Danh mục

Xây dựng cảm xúc tích cực cho học sinh trung học sơ sở tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 550.07 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này dựa trên các kết quả nghiên cứu về sức khỏe tinh thần tại các trường trung học cơ sở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn vào năm 2017 giữa tổ chức Tổ chức ChildFund Australia tại Vietnam đã phối hợp với khoa Công tác xã hội trường Đại Học Sư phạm Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng cảm xúc tích cực cho học sinh trung học sơ sở tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2020-0012 Social Sciences, 2020, Volume 65, Issue 2, pp. 96-103 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn XÂY DỰNG CẢM XÚC TÍCH CỰC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC SƠ SỞ TẠI HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN Nguyễn Thị Bích Liên và Mai Thị Thúy Hảo* Tổ chức ChildFund Australia tại Vietnam Tóm tắt. Bài báo này dựa trên các kết quả nghiên cứu về sức khỏe tinh thần tại các trường trung học cơ sở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn vào năm 2017 giữa tổ chức Tổ chức ChildFund Australia tại Vietnam đã phối hợp với khoa Công tác xã hội trường Đại Học Sư phạm Hà Nội. Nghiên cứu đã chỉ ra tỉ lệ học sinh bị rỗi nhiễu tinh thần và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần học đường và hoạt động thử nghiệm ngăn ngừa cảm xúc tiêu cực ở học sinh trong giai đoạn này. Bài báo đã đánh giá hiệu quả can thiệp của các hoạt động tăng cường cảm xúc tích cực cho học sinh và khuyến nghị một số biện pháp của công tác xã hội trường học để hỗ trợ học sinh tại các trường THCS huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tinh thần của học sinh. Từ khóa: Cảm xúc tích cực, sức khỏe tinh thần, học sinh THCS, công tác xã hội trường học. 1. Mở đầu Giai đoạn vị thành niên là thời kì chuyển tiếp từ trẻ em thành người lớn, được đánh dấu bằng những thay đổi chưa từng có trong tất cả các lĩnh vực của đời sống con người, bao gồm cả thay đổi về thể chất, tâm lí và sự thay đổi về các quan hệ xã hội nhằm đáp ứng những nhiệm vụ của sự phát triển. Rất nhiều vấn đề vị thành niên cần phải đối diện như áp lực học tập, các quan hệ học đường, quan hệ xã hội. Tâm lí cá nhân mà trong đó khả năng làm chủ cảm xúc của bản thân là một khó khăn rất đặc trưng ở lứa tuổi này. Những vấn đề sức khỏe của vị thành niên – thanh niên có ảnh hưởng và để lại hậu quả nặng nề cho cả cuộc đời của họ về sau. Vì vậy sức khỏe của nhóm người trẻ tuổi này là yếu tố then chốt cần đầu tư vì sự tiến bộ và phát triển kinh tế – xã hội cho mỗi quốc gia và toàn cầu. Các nghiên cứu trên thế giới và một số nghiên cứu ở Việt Nam chỉ ra thực trạng tỉ lệ vị thành niên gặp phải các vấn đề SKTT dao động từ 11%-39%, tùy thuộc vào nhóm đối tượng nghiên cứu, công cụ, địa bàn và thời điểm nghiên cứu [theo Hoàng Cẩm Tú-1]. Các nghiên cứu của Hoa Kì công bố năm 2013 cũng chỉ ra các rối loạn tâm thần rất phổ biến ở vị thành niên, ước tính có khoảng 20% thanh thiếu niên ở quốc gia này được chẩn đoán gặp vấn đề rối nhiễu [2]. Trong nghiên cứu công bố 2015 tại Mỹ, có 11%-20% trẻ có vấn đề rối nhiễu cảm xúc tại một thời điểm nghiên cứu bất kì; tại thời điểm 16 tuổi, có đến 39% trẻ ở quốc gia này có vấn đề rối nhiễu cảm xúc hoặc rối nhiễu hành vi [3]. Kết quả của cuộc điều tra quy mô quốc gia về trẻ Vị thành niên và thanh thiếu niên (tuổi từ 14 đến 25) lần thứ hai do Tổng cục Dân số và Tổng cục thống kê tiến hành năm (2008) với hơn Ngày nhận bài: 27/1/2020. Ngày sửa bài: 1/2/2020. Ngày nhận đăng: 15/2/2020. Tác giả liên hệ: Mai Thị Thúy Hảo. Địa chỉ e-mail: haomt@childfund.org.vn 96 Xây dựng cảm xúc tích cực cho học sinh trung học cơ sở tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn 10.000 mẫu khảo sát ở 63 tỉnh thành Việt Nam cho thấy: 73,1% thanh thiếu niên từng có cảm giác buồn chán; 27,6% đã trải qua cảm giác rất buồn hoặc thấy mình là người không có ích và không muốn hoạt động như bình thường; 21,3% từng cảm thấy hoàn toàn thất vọng về tương lai; 4,1% đã nghĩ đến chuyện tự tử. So với cuộc điều tra lần thứ nhất vào 2003, tỉ lệ thanh thiếu niên trải qua cảm giác buồn chán đã tăng lên từ 32% đến 73% [1]. Kết quả của đề tài: Bước đầu nghiên cứu của về sức khoẻ tâm thần của học sinh ở một số trường THCS tại Hà Nội” do TS. BS Hoàng Cẩm Tú chủ trì cũng cho thấy: có từ 15 – 25% trẻ có các biểu hiện rối loạn tâm lí ở các dạng khác nhau, từ rối loạn hành vi, rối loạn dạng ranh giới đến các rối loạn về mặt xúc [4]. Tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng và Cs. công bố kết quả của đề tài Nghiên cứu rối nhiễu cảm xúc và cơ chế ứng phó ở học sinh trung học cơ sở. Kết quả nghiên cứu chỉ ra trong tổng số khách thể nghiên cứu có 19,5 học sinh có biểu hiện ở mức trung bình, có 5,1% học sinh có biểu hiện ở mức khá nặng và nặng [5]. Như vậy, các kết quả nghiên cứu thực trạng trẻ em và trẻ vị thành niên gặp phải vấn đề sức khỏe tâm thần tại các quốc gia trên thế giới chỉ ra một tỉ lệ rất đa dạng, khoảng dao động từ 8,8% lên đến 39%. Xuất phát từ các vấn đề sức khỏe tâm thần trên thế giới và ở Việt Nam ngày càng gia tăng nên các quốc gia đã quan tâm, xây dựng các chương trình, chính sách phòng ngừa và can thiệp sức khỏe tinh thần. Ví dụ tại Mỹ: Các vụ bạo lực học đường, tỉ lệ học sinh bỏ học, trầm cảm, các hành ...

Tài liệu được xem nhiều: