Xây dựng, cải tạo chỉnh trang đô thị hướng tới sử dụng và khai thác hiệu quả giá trị kinh tế từ đất đai - Một số vấn đề lý luận, kinh nghiệm và thực tiễn
Số trang: 18
Loại file: pdf
Dung lượng: 355.38 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Vấn đề cải tạo chỉnh trang đô thị được đặt ra đối với một khu vực khi nó không còn thỏa mãn những nhu cầu căn bản của cư dân hoặc chủ thể có quyền quản lý khu vực đó. Biểu hiện của việc cải tạo sự xuống cấp toàn diện của các công trình và hạ tầng cơ sở, sự kém hiệu quả về sử dụng không gian, lạc hậu về mục đích sử dụng, không đảm bảo tính năng cơ bản hoặc xuống cấp về môi trường tự nhiên và xã hội mà không thể sửa chữa bằng các biện pháp cải tạo nhỏ. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng, cải tạo chỉnh trang đô thị hướng tới sử dụng và khai thác hiệu quả giá trị kinh tế từ đất đai - Một số vấn đề lý luận, kinh nghiệm và thực tiễn XÂY DỰNG, CẢI TẠO CHỈNH TRANG ĐÔ THỊ HƯỚNG TỚI SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC HIỆU QUẢ GIÁ TRỊ KINH TẾ TỪ ĐẤT ĐAI - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, KINH NGHIỆM VÀ THỰC TIỄN ThS. Nguyễn Đức Kiên Ths. Nguyễn Thị Phương Thúy ThS. Nguyễn Thị Hoàng Hoa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1. Mở đầu Trong quá trình phát triển, các thành phố cũ luôn cần thiết phải tiến hành cải tạo, chỉnh trang để tạo ra bộ mặt độ thị hiện đại, đáp ứng các nhu cầu của quá trình phát triển. Bản chất của việc cải tạo, chỉnh trang đô thị chính là những công việc làm cho bộ mặt đô thị trở nên hiện đại, khang trang trong một khu vực sẵn có. Nội dung cải tạo, chỉnh trang đô thị bao hàm nhiều hạng mục từ quy hoạch lại chức năng và phát triển không gian; xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị (giao thông, cấp, thoát nước, công viên, cây xanh…), xây dựng các công trình đô thị … Tại Việt Nam, theo thống kê của Tổng hội Xây dựng, cả nước hiện nay có rất nhiều đô thị được xây dựng từ trước năm 1975, thậm chí còn lâu hơn. Đặc biệt, tại Hà Nội và TP.HCM, có không ít đô thị cổ, cũ được xây dựng từ thời Pháp, hiện đang bị xuống cấp nghiêm trọng và chịu sự quá tải về hạ tầng, dân số dưới sức ép của quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên trên thực tế, việc cải tạo, tái thiết các khu đô thị, các nhà chung cư cũ hết thời hạn sử dụng, nguy cơ sụp đổ đề ra hàng chục năm nay nhưng lại diễn ra chậm chạp. Việc cải tạo chỉnh trang tái thiết các ngõ ngách, phường làng cũng chưa thực sự được quan tâm. Đặc biệt, với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, là hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, trong vòng một thập kỷ qua, xây dựng đô thị tại đây bùng nổ, với khá nhiều dự án quy mô hàng trăm, nghìn tỷ đồng, những khu đô thị mới liên tục được dựng lên, các toà nhà cao ốc đồ sộ và hiện đại đã làm thay đổi từng ngày diện mạo của thành phố. Tuy nhiên, cũng trong thời điểm này, công tác quy hoạch xây dựng đô thị, nhất là việc tìm lời giải cho bài toán cải tạo và phát triển chưa thực sự tiến bước tiến dài để theo kịp với tốc độ đô thị hoá. Kết quả là, thành phố đã phải trả giá tương đối đắt cho sự quá tải và hàng loạt những bất cập trong các đô thị trung tâm. Xét riêng khía cạnh chung cư cũ, sau nhiều năm tiến hành cải tạo, Hà Nội mới chỉ xây dựng lại được 16/1.516 toà chung cư cũ. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam hiện có hơn 3 triệu m2 mặt sàn các khu tập thể cũ, được xây dựng trước năm 1991, là nơi sinh sống của hơn 100.000 hộ gia đình, với khoảng 300.000 nhân khẩu. Riêng tại Hà Nội, theo khảo sát của Sở Xây dựng Hà Nội, Thành phố hiện có 1.516 chung cư cũ có quy mô từ 2 - 5 tầng, chủ yếu được xây dựng từ năm 1960 đến cuối những năm 529 1980. Các công trình này tập trung ở 4 quận nội thành cũ (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng) với 935 công trình. Sau hàng chục năm sử dụng, do áp lực về diện tích ở và sự yếu kém về quản lý, 100% các khu chung cư đều có việc cơi nới, xây dựng lấn chiếm đất lưu không, sân chung. Cùng đó, việc cải tạo, sửa chữa tùy tiện đã dẫn đến thấm dột khu vệ sinh, ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của kết cấu công trình... Đến hiện nay, tại nhiều khu chung cư cũ, tình trạng úng ngập khi mưa bão xảy ra khá thường xuyên và phần lớn các tòa chung cư cũ không có hệ thống phòng cháy chữa cháy... Trong khi đó, mới có khoảng 1% số chung cư cũ được cải tạo hoặc di dời và với tiến độ như vậy, Hà Nội sẽ phải mất 100 năm mới có thể hoàn thành kế hoạch cải tạo, xây mới hệ thống các chung cư cũ. Bên cạnh nhu cầu cải tạo, chỉnh trang tại các công trình đã cũ và xuống cấp, nhu cầu xây dựng, cải tạo chỉnh trang đô thị còn đến từ những vấn đề thực tiễn phát sinh của quá trình đô thị hóa, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Hà Nội là Thủ đô của cả nước với lịch sử 1000 năm phát triển và mới đây được mở rộng địa giới hành chính (năm 2008) lên gấp 3 lần so với trước đây với diện tích 3.324 km2, dân số trên 7 triệu người và tiếp tục tăng lên hàng năm. Trong quá trình phát triển đô thị, cùng với việc đầu tư xây dựng các công trình và khu đô thị mới, việc cải tạo chỉnh trang đô thị ở Hà Nội là việc làm thường xuyên, liên tục Một trong những trở ngại chính cho hoạt động xây dựng, cải tạo chỉnh trang đô thị là việc anỳ luôn đòi hỏi một lượng lớn vốn đầu tư, không chỉ phân bổ cho việc thiết kế, thi công các công trình, dự án phát triển, mà còn dành một tỷ trọng khá lớn trong tổng mức đầu tư để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư cho người dân. Bên cạnh đó, là việc các doanh nghiệp có tiềm lực về vốn nhưng chưa sẵn sàng tham gia vào các dự án đầu tư cải tạo chỉnh trang đô thị. Và mặc dù bản thân hoạt động cải tạo chỉnh trang đô thị cũng tạo ra những lợi thế và nguồn lực mới, tuy nhiên từ trước đến nay Nhà nước không khai thác được mà chủ yếu rơi vào một số đối tượng như chủ đầu tư, một số người dân không bị di dời. 2. Tổng quan về xây dựng, cải tạo chỉnh trang đô thị Vấn đề cải tạo chỉnh trang đô thị được đặt ra đối với một khu vực khi nó không còn thỏa mãn những nhu cầu căn bản của cư dân hoặc chủ thể có quyền quản lý khu vực đó. Biểu hiện của việc cải tạo sự xuống cấp toàn diện của các công trình và hạ tầng cơ sở, sự kém hiệu quả về sử dụng không gian, lạc hậu về mục đích sử dụng, không đảm bảo tính năng cơ bản hoặc xuống cấp về môi trường tự nhiên và xã hội mà không thể sửa chữa bằng các biện pháp cải tạo nhỏ. Thông thường, các hoạt động sửa chữa cải tạo, cải tạo và nâng cấp tại các khu đô thị được gọi là cải tạo đô thị. Về lý thuyết, thuật ngữ cải tạo chỉnh trang đô thị hàm chứa nhiều nội dung và hoạt ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng, cải tạo chỉnh trang đô thị hướng tới sử dụng và khai thác hiệu quả giá trị kinh tế từ đất đai - Một số vấn đề lý luận, kinh nghiệm và thực tiễn XÂY DỰNG, CẢI TẠO CHỈNH TRANG ĐÔ THỊ HƯỚNG TỚI SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC HIỆU QUẢ GIÁ TRỊ KINH TẾ TỪ ĐẤT ĐAI - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, KINH NGHIỆM VÀ THỰC TIỄN ThS. Nguyễn Đức Kiên Ths. Nguyễn Thị Phương Thúy ThS. Nguyễn Thị Hoàng Hoa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1. Mở đầu Trong quá trình phát triển, các thành phố cũ luôn cần thiết phải tiến hành cải tạo, chỉnh trang để tạo ra bộ mặt độ thị hiện đại, đáp ứng các nhu cầu của quá trình phát triển. Bản chất của việc cải tạo, chỉnh trang đô thị chính là những công việc làm cho bộ mặt đô thị trở nên hiện đại, khang trang trong một khu vực sẵn có. Nội dung cải tạo, chỉnh trang đô thị bao hàm nhiều hạng mục từ quy hoạch lại chức năng và phát triển không gian; xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị (giao thông, cấp, thoát nước, công viên, cây xanh…), xây dựng các công trình đô thị … Tại Việt Nam, theo thống kê của Tổng hội Xây dựng, cả nước hiện nay có rất nhiều đô thị được xây dựng từ trước năm 1975, thậm chí còn lâu hơn. Đặc biệt, tại Hà Nội và TP.HCM, có không ít đô thị cổ, cũ được xây dựng từ thời Pháp, hiện đang bị xuống cấp nghiêm trọng và chịu sự quá tải về hạ tầng, dân số dưới sức ép của quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên trên thực tế, việc cải tạo, tái thiết các khu đô thị, các nhà chung cư cũ hết thời hạn sử dụng, nguy cơ sụp đổ đề ra hàng chục năm nay nhưng lại diễn ra chậm chạp. Việc cải tạo chỉnh trang tái thiết các ngõ ngách, phường làng cũng chưa thực sự được quan tâm. Đặc biệt, với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, là hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, trong vòng một thập kỷ qua, xây dựng đô thị tại đây bùng nổ, với khá nhiều dự án quy mô hàng trăm, nghìn tỷ đồng, những khu đô thị mới liên tục được dựng lên, các toà nhà cao ốc đồ sộ và hiện đại đã làm thay đổi từng ngày diện mạo của thành phố. Tuy nhiên, cũng trong thời điểm này, công tác quy hoạch xây dựng đô thị, nhất là việc tìm lời giải cho bài toán cải tạo và phát triển chưa thực sự tiến bước tiến dài để theo kịp với tốc độ đô thị hoá. Kết quả là, thành phố đã phải trả giá tương đối đắt cho sự quá tải và hàng loạt những bất cập trong các đô thị trung tâm. Xét riêng khía cạnh chung cư cũ, sau nhiều năm tiến hành cải tạo, Hà Nội mới chỉ xây dựng lại được 16/1.516 toà chung cư cũ. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam hiện có hơn 3 triệu m2 mặt sàn các khu tập thể cũ, được xây dựng trước năm 1991, là nơi sinh sống của hơn 100.000 hộ gia đình, với khoảng 300.000 nhân khẩu. Riêng tại Hà Nội, theo khảo sát của Sở Xây dựng Hà Nội, Thành phố hiện có 1.516 chung cư cũ có quy mô từ 2 - 5 tầng, chủ yếu được xây dựng từ năm 1960 đến cuối những năm 529 1980. Các công trình này tập trung ở 4 quận nội thành cũ (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng) với 935 công trình. Sau hàng chục năm sử dụng, do áp lực về diện tích ở và sự yếu kém về quản lý, 100% các khu chung cư đều có việc cơi nới, xây dựng lấn chiếm đất lưu không, sân chung. Cùng đó, việc cải tạo, sửa chữa tùy tiện đã dẫn đến thấm dột khu vệ sinh, ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của kết cấu công trình... Đến hiện nay, tại nhiều khu chung cư cũ, tình trạng úng ngập khi mưa bão xảy ra khá thường xuyên và phần lớn các tòa chung cư cũ không có hệ thống phòng cháy chữa cháy... Trong khi đó, mới có khoảng 1% số chung cư cũ được cải tạo hoặc di dời và với tiến độ như vậy, Hà Nội sẽ phải mất 100 năm mới có thể hoàn thành kế hoạch cải tạo, xây mới hệ thống các chung cư cũ. Bên cạnh nhu cầu cải tạo, chỉnh trang tại các công trình đã cũ và xuống cấp, nhu cầu xây dựng, cải tạo chỉnh trang đô thị còn đến từ những vấn đề thực tiễn phát sinh của quá trình đô thị hóa, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Hà Nội là Thủ đô của cả nước với lịch sử 1000 năm phát triển và mới đây được mở rộng địa giới hành chính (năm 2008) lên gấp 3 lần so với trước đây với diện tích 3.324 km2, dân số trên 7 triệu người và tiếp tục tăng lên hàng năm. Trong quá trình phát triển đô thị, cùng với việc đầu tư xây dựng các công trình và khu đô thị mới, việc cải tạo chỉnh trang đô thị ở Hà Nội là việc làm thường xuyên, liên tục Một trong những trở ngại chính cho hoạt động xây dựng, cải tạo chỉnh trang đô thị là việc anỳ luôn đòi hỏi một lượng lớn vốn đầu tư, không chỉ phân bổ cho việc thiết kế, thi công các công trình, dự án phát triển, mà còn dành một tỷ trọng khá lớn trong tổng mức đầu tư để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư cho người dân. Bên cạnh đó, là việc các doanh nghiệp có tiềm lực về vốn nhưng chưa sẵn sàng tham gia vào các dự án đầu tư cải tạo chỉnh trang đô thị. Và mặc dù bản thân hoạt động cải tạo chỉnh trang đô thị cũng tạo ra những lợi thế và nguồn lực mới, tuy nhiên từ trước đến nay Nhà nước không khai thác được mà chủ yếu rơi vào một số đối tượng như chủ đầu tư, một số người dân không bị di dời. 2. Tổng quan về xây dựng, cải tạo chỉnh trang đô thị Vấn đề cải tạo chỉnh trang đô thị được đặt ra đối với một khu vực khi nó không còn thỏa mãn những nhu cầu căn bản của cư dân hoặc chủ thể có quyền quản lý khu vực đó. Biểu hiện của việc cải tạo sự xuống cấp toàn diện của các công trình và hạ tầng cơ sở, sự kém hiệu quả về sử dụng không gian, lạc hậu về mục đích sử dụng, không đảm bảo tính năng cơ bản hoặc xuống cấp về môi trường tự nhiên và xã hội mà không thể sửa chữa bằng các biện pháp cải tạo nhỏ. Thông thường, các hoạt động sửa chữa cải tạo, cải tạo và nâng cấp tại các khu đô thị được gọi là cải tạo đô thị. Về lý thuyết, thuật ngữ cải tạo chỉnh trang đô thị hàm chứa nhiều nội dung và hoạt ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xây dựng đô thị Cải tạo đô thị Giá trị kinh tế từ đất đai Bộ mặt độ thị hiện đại Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị Công tác giải phóng mặt bằngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị
55 trang 47 0 0 -
Các biện pháp chuẩn bị kỹ thuật
13 trang 46 0 0 -
1 trang 40 0 0
-
Một số vấn đề về phát triển hệ thống đô thị Việt Nam
4 trang 38 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp chuyên nghành cầu
236 trang 35 0 0 -
Thiết kế quy hoạch tổng thể đô thị
42 trang 34 0 0 -
Bài giảng Cơ sở quy hoạch và kiến trúc: Bài 1 - ThS. Lại Thị Ngọc Diệp
47 trang 34 0 0 -
Giáo trình Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị
2 trang 34 0 0 -
Bài giảng Quy hoạch chung xây dựng đô thị - Chương 5: Đối tượng và mục tiêu
41 trang 33 0 0 -
54 trang 31 0 0