phương pháp bảo quản để rau quả vẫn có thể xuất hiện trên sạp dù mùa thu hoạch đã qua từ lâu. Trong công nghiệp cũng vậy, dưới tác động của cung và cầu, sản phẩm đơn chiếc, làm thủ công bao giờ cũng đắt hơn sản phẩm sản xuất đại trà trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Khoa học thì tính toán như thế. Tuy nhiên, trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt, xác định giá bán thế nào, làm sao thu hútđược khách hàng và khiến họ hào hứng bỏ tiền ra mua, làm saođưa ra mức giá vừa có tính cạnh tranh, vừa không quá thiệt... là cả một vấn đề. Nó liên quan đến nhiều yếu tố mang tính tâm lý, văn hóa, tập tục và đôi khi ... cả tâm linh nữa! Những con số bí ẩnNhân nói đến văn hóa và tâm linh, người phương Đông (nhất là Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam) không hiểu sao rất chuộngsố 8, số 9. Đi xe, ai cũng muốn chọn biển 8 nút hay 9 nút hoặc sốđôi là 8 và 9. Có điện thoại cũng muốn mua sim có đuôi 8, đuôi 9.Những biển số xe, số sim được coi là đẹp có thể được bán với giá rất cao ở Trung Quốc và Hongkong. Người Nhật cũng rất thích số 8, 9 nên giá bán hay được thiết kế để có đuôi 80, 90 hoặc 800, 900.Người Trung Quốc ưa số 9 có thể vì nhớ đến câu cửu cửu thậpthành, thể hiện mong muốn trọn vẹn, lâu bền. Vì thế, đồ phục vụ cưới ở Trung Quốc thường có giá gồm các số 9, ví dụ chăn gagiá 99 tệ, giường cưới 999 tệ, nhẫn cười 1299 tệ... Giá bán ở đây như lời chúc lứa đôi mãi mãi hạnh phúc bên nhau nên rất được các đôi uyên ương ưa thích và sản phẩm đương nhiên là bán chạy.Có số được chuộng thì cũng có số bị ... ghét. Người Hoa rất ghét số 250 vì coi đó là biểu hiện của sự ngu muội, ngốc nghếch.Hàng hóa niêm yết giá đó rất khó bán. Điều này cũng giống nhưngười phương Tây ghét con số 13 vậy. Người Hoa còn ghét số 4vì đồng âm với từ tử . Một người bạn tôi từ Trung Quốc về cho biết, bên đó giá các căn hộ ở cao ốc số 4 thường thấp hơn một chút so với các căn hộ ở cao ốc số 5, số 8. Thế mới biết giá cả cũng phụ thuộc tâm linh! Tuy nhiên, yếu tố tâm linh cũng chỉ ảnh hường đến một số loạigiá cả mà thôi. Trong 10 con số tự nhiên cũng chỉ có vài số mang đậm yếu tố hên, xui. Việc sử dụng những con số còn lại và cả10 con số trong việc định giá, xét cho cùng, là nghệ thuật sắp xếpchữ số của doanh nghiệp. Tại sao có mặt hàng giá niêm yết rất lẻnhưng cũng có mặt hàng giá niêm yết rất chẵn? Tại sao hàng nàygiá phải cao mới bán được bởi đặt giá thấp sẽ chẳng có ai mua? Có vị tiến sĩ chia sẻ: đằng sau mỗi giá bán là cả một triết lý. Cầu thực và cầu tiện Nếu có dịp vào các cửa hàng Trung Quốc bạn sẽ thấy giá niêm yết của họ rất lẻ. Ví dụ, chai nước ngọt 5,5 tệ, 4,9 tệ, 6,9 tệ... ở Đài Loan hay Hồng Kông cũng vậy. Tại sao giá lẻ vậy? Bởi nóhợp với tâm lý tiết kiệm của người tiêu dùng. Mỗi khách hàng khi xem giá đều hy vọng giá của sản phẩm phù hợp với giá trị của nó. Việc yết giá lẻ tạo cảm giác người bán đã tính toán cặn kẽ các chi phí, khiến người mua có cảm giác giá đó là chân thực, đáng tin cậy. Cho nên, không lạ gì khi cửa hàng niêm yết giá khăn tay 14.500đ thì bán chạy mà 15.000đ thì bán chậm. Niêm yết giá lẻ chính là đánh vào tâm lý cầu thực của người tiêu dùng.Nhưng trong xã hội hiện đại, người ta còn coi trọng thời gian và hiệu quả. Nhiều người rất thích sự tiện lợi và nhanh chóng. Đểđáp ứng tâm lý cầu tiện, nhà kinh doanh lại phải đưa ra các loại giá chẵn. Tờ báo giá 2.000đ chứ không phải 1.800đ, cây kem 5.000đ chứ không phải 4.800đ hay 5.200đ v.v... Người muakhông muốn mất thì giờ để chờ nhận lại 1, 2 trăm đồng tiền thừa. Giá lẻ trong trường hợp này sẽ bị coi là làm mất thời gian. Thửnhìn vào những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày mà xem. Bạn sẽ thấy chẳng ai yết giá bát phở 15.500đ hoặc tô bún 14.500đ. Chỉ có thể là 15.000đ hoặc 15.000đ mà thôi!Bạn có thể vẫn thấy một số sản phẩm có giá lẻ dù tâm lý cầu tiệnnói rằng, chúng phải có giá chẵn. Đó là do người sản xuất muốndành số tiền thừa cho đại lý hưởng. Thí dụ, khi các tòa soạn yết giá tờ báo 1.900đ, họ hiểu rằng sẽ có rất ít người mua báo chờ lấy lại 100đ và số tiền đó đương nhiên thuộc về người bán báo, giúp họ kiếm thêm chút đỉnh.Tất nhiên, không chỉ hàng tiêu dùng hàng ngày người ta mới yếtgiá chẵn. Nhiều mặt hàng ...

Tài liệu được xem nhiều: