Bài viết phân tích quy trình xây dựng bài tập có nội dung thực hành thí nghiệm nhằm trang bị kiến thức về kĩ năng thực hành hóa học, góp phần phát triển năng lực thực hành cho học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực thực hành hoá học cho học sinh ở trường phổ thông
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 72-78
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0071
XÂY DỰNG BÀI TẬP HOÁ HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
THỰC HÀNH HOÁ HỌC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Phạm Thị Bình1 , Đỗ Thị Quỳnh Mai1 , Hà Thị Thoan2
Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Khoa Tự nhiên, Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên
Tóm tắt. Thí nghiệm hoá học có vai trò quan trọng trong việc hình thành năng lực thực
hành hoá học cho học sinh, là cơ sở cho quá trình học tập - nhận thức của học sinh. Bài tập
hóa học có nội dung thực hành là một trong những phương tiện hữu hiệu trong việc phát
triển năng lực thực hành hoá học cho học sinh. Trên cơ sở đề xuất cấu trúc năng lực thực
hành hoá học của học sinh, bài báo phân tích quy trình xây dựng bài tập có nội dung thực
hành thí nghiệm nhằm trang bị kiến thức về kĩ năng thực hành hoá học, góp phần phát triển
năng lực thực hành cho học sinh.
Từ khóa: Bài tập thực hành thí nghiệm, năng lực thực hành hoá học, bài tập hoá học.
1.
Mở đầu
Năng lực thực hành hoá học là một trong những năng lực đặc thù của môn Hoá học cần
được phát triển cho học sinh (HS) ở trường phổ thông. Để hình thành và phát triển năng lực này,
trước tiên giáo viên (GV) cần trang bị hệ thống kiến thức về kĩ năng thực hành giúp HS hiểu được
nguyên tắc, mục tiêu, nội dung và phương pháp thực hành thí nghiệm (TN). Bài tập thực hành TN
là một phương tiện hiệu quả trong việc hình thành kiến thức về kĩ năng thực hành cho HS. Hiện
nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu về việc sử dụng bài tập hóa học có nội dung thực hành trong
dạy học, tuy nhiên hệ thống bài tập còn ít, chưa thật sự khai thác được các kĩ năng thực hành hóa
học một cách hệ thống, đa dạng và phong phú. Đồng thời nhiều GV còn lúng túng trong việc xây
dựng loại bài tập này do thiếu tài liệu hướng dẫn về phương pháp xây dựng. Do đó, trong bài báo
này, chúng tôi trình bày cấu trúc năng lực thực hành hoá học, đề xuất quy trình xây dựng bài tập
thực hành TN và giới thiệu một số bài tập thực hành TN trong dạy học hoá học ở trường phổ thông.
2.
2.1.
Nội dung nghiên cứu
Năng lực thực hành hoá học
Từ việc nghiên cứu các quan điểm về phát triển năng lực thực hành của một số tác giả,
chúng tôi quan niệm rằng:
Năng lực thực hành hoá học là khả năng HS có thể sử dụng các dụng cụ TN, hoá chất để
tiến hành thành công các TN hoá học; quan sát, mô tả hiện tượng TN và xử lí các thông tin liên
quan đến TN để rút ra kết luận cần thiết.
Ngày nhận bài: 10/3/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2016.
Liên hệ: Phạm Thị Bình, e-mail: ptbinhdhsp@gmail.com
72
Xây dựng bài tập Hoá học nhằm phát triển năng lực thực hành Hoá học cho học sinh...
Theo tài liệu [1], năng lực thực hành hoá học bao gồm:
- Năng lực tiến hành thí nghiệm, sử dụng TN an toàn, biểu hiện:
+ Hiểu và thực hiện đúng nội quy, quy tắc an toàn phòng TN.
+ Nhận dạng và lựa chọn được dụng cụ và hóa chất để làm TN.
+ Hiểu được tác dụng và cấu tạo của các dụng cụ và hóa chất cần thiết để làm TN.
+ Lựa chọn các dụng cụ và hóa chất cần thiết chuẩn bị cho các TN.
+ Lắp các bộ dụng cụ cần thiết cho từng TN, hiểu được tác dụng của từng bộ phận, biết
phân tích sự đúng sai trong cách lắp.
+ Tiến hành độc lập một số TN hóa học đơn giản.
+ Tiến hành có sự hỗ trợ của giáo viên một số thí nghiệm hóa học phức tạp.
- Năng lực quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng TN và rút ra kết luận, thể hiện:
+ Biết cách quan sát, nhận ra được các hiện tượng TN.
+ Mô tả chính xác các hiện tượng TN.
- Năng lực xử lí thông tin liên quan đến TN: Giải thích một cách khoa học các hiện tượng
TN đã xảy ra, viết được các phương trình hóa học và rút ra những kết luận cần thiết.
Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc xây dựng bài tập thực hành TN, chúng tôi xác định cấu trúc
năng lực thực hành hoá học gồm bốn năng lực thành phần với 12 tiêu chí dưới đây:
Năng lực thành
phần
I. Lập kế hoạch
thực hiện TN
II. Tiến hành TN
III. Quan sát, mô tả
hiện tượng TN
IV. Xử lí thông tin
liên quan đến TN
2.2.
Biểu hiện (Tiêu chí đánh giá)
1) Xác định mục đích TN.
2) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến TN hoá học (điều kiện xảy ra
phản ứng, yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng,...)
3) Đề xuất TN (dụng cụ, hóa chất và cách tiến hành).
4) Dự đoán hiện tượng TN.
5) Nhận dạng và lựa chọn dụng cụ, hóa chất thích hợp.
6) Lắp được bộ dụng cụ TN.
7) Thực hiện các thao tác TN.
8) Xử lí hoá chất độc hại sinh ra trong TN,dụng cụ hóa chất trước và sau
TN.
9) Xác định được các chi tiết cần quan sát trong TN.
10) Mô tả được các yếu tố thay đổi trong quá trình TN.
11) Nhận ra mối liên hệ giữa hiện tượng TN với các kiến thức có liên
quan.
12) Viết phương trình hóa học minh họa, giải thích hiện tượng TN.
13) Thực hiện các phép tính toán cần thiết (nếu có)
14) Phát biểu được kết luận cần thiết từ TN.
Quy trình xây dựng bài tập thực hành thí nghiệm
Bài tập thực ...