Danh mục

Xây dựng câu hỏi trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 621.98 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thông qua việc khảo sát và đánh giá hệ thống câu hỏi trong phần hướng dẫn đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành, bài viết đề xuất mô hình câu hỏi trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 ở trường trung học phổ thông. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng câu hỏi trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực144 XÂY DỰNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1975 Ở TRƯỜNG THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TS. Nguyễn Thu Hường1 ThS. Lê Thị Bích Hảo2 Tóm tắt: Thông qua việc khảo sát và đánh giá hệ thống câu hỏi trong phần hướng dẫn đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành, bài viết đề xuất mô hình câu hỏi trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 ở trường trung học phổ thông. Các câu hỏi được đề xuất vừa tuân thủ quy trình dạy học đọc hiểu, vừa giúp học sinh phát triển năng lực đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam giai đoạn này nói riêng cũng như đọc hiểu văn bản văn học nói chung. Từ khóa: Câu hỏi, dạy học đọc hiểu, năng lực, truyện ngắn1. Đặt vấn đề Câu hỏi (CH) có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày nói chungvà trong dạy học nói riêng. Trong dạy học, CH là phương tiện để giáo viên (GV)giao nhiệm vụ, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh (HS); kiểm tra, đánhgiá quá trình và kết quả học tập của HS; góp phần phát huy tính tích cực, chủđộng và hình thành năng lực ở người học. Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy nhưng hiện nay, hầu như các CH trongdạy học đọc hiểu văn bản (VB) nói chung, dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Namgiai đoạn 1945 – 1975 trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 12 nói riêng chưa thựcsự hướng dẫn HS đọc theo loại thể; chưa theo các giai đoạn trong quá trình đọc;chưa có những CH yêu cầu HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào giảiquyết các tình huống trong học tập và trong cuộc sống, v.v. Đặc biệt, những CHnày chưa thống nhất theo một mô hình nhất định. Điều này dẫn đến tình trạng cùng1 TS. Nguyễn Thu Hường, Trường ĐHGD-ĐHQGHN Email: huongnt80@vnu.edu.vn. ĐT: 09833626862 ThS. Lê Thị Bích Hảo, Công ty Cổ phần Đầu tư xuất bản – thiết bị giáo dục Việt Nam Email: bichhao62@gmail.com. ĐT: 01669442499XÂY DỰNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM... 145một loại thể, thậm chí cùng là tác phẩm của một tác giả, nhưng với mỗi VB, SGKlại hướng dẫn HS đọc hiểu theo một cách khác nhau; HS đọc tác phẩm nào biết tácphẩm đó; HS lúng túng khi đọc VB mới (không có trong SGK) - mặc dù đó là VBcùng thể loại, cùng tác giả; HS không vận dụng được nhiều kiến thức, kĩ năng vàogiải quyết các tình huống trong học tập và thực tiễn nhờ kết quả đọc hiểu, v.v. Cũngvì thế, HS khó có thể hình thành được năng lực đọc hiểu VB. Qua việc tham khảo một số tài liệu dạy học đọc hiểu VB của một số quốcgia trên thế giới, có thể thấy những tài liệu này đã đưa ra mô hình CH đọc hiểucho mỗi loại VB. Những mô hình ấy là những chỉ dẫn về phương pháp dạy học(PPDH) và kiểm tra đánh giá của GV đối với quá trình và kết quả học tập của HStheo định hướng phát triển năng lực. Vì vậy, rất cần phải xây dựng mô hình CHtrong dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 ở trườngTHPT theo định hướng phát triển năng lực để góp phần đổi mới PPDH đọc hiểuVB văn học và phát triển ở người học năng lực đọc hiểu truyện ngắn Việt Namgiai đoạn 1945 – 1975 nói riêng, đọc hiểu VB văn học nói chung.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Mô hình CH trong dạy học đọc hiểu VB văn học Theo Từ điển Tiếng Việt, [8, tr.638], “mô hình” là 1) Vật cùng hình dạngnhưng làm thu nhỏ lại nhiều, mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật khác đểtrình bày và nghiên cứu; 2) Hình thức diễn đạt hết sức ngắn gọn theo một ngônngữ nào đó các đặc trưng chủ yếu của một đối tượng để nghiên cứu đối tượng ấy.Dựa vào khái niệm “mô hình” theo nghĩa thứ hai, có thể thấy việc biểu diễn lại đốitượng bằng mô hình dưới dạng nhỏ hơn, ngắn gọn hơn không làm mất đi thuộc tínhđặc trưng của đối tượng mà vẫn thể hiện đúng và đủ những đặc trưng, đảm bảo đốitượng vẫn là nó chứ không biến thành một cái gì khác không phải nó. Vì thế, mô hình CH trong dạy học đọc hiểu VB văn học có thể được hiểu làhình thức diễn đạt ngắn gọn các đặc trưng chủ yếu của hệ thống CH cốt lõi/nòngcốt được sử dụng trong quá trình dạy học đọc hiểu VB. Các CH cốt lõi/nòng cốttrong mô hình là những CH mà dạy bất cứ VB nào thuộc cùng một thể loại cũngcần hỏi để đạt được mục đích dạy học và hình thành kĩ năng đọc hiểu VB cùngloại. Các CH trong mô hình xoay quanh những hoạt động chính mà HS cần thựchiện, mức độ thực hiện hoạt động đó và những yếu tố đặc trưng của thể loại. Thứtự các CH trong mô hình về cơ bản là thứ tự các CH xuất hiện trong quy trình dạyhọc đọc hiểu VB. Từ mô hình CH, GV có thể cụ thể hóa thành những câu hỏi cụthể với các mức độ, hình thức diễn đạt khác nhau; kết hợp với n ...

Tài liệu được xem nhiều: