Tài liệu Bảng thành phần thực phẩm ở Việt Nam: Phần 1 giới thiệu tới các bạn những nhóm thực phẩm mang lại nguồn dinh dưỡng cao như ngũ cốc và các sản phẩm chế biến, khoai củ và sản phẩm chế biến, hạt, quả giàu đạm, béo và sản phẩm chế biến; rau, quả, củ dùng làm rau; quả chính, dầu, mỡ, bơ; thịt và sản phẩm chế biến. Mời các bạn tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng bảng thành phần thực phẩm ở Việt Nam: Phần 1 BỘ Y TẾ VIỆN DINH DƯỠNG ^][ BẢNG THÀNH PHẦNTHỰC PHẨM VIỆT NAMVIETNAMESE FOOD COMPOSITION TABLE NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC BỘ Y TẾ VIỆN DINH DƯỠNG ^]^] BẢNG THÀNH PHẦN THỰC PHẨM VIỆT NAM VIETNAMESE FOOD COMPOSITION TABLE1. Chỉ đạo biên soạn: PGS. TS. Nguyễn Công Khẩn PGS. TS. Hà Thị Anh Đào2. Thư ký biên soạn: ThS. Lê Hồng Dũng3. Ban biên soạn: PGS. TS. Nguyễn Công Khẩn PGS. TS. Nguyễn Thị Lâm PGS. TS. Hà Thị Anh Đào ThS. Lê Hồng Dũng TS. Lê Bạch Mai KS. Nguyễn Văn Sĩ5. Cố vấn chuyên môn: GS. TSKH. Hà Huy Khôi GS. TS. Bùi Minh Đức6. Kỹ thuật vi tính: KS. Nguyễn Tùng Lâm NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC, 2007 MỤC LỤCLời mở đầu iiiGiới thiệu Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam ivMột số nguyên tắc xây dựng Bảng thành phần thực phẩm viTHÀNH PHẦN CÁC CHẤT DINH DƯỠNGNhóm 1: Ngũ cốc và sản phẩm chế biến 1Nhóm 2: Khoai củ và sản phẩm chế biến 24Nhóm 3: Hạt, quả giàu đạm, béo và sản phẩm chế biến 50Nhóm 4: Rau, quả, củ dùng làm rau 83Nhóm 5: Quả chín 209Nhóm 6: Dầu, mỡ, bơ 265Nhóm 7: Thịt và sản phẩm chế biến 279Nhóm 8: Thủy sản và sản phẩm chế biến 361Nhóm 9: Trứng và sản phẩm chế biến 420Nhóm 10: Sữa và sản phẩm chế biến 431Nhóm 11: Đồ hộp 440Nhóm 12: Đồ ngọt (đường, bánh, mứt, kẹo) 461Nhóm 13: Gia vị, nước chấm 488Nhóm 14: Nước giải khát, bia, rượu 511ii LỜI NÓI ĐẦUBảng thành phần thực phẩm (Food Composition Table) là một trong những đầu ra nghiêncứu quan trọng trong lĩnh vực Khoa học về thực phẩm (Food science). Bảng thành phầnthực phẩm là một công cụ không thể thiếu trong nghiên cứu về dinh dưỡng, đặc biệt làcác nghiên cứu về khẩu phần ăn uống, dịch tễ học dinh dưỡng và chế độ dinh dưỡng-tiếtchế trong lâm sàng và ăn điều trị cho bệnh nhân. Ngày nay, Bảng thành phần thực phẩmcòn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng chính sách, lập kế hoạch về dinhdưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm cấp quốc gia và gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu dinhdưỡng, từ đó có kế hoạch phát triển sản xuất thực phẩm phù hợp. Đây cũng là tài liệu gốcphục vụ giảng dạy, nghiên cứu và triển khai công tác giáo dục dinh dưỡng cho cộngđồng, cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn thực phẩm phù hợp với tình hình sức khoẻ.Trong điều kiện hội nhập hiện nay với một thị trường thực phẩm Việt nam ngày càng đadạng, nhiều đòi hỏi thông tin không chỉ là các chất dinh dưỡng và phi dinh dưỡng trongthực phẩm mà cần có thông tin về các chất chống oxy hóa, các hợp chất có hoạt tính sinhhọc đóng vai trò quan trọng bảo vệ, nâng cao sức khoẻ và phòng chống bệnh tật. Mặtkhác, do sự giao lưu trên thị trường thực phẩm nhập khẩu đang diễn ra mạnh mẽ đòi hỏicác thông tin cập nhật và chi tiết hơn.Chính vì vậy, Viện Dinh dưỡng đã tiến hành nghiên cứu trong nhiều năm về phân tíchthành phần thực phẩm Việt nam, cập nhật, bổ sung và xuất bản Bảng thành phần thựcphẩm Việt nam lần này. Đây cũng là công trình kế thừa, tiếp thu và nâng cao hoàn thiệntừ các công trình “Bảng thành phần hoá học thức ăn Việt Nam xuất bản năm 1972, vàtiếp theo là “Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam xuất bản năm 2000”.Lần biên soạn này, chúng tôi đã cập nhật rất nhiều về thành phần các chất sinh nănglượng, các acid amin, acid béo, acid folic, các loại đường, hàm lượng khoáng, chất xơ, vikhoáng, vitamin và đặc biệt là thành phần hợp chất hoá thực vật trong thực phẩm hiện cótrên thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, lần biên soạn này, chúng tôi đã cố gắng cấu trúcbảng thành phần thực phẩm sao cho tiện tra cứu hơn và đáp ứng các thông tin ở nhiềulĩnh vực mà bạn đọc mong muốn.Do thời gian và điều kiện thực tế còn hạn chế, chắc chắn không tránh khỏi các thiếu sót.Chúng tôi mong các đồng nghiệp và các bạn đọc góp ý để lần xuất bản sau được hoànthiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của công tác nghiên cứu, giảng dạy và ứngdụng trong dinh dưỡng hợp lý, nâng cao sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hà nội ngày 15 tháng 10 năm 2007 VIỆN TRƯỞNG VIỆN DINH DƯỠNG PGS.TS. Nguyễn Công Khẩn ...