Xác định glucosamine trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe bằng phương pháp CE-C4D
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 1,011.69 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phương pháp điện di mao quản sử dụng detector độ dẫn không tiếp xúc (CE-C4D) với các ưu điểm như đơn giản, hiệu quả, chi phí thấp đã được nghiên cứu nhằm xác định glucosamine trong mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Bài viết Xác định glucosamine trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe bằng phương pháp CE-C4D trình bày việc tối ưu điều kiện phân tích glucosamine bằng CE-C4D.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định glucosamine trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe bằng phương pháp CE-C4D Nghiên cứu khoa học Xác định glucosamine trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe bằng phương pháp CE-C4D Đặng Thị Huyền My1, Nguyễn Thị Ngọc Ly1, Đỗ Yến Nhi1, Vũ Tùng Lâm1, Đinh Thị Dịu2, Kiều Thị Lan Phương1,3, Hoàng Quốc Anh1, Trần Cao Sơn3, Nguyễn Thị Minh Thư1, Nguyễn Quang Huy1,4*, Nguyễn Thị Ánh Hường† 1 Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam 2 Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam 3 Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, Hà Nội, Việt Nam 4 Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên, Việt Nam (Ngày đến tòa soạn: 04/05/2022; Ngày chấp nhận đăng: 04/06/2022) Tóm tắt Phương pháp điện di mao quản sử dụng detector độ dẫn không tiếp xúc (CE-C4D) với các ưu điểm như đơn giản, hiệu quả, chi phí thấp đã được nghiên cứu nhằm xác định glucosamine trong mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Điều kiện phân tích được lựa chọn bao gồm: đệm Tris/Ace 10 mM; pH 5,0; chiều cao bơm mẫu 25 cm; thời gian bơm mẫu 30 s; thế tách +20 kV. Phương pháp thu được giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của glucosamine tương ứng là 8,00 ppm và 26,67 ppm. Đường chuẩn được xây dựng trong khoảng nồng độ glucosamine từ 20 đến 1000 ppm cho hệ số tương quan tuyến tính tốt (R2 = 0,9993). Độ lặp được đánh giá qua độ lệch chuẩn tương đối (RSD) của thí nghiệm lặp lại (n = 3) nằm trong khoảng 1,28% đến 2,33%, cho thấy phương pháp có độ lặp lại tốt. Độ thu hồi của glucosamine trong các mẫu thêm chuẩn đạt giá trị từ 95,2% đến 102,3%. Phương pháp đã được áp dụng để xác định hàm lượng glucosamine trong 10 mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe với kết quả dao động trong khoảng từ 432,1 mg/viên đến 855,3 mg/viên. So với công bố trên nhãn, hàm lượng các dạng glucosamine phân tích được có sự sai khác trong khoảng từ -14,5% đến +8,0%. Kết quả đã được phân tích đối chứng bằng phương pháp HPLC-FLD do Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia thực hiện, cho thấy sự tương đồng giữa hai phương pháp (sai khác dưới 15%). Từ khóa: Glucosamine, CE-C4D, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Glucosamine là một amino-monosaccharide (Hình 1), là nguyên liệu tổng hợp proteoglycan- một chất có vai trò quan trọng đối với sụn và các mô xương khớp [1]. Glucosamine đồng thời ức chế enzym phá hủy sụn khớp như collagenase, phospholinase A2 * Điện thoại: 0944100039 Email: huydhydncs@gmail.com † Điện thoại: 0946593969 Email: nguyenthianhhuong@hus.edu.vn Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm - tập 5, số 3, 2022 243 Xác định glucosamine trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe... và giảm gốc tự do superoxide phá hủy tế bào sinh sụn, kích thích sản xuất mô liên kết của xương, giảm quá trình mất canxi của xương [1-2]. Glucosamine còn làm tăng sản xuất chất nhầy dịch khớp nên làm tăng khả năng bôi trơn của dịch khớp, giúp giảm ma sát giữa các khớp và giảm đau. Vì thế, glucosamine không chỉ làm giảm triệu chứng của thoái hóa khớp (đau, cứng khớp, khó vận động) mà còn ngăn bệnh tiến triển, phục hồi cấu trúc sụn khớp, không chỉ điều trị triệu chứng mà còn giúp điều trị tận gốc [3-4]. Hình 1. Công thức cấu tạo của glucosamine Glucosamine được bổ sung chủ yếu bằng thuốc uống với liều dùng từ 1250-1500 mg/ngày [5-6]. Các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung glucosamine trên thị trường có ba dạng chính: glucosamine sulfate, glucosamine hydrochloride và N-acetyl glucosamine, trong đó dạng muối sulfate được cho là dễ hấp thu, dung nạp tốt nhất và cho hiệu quả nhất trong điều trị [5]. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung glucosamine được sản xuất trong nước, cũng như nhập khẩu từ nước ngoài như Nhật, Mỹ, Úc,... Để đánh giá chất lượng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chứa glucosamine, việc xây dựng và thẩm định các phương pháp phân tích glucosamine trong loại mẫu này là rất cần thiết. Hiện nay, nhiều phương pháp đã được sử dụng để xác định glucosamine trong nguyên liệu, dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe bao gồm: phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) [6-8], quang phổ hấp thụ phân tử (UV-Vis) [9-10], điện di mao quản (CE) [11- 12]. Trong đó, phương pháp CE được sử dụng ngày càng phổ biến, tùy thuộc vào cấu trúc phân tử, tính chất hóa lý, nồng độ, giới hạn cho phép của glucosamine mà lựa chọn detector phù hợp như detector độ dẫn, khối phổ (MS/MS), detector UV,... Hệ thiết bị CE-C4D có các ưu điểm như gọn nhẹ, hiệu quả tách cao, tốn ít hóa chất và mẫu phân tích, có thể tối ưu hóa để phân tích tại chỗ hoặc ra hiện trường [13]. Do đó, trong nghiên cứu này, phương pháp điện di mao quản sử dụng detector độ dẫn không tiếp xúc (CE-C4D) được sử dụng nhằm xác định hàm lượng glucosamine trong các mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Trong nghiên cứu này, hàm lượng của glucosamine được xác định trong các mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) dạng viên nang cứng hoặc viên nén. 244 Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm - tập 5, số 3, 2022 Đặng Thị Huyền My, Nguyễn Thị Ngọc Ly, Đỗ Yến Nhi, … Nguyễn Thị Ánh Hường 2.2 Hóa chất, chất chuẩn - Các hóa chất, chất chuẩn sử dụng trong nghiên cứu này đều thuộc loại tinh khiết phân tích bao gồm: - Chất chuẩn: Glucosamine hydrochloride (độ tinh khiết > 99 %) được cung cấp từ hãng Sigma- Aldrich (Mỹ). Dung dịch chuẩn gốc 1000 ppm: cân chính xác khoảng 0,025 gam chất chuẩn glucosamine hydrochloride, hòa tan bằng nước deion vào bình định mức 25 mL và định mức đến vạch. Dung dịch chuẩn làm việc được chuẩn bị bằng cách pha loãng với tỷ lệ thích hợp từ chuẩn gốc để đường chuẩn nằm trong khoảng 20- ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định glucosamine trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe bằng phương pháp CE-C4D Nghiên cứu khoa học Xác định glucosamine trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe bằng phương pháp CE-C4D Đặng Thị Huyền My1, Nguyễn Thị Ngọc Ly1, Đỗ Yến Nhi1, Vũ Tùng Lâm1, Đinh Thị Dịu2, Kiều Thị Lan Phương1,3, Hoàng Quốc Anh1, Trần Cao Sơn3, Nguyễn Thị Minh Thư1, Nguyễn Quang Huy1,4*, Nguyễn Thị Ánh Hường† 1 Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam 2 Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam 3 Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, Hà Nội, Việt Nam 4 Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên, Việt Nam (Ngày đến tòa soạn: 04/05/2022; Ngày chấp nhận đăng: 04/06/2022) Tóm tắt Phương pháp điện di mao quản sử dụng detector độ dẫn không tiếp xúc (CE-C4D) với các ưu điểm như đơn giản, hiệu quả, chi phí thấp đã được nghiên cứu nhằm xác định glucosamine trong mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Điều kiện phân tích được lựa chọn bao gồm: đệm Tris/Ace 10 mM; pH 5,0; chiều cao bơm mẫu 25 cm; thời gian bơm mẫu 30 s; thế tách +20 kV. Phương pháp thu được giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của glucosamine tương ứng là 8,00 ppm và 26,67 ppm. Đường chuẩn được xây dựng trong khoảng nồng độ glucosamine từ 20 đến 1000 ppm cho hệ số tương quan tuyến tính tốt (R2 = 0,9993). Độ lặp được đánh giá qua độ lệch chuẩn tương đối (RSD) của thí nghiệm lặp lại (n = 3) nằm trong khoảng 1,28% đến 2,33%, cho thấy phương pháp có độ lặp lại tốt. Độ thu hồi của glucosamine trong các mẫu thêm chuẩn đạt giá trị từ 95,2% đến 102,3%. Phương pháp đã được áp dụng để xác định hàm lượng glucosamine trong 10 mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe với kết quả dao động trong khoảng từ 432,1 mg/viên đến 855,3 mg/viên. So với công bố trên nhãn, hàm lượng các dạng glucosamine phân tích được có sự sai khác trong khoảng từ -14,5% đến +8,0%. Kết quả đã được phân tích đối chứng bằng phương pháp HPLC-FLD do Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia thực hiện, cho thấy sự tương đồng giữa hai phương pháp (sai khác dưới 15%). Từ khóa: Glucosamine, CE-C4D, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Glucosamine là một amino-monosaccharide (Hình 1), là nguyên liệu tổng hợp proteoglycan- một chất có vai trò quan trọng đối với sụn và các mô xương khớp [1]. Glucosamine đồng thời ức chế enzym phá hủy sụn khớp như collagenase, phospholinase A2 * Điện thoại: 0944100039 Email: huydhydncs@gmail.com † Điện thoại: 0946593969 Email: nguyenthianhhuong@hus.edu.vn Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm - tập 5, số 3, 2022 243 Xác định glucosamine trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe... và giảm gốc tự do superoxide phá hủy tế bào sinh sụn, kích thích sản xuất mô liên kết của xương, giảm quá trình mất canxi của xương [1-2]. Glucosamine còn làm tăng sản xuất chất nhầy dịch khớp nên làm tăng khả năng bôi trơn của dịch khớp, giúp giảm ma sát giữa các khớp và giảm đau. Vì thế, glucosamine không chỉ làm giảm triệu chứng của thoái hóa khớp (đau, cứng khớp, khó vận động) mà còn ngăn bệnh tiến triển, phục hồi cấu trúc sụn khớp, không chỉ điều trị triệu chứng mà còn giúp điều trị tận gốc [3-4]. Hình 1. Công thức cấu tạo của glucosamine Glucosamine được bổ sung chủ yếu bằng thuốc uống với liều dùng từ 1250-1500 mg/ngày [5-6]. Các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung glucosamine trên thị trường có ba dạng chính: glucosamine sulfate, glucosamine hydrochloride và N-acetyl glucosamine, trong đó dạng muối sulfate được cho là dễ hấp thu, dung nạp tốt nhất và cho hiệu quả nhất trong điều trị [5]. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung glucosamine được sản xuất trong nước, cũng như nhập khẩu từ nước ngoài như Nhật, Mỹ, Úc,... Để đánh giá chất lượng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chứa glucosamine, việc xây dựng và thẩm định các phương pháp phân tích glucosamine trong loại mẫu này là rất cần thiết. Hiện nay, nhiều phương pháp đã được sử dụng để xác định glucosamine trong nguyên liệu, dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe bao gồm: phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) [6-8], quang phổ hấp thụ phân tử (UV-Vis) [9-10], điện di mao quản (CE) [11- 12]. Trong đó, phương pháp CE được sử dụng ngày càng phổ biến, tùy thuộc vào cấu trúc phân tử, tính chất hóa lý, nồng độ, giới hạn cho phép của glucosamine mà lựa chọn detector phù hợp như detector độ dẫn, khối phổ (MS/MS), detector UV,... Hệ thiết bị CE-C4D có các ưu điểm như gọn nhẹ, hiệu quả tách cao, tốn ít hóa chất và mẫu phân tích, có thể tối ưu hóa để phân tích tại chỗ hoặc ra hiện trường [13]. Do đó, trong nghiên cứu này, phương pháp điện di mao quản sử dụng detector độ dẫn không tiếp xúc (CE-C4D) được sử dụng nhằm xác định hàm lượng glucosamine trong các mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Trong nghiên cứu này, hàm lượng của glucosamine được xác định trong các mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) dạng viên nang cứng hoặc viên nén. 244 Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm - tập 5, số 3, 2022 Đặng Thị Huyền My, Nguyễn Thị Ngọc Ly, Đỗ Yến Nhi, … Nguyễn Thị Ánh Hường 2.2 Hóa chất, chất chuẩn - Các hóa chất, chất chuẩn sử dụng trong nghiên cứu này đều thuộc loại tinh khiết phân tích bao gồm: - Chất chuẩn: Glucosamine hydrochloride (độ tinh khiết > 99 %) được cung cấp từ hãng Sigma- Aldrich (Mỹ). Dung dịch chuẩn gốc 1000 ppm: cân chính xác khoảng 0,025 gam chất chuẩn glucosamine hydrochloride, hòa tan bằng nước deion vào bình định mức 25 mL và định mức đến vạch. Dung dịch chuẩn làm việc được chuẩn bị bằng cách pha loãng với tỷ lệ thích hợp từ chuẩn gốc để đường chuẩn nằm trong khoảng 20- ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phương pháp CE-C4D Phương pháp điện di mao An toàn vệ sinh thực phẩm Sức khỏe cộng đồngTài liệu liên quan:
-
6 trang 334 0 0
-
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước chanh dây (Passiflora edulis) có ga
8 trang 137 0 0 -
Tiểu luận: Tính toán thiết kế mô hình Biogas
16 trang 125 0 0 -
52 trang 49 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
55 trang 48 0 0 -
11 trang 41 0 0
-
Tác động thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi đến hành vi mua thực phẩm hữu cơ
12 trang 41 0 0 -
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men củ kiệu (Allium chinense)
8 trang 40 0 0 -
dinh dưỡng cận đại, độc học, an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng: phần 2 - nxb y học
208 trang 39 0 0 -
67 trang 35 0 0